- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)
Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát 3 loại xoắn khuẩn.
Các Treponema.
Các Leptospira.
Các Borrelia.
Leptospira gồm nhiều chủng khác nhau có thể chia làm 2 loại:
Loại không gây bệnh chiếm đa số, chúng sống khắp nơi trong tự nhiên.
Loại gây bệnh sống ký sinh ở động vật và gây bệnh cho động vật đó.
Ở Viêt Nam bệnh do Leptospira thường xảy ra ở nhiều rơi, nhiều địa phương có ổ dịch lưu hành.
Đặc điểm sinh vật học
Đặc điểm về hình thái
Leptospira là một lọai xoắn khuẩn nhỏ dài 4 - 20 µm, rộng 0,1- 0,2 µm đầu uốn cong như hình chiếc móc câu, dưới kính hiễn vi nền đen các vòng xoắn đều và sát nhau. Vi khuẩn bắt màu tốt với phương pháp nhuộm thấm bạc vi khuẩn bắt màu nâu đen.
Tính chất nuôi cấy
Leptospira có thể phát triển trên môi trường nuôi cấy nhân tạo. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thích hợp 28 - 30 0C. pH hơi kiềm 7,2 - 7,5. Môi trường nuôi cấy xoắn khuẩn Leptospira cần phải có huyết thanh thỏ tươi như môi trường Terskich, môi trường Korthof. Trong các môi trường này xoắn khuẩn Leptospira mọc chậm khoảng 1 tuần, làm môi trường đục nhẹ. Ngoài ra vi khuẩn có thể phát triển trong phôi gà .
Tính chất đề kháng
Leptospira đề kháng kém, vi khuẩn có thể sống lâu trong nước có pH kiềm nhẹ ở nhiệt độ trên 22 0C. Leptospira bị giết chết khi đun ở 50 0C trong 10 phút nhưng chịu được lạnh, trong bệnh phẩm tạng phủ của chuột giữ ở tủ lạnh vi khuẩn này có thể sống đến 25 ngày. Ở pH axit vi khuẩn bị giết chết nhanh chóng, các hóa chất có tác dụng bề mặt như xà phòng và hóa chất phenol giết chết vi khuẩn dể dàng.
Leptospira nhạy cảm với nhiều kháng sinh như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.
Tính chất kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của Leptospira rất khác nhau tùy theo mổi chủng. Vi khuẩn này có kháng nguyên thân, bản chất hóa học là polysaccaride, gồm 2 yếu tố đặc hiệu cho loài có tính chất cố định bổ thể, và yếu tố đặc hiệu nhóm có tính chất ngưng kết.
Hiện nay ở Việt Nam chọn 12 chủng Leptospira dùng trong chẩn đoán huyết thanh học gồm L. australis; L.autumnalis; L.bataviae; L. canicola; L.soi; L. grippotyphosa; L.hebdomadis; L.ictero-hemorrhagie; L.mitis; L. pomona; L.saxkoebing; L. sejroe.
Khả năng gây bệnh
Dịch tễ học
Vi khuẩn Leptospira gây bệnh thường ký sinh ở cơ thể động vật, thường nhất là chuột, vi khuẩn này gây nên nhiễm trùng thể ẩn ở chuột và chúng được đào thải ra môi trường bên ngoài qua nước tiểu của chuột gây nhiễm bẩn nguồn nước, vùng đất ẩm, các hồ nước tù đọng, vũng nước ở các hầm mỏ. Trong điều kiện thuận lợi pH kiềm và nhiệt độ trên 22oC vi khuẩn sống khá lâu ở những nơi này.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những chổ da bị xây xát, qua niêm mạc, hoặc da lành nhưng ngâm lâu trong nước. Do vậy bệnh thường gặp ở những người làm ruộng, thợ hầm mỏ, thợ rừng hoặc những người tắm hoặc lội ở các hầm nước bị nhiễm bẩn vi khuẩn Leptospira.
Bệnh hiếm khi được truyền qua vết cắn của chuột. Bệnh xảy ra ở cả 2 giới, gặp ở mọi lứa tuổi, không có mùa rõ rệt..
Bệnh lý ở người
Thời gian ủ bệnh 2 - 26 ngày, bệnh đặc trưng bởi hội chứng nhiễm khuẩn nặng đồng thời các biểu hiện của tổn thương nhiều hệ thống cơ quan.
Hội chứng màng não.
Hội chứng tổn thương gan và thận.
Hội chứng xuất huyết.
