Virus viêm gan A (hepatitis a virus HAV)

2017-07-12 07:15 PM

So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 60 độ C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh viêm gan đã được đề cập trong y văn cổ Trung Quốc và từ thời Hy Lạp cổ, nhưng mãi đến những năm 60 của thế kỷ trước các virus gây viêm gan mới dần dần được phát hiện và nghiên cứu sâu hơn trong suốt 4 thập kỷ qua. Hiện nay các virus viêm gan được biết gồm: Virus viêm gan A (HAV), viêm gan virus B (HBV), virus viêm gan C (HCV), virus viêm gan D (virus Delta) và virus E (HEV).

Virus viêm gan A thuộc họ Picornaviridae, và thuộc typ 72 của Enterovirus.

Đặc điểm sinh học

Cấu tạo

Virus trưởng thành có kích thước 27nm hạt virus không có vỏ ngoài, được cấu tạo gồm 4 polypeptid có khối lượng phân tử khác nhau được ký hiệu từ VP1- VP4. Capsid của virus có đối xứng hình khối gồm 32 capsome, genome của virus chứa ARN một sợi có trọng lượng phân tử 2,25x106 dalton.

Đề kháng

So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 600C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus. HAV đề kháng với dung môi hữu cơ như ether, axit. Nó bị bât hoạt khi tiếp xúc với formaldehyt 1/4000, chlorua Hg 1mg/lit/ 30 phút hoặc chiếu tia cực tím.

Nhân lên của virus

HAV nhân lên trong nguyên tương tế bào gan, tế bào bị xâm nhiễm giải phóng hạt virus vào máu gây nhiễm virus máu rồi được thải qua mật vào trong phân. HAV có thể nhân lên ở nhiều tổ chức nuôi cấy tế bào khác:

Tổ chức nuôi cấy tế bào một lớp nguyên phát khỉ.

Tế bào thận thai khỉ.

Tế bào chuyển dạng của phôi khỉ.

Trong các tổ chức nuôi cấy tế bào, sự nhân lên của virus này không gây nên hiệu ứng tế bào bệnh lý. Tuy nhiên sự hiện diện của HAV trong tổ chức nuôi cấy tế bào có thể theo dõi bằng nhiều kỹ thuật khác nhau:

Kính hiển vi điện tử.

Miễn dịch huỳnh quang.

Miễn dịch phóng xạ (RIA) và miễn dịch liên kết enzyme.

Miễn dịch

Kháng thể kháng HAV (anti-HAV) được xác định trong huyết thanh bệnh nhân trong giai đoạn bệnh cấp tính khi hoạt tính enzyme aminotransferase máu tăng cao và virus được thải ra trong phân. Đáp ứng miễn dịch sớm chủ yếu là kháng thể lớp IgM, kháng thể này có thể tồn tại trong nhiều tháng. Trong giai đoạn hồi phục anti-HAV chủ yếu thuộc lớp IgG, anti-HAV có tính chất bảo vệ bệnh nhân chống lại sự tái nhiễm trùng.

Khả năng gây bệnh

Dịch tễ học

Sự truyền bệnh xảy ra giữa người và người do ăn thức ăn và uống nước bị nhiễm phân. Sự lan rộng viêm gan do HAV thường xảy ra ở những nơi đông dân, đời sống thiếu vệ sinh. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, dịch viêm gan do virus A có tính chất địa phương, tản phát hoặc các vụ dịch nhỏ, các vụ dịch thường xảy ra vào cuối thu và đầu mùa đông. Bệnh gặp ở mọi lứa tuôi, trẻ em bệnh lành tính hoặc không có triệu chứng, tuổi càng lớn nhiễm trùng càng nặng.

Gây bệnh cho người

Sau khi ăn thức ăn bị nhiễm HAV. Chúng nhân lên ở đường tiêu hóa đến định vị ở gan, gây virus máu và khởi phát sự nhiễm trùng.