Bệnh thường kéo dài 9 - 12 ngày. Các trường hợp nặng tử vong do tổn thương nặng ở nhiều cơ quan và suy thận. Tuy nhiên sự hồi phục thường hoàn toàn, không để lại di chứng ở các cơ quan, thời gian hồi phục kéo dài 1 - 2 tháng.
Bệnh ở động vật
Động vật nhạy cảm là chuột, sau khi tiêm vào màng bụng chuột xoắn khuẩn gây bệnh, bệnh khởi phát với sốt vàng da và xuất huyết ở nhiều tạng phủ. Chuột chết mổ tử thi chuột tìm được nhiều xoắn khuẩn ở gan chuột.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán trực tiếp
Lấy bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu bệnh nhân trong tuần lể đầu. Soi tươi vi khuẩn dưới kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm xoắn khuẩn bằng nhuộm Fontana -Tribondeau.
Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường Terskich hoặc Korthoff. Khảo sát vi khuẩn phát triển trong các môi trường này.
Tiêm truyền vào chuột lang là kỷ thuật phân lập tin cậy, khảo sát bệnh ở chuột, tìm xoắn khuẩn Leptospira ở các tạng phủ chuột.
Tìm acid nucleic của các Leptospira có thể thực hiện bằng thử nghiệm lai DNA hoặc PCR.
Chẩn đoán huyết thanh học
Có nhiều phản ứng huyết thanh học khác nhau, thông dụng và đặc hiệu cao là phản ứng ngưng kết Martin- Pettit, còn gọi là phản ứng ngưng kết tan. Trộn huyết thanh bệnh nhân với hỗn dịch có vi khuẩn Leptospira, nếu huyết thanh bệnh nhân có kháng thể tương ứng, các vi khuẩn sẽ ngưng kết sau đó vi khuẩn bị ly giải.
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Biện pháp chung:
Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người tiếp xúc với nguồn lây, diệt chuột.
Biện pháp đặc hiệu
Dùng vaccine phòng bệnh được dùng ở một số nước.
Điều trị
Nhiều kháng sinh có hiệu quả tốt với Leptospira như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.
Biện pháp điều trị hổ trợ.
Bài viết cùng chuyên mục
Những vấn đề hiện nay của vi sinh vật y học
Từ khi vi sinh vật học trưởng thành cho đến nay con người đã có khả năng dần dần chế ngự được bệnh nhiễm trùng. Nhưng con đường chế ngự
Sự vận chuyển di truyền ở vi khuẩn
Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật
Lậu cầu khuẩn gây bệnh (neisseria gonorrhoeae)
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1 đến 2 giờ.
Phản ứng kết hợp bổ thể của kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Trong hệ thống 1, kháng nguyên được cho tác dụng với kháng thể. Nếu kháng nguyên và kháng thể phản ứng đặc hiệu thì tất cả lượng bổ thể kết hợp vào phức hợp kháng nguyên kháng thể.
Phản ứng kết tủa của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.
Hantavirrus
Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.
Phòng ngừa và điều trị bệnh virus bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu
Những biện pháp kể trên góp phần đáng kể để giải quyết bệnh virus, nhưng việc thực hiện đòi hỏi nhiều công sức và tiền của.
Phân loại virus trong vi sinh y học
Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật
Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.
Trực khuẩn than (bacillus anthracis)
Trực khuẩn than đi đến các hạch lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết và xâm nhập vào các cơ quan.
Coxsackievirus và Echovirus
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học
Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo, nguyên sinh động vật và virus. Trước khi khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm hai giới: giới động vật và giới thực vật.
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán vi sinh vật
Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng kháng thể gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng thể - kháng kháng thể.
Escherichia coli vi khuẩn đường ruột
E.coli lên men nhiều loại đường sinh axit và sinh hơi như: Glucose, lactose, ramnose; indol dương tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính.
Ứng dụng của Bacteriophage trong y học
Phage được sử dụng để định type phage ở vi khuẩn. Mỗi loài vi khuẩn có thể gồm nhiều type phage khác nhau do bản chất của receptor ở vi khuẩn đối với các phage khác nhau.
Rotavirus gây nhiễm trùng hô hấp
Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe kích thước hạt virus là 65, 70 nm. Axit nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus.
Não mô cầu khuẩn gây bệnh (neisseria meningitidis)
Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolat.
Khả năng gây bệnh của virus
Nhiễm virus không biểu lộ, nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh
Hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào
Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy . Do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào.
Virus viêm gan A (hepatitis a virus HAV)
So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 60 độ C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus.
Sinh lý của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.
Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Chlamydia vi khuẩn gây bệnh
Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas -Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu.
Coronavirus gây bệnh cho người
Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43.
Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (clostridium botulinum)
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.