Thời gian ủ bệnh 14 - 50 ngày phát bệnh với chán ăn mệt mỏi, sốt, nhức đầu, vàng da xuất hiện 1- 2 tuần sau khi bị bệnh, nước tiểu đậm màu, gan to đau, enzyme  aminotransferase tăng cao trong máu. Bệnh thuyên giảm vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5 vơi sự biến mất các triệu chứng, thời kỳ hồi phục cần 1- 2 tháng sau. Sau khi khỏi bệnh viêm gan do HAV không thấy có tình trạng viêm gan mạn tính.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Chẩn đoán trực tiếp

HAV được bài xuất trong phân bắt đầu từ 1- 2 tuần trước khi bị bệnh và kéo dài đến 4 tuần do vậy có thể tìm virus trong phân bằng thử nghiệm miễn dịch phóng xa hoặc miễn dịch kính hiển vi điện tử..

Phân lập virus trên tổ chức nuôi cấy tế bào đã được thực hiện trước đây trong nghiên cứu, hiện nay không thực hiện vì nuôi cấy virus này rất khó khăn.

Các kỷ thuật sinh học phân tử như dot blots, lai RNA, RT-PCR có thể xác định được RNA của HAV trong gan, trong huyết thanh và phân của người bệnh  

Chẩn đoán huyết thanh học

Xác định kháng thể anti-HAV trong huyết thanh bệnh nhân bằng các kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA), miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), đặc biệt tìm kháng thể anti-HAV lớp IgM.

Phòng bệnh và điều trị

Phòng bệnh

Vệ sinh nguồn nước uống, vệ sinh thực phẩm.

Cải thiện điều kiện sống.

Phát hiện và cách ly bệnh nhân bị bệnh.

Miễn dịch thụ động bằng chế phẩm globulin miễn dịch chứa kháng thể anti-HAV. Chế phẩm này dùng cho người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân bị virus viêm gan A. Globulin miễn dịch chứa anti-HAV làm giảm nhẹ chứng bệnh hoặc bệnh chỉ ở thể bán lâm sàng.

Miễn dịch chủ động bằng vaccine giết chết đang được dùng ở nhiều nước, đặc biệt dùng cho những người đi đến những vùng có dịch lưu hành, vaccine sống giảm độc đã có sẳn nhưng chưa được dùng ở người.

Điều trị

Chưa có thuốc trị đặc hiệu. Chủ yếu là nghĩ ngơi, tiết thực và có thể dùng các loại sinh tố.

Bài viết cùng chuyên mục

Virus viêm gan B (hepatitis b virus HBV)

Hạt virus viêm gan B nguyên vẹn có dạng hình cầu có đường kính 42nm (tiểu thể Dane). Vó ngoài của HBV có thể tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân ở dạng hình cầu 22 nm và dạng hình sợi, cả hai dạng này giống nhau về đặc tính sinh hóa và vật lý.

Mycoplasma vi khuẩn gây viêm phổi

Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.

Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)

Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.

Virus Rubella

Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người.

Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.

Phản ứng kết tủa của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.

Kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán vi sinh vật

Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng kháng thể gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng thể - kháng kháng thể.

Adenovirus gây bệnh đường hô hấp

Adenovirus là những virus chứa DNA hai sợi, kích thước virus từ 70 đến 80 nm đường kính, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome.

Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc

Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.

Những đặc điểm của virus

Virus là tác nhân nhiễm trùng nhỏ nhất có thể lọt qua các lọc vi khuẩn, có cấu tạo rất đơn giản. Virus là một đại phân tử nucleoprotein có đặc tính cơ bản của một sinh vật.

Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật

Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.

Phân loại virus trong vi sinh y học

Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.

Virus sởi

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.

Chlamydia vi khuẩn gây bệnh

Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas -Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván (clostridium tetani)

Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.

Proteus vi khuẩn đường ruột

Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.

Epstein barr virus gây tăng bạch cầu đơn nhân

Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào biểu mô mũi hầu (nasopharyn).

Vi sinh học nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc.

Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)

Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt  màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.

Salmonella vi khuẩn đường ruột

Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân, vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào.

Tụ cầu khuẩn gây bệnh (staphylococci)

Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người.

Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh

Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm.

Virus vêm gan E (hepatitis e virus HEV)

Nhiễm trùng do virus viêm gan E trước đây được cho là viêm gan do virus không A- không B truyên qua đường tiêu hóa, virus này trước đây được xếp vào họ Caliciviridae, hiện nay được tách riêng và đang được xếp loại trong thời gian tới.

Các vi khuẩn gây bệnh hoại thư

Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, không di động có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể động vật và người, vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên.

Khả năng gây bệnh của vi sinh vật

Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.