Virus Rubella

2017-07-12 07:55 PM

Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Virus rubella thuộc vào nhóm rubivirus, họ Togaviridae, tuy nhiên virus này có phương thức lây truyền khác với các alphavirus, nó gây nhiễm trùng qua đường hô hấp.

Tính chất của virus

Về cấu trúc virus này có đường kính từ 45-75nm, nó có bao ngoài bằng lipid và trên bề mặt có các gai glycoprotein, capsid bên trong có dạng hình khối đa diện, genôm chứa RNA sợi đơn. 

Virus rubella không gây tan tế bào, nhưng nó gây hiệu ứng tế bào bệnh lý ở mức độ nhất định trên một số tế bào nuôi cấy như tế bào vero, tế bào RK13. Sự nhân lên của virus rubella cản trở sự nhân lên của các virus thuộc họ Picornaviridae khi cho nhiễm loại sau thêm vào. 

Miễn dịch

Virus này chỉ có một typ huyết thanh, và người là túc chủ duy nhất của rubellavirus, sau khi nhiễm virus máu, kháng thể bắt đầu xuất hiện, kháng thể dịch thể có thể ngăn cản sự lan rộng virus, nhưng miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong loại bỏ virus. Miễn dịch thu được sau khi bị nhiễm trùng có vai trò bảo vệ suốt đời. Kháng thể có trong huyết thanh mẹ mang thai ngăn cản được nhiễm trùng cho bào thai. Mặt khác khi kháng thể xuất hiện, phức hợp miễn dịch tạo ra có thể có vai trò trong bệnh sinh của nổi ban và đau khớp trong bệnh rubella.

Dịch tễ học

Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người như nhà trẻ. Nhiễm trùng xảy ra thường ở trẻ em, có khoảng 20% phụ nử trong độ tuổi mang thai chưa bị nhiễm virus này lần nào, nhóm người này có thể bị bệnh.

Lâm sàng

Bệnh rubella là một bệnh lành tính ở trẻ em, bệnh đặc trưng với sốt, hạch lympho lớn và nổi ban. Ở người lớn nhiễm trùng rubella có thể nặng và thường tổn thương ở xương, viêm khớp, giảm tiểu cầu và hiếm hơn viêm não sau nhiễm trùng rubella.

Các tổn thương bẩm sinh: Đây là hâu quả đáng sợ, nhiễm rubella ở mẹ đang mang thai không có kháng thể bảo vệ (do nhiễm trùng trước đây hay tiêm vaccine) có thể gây nên những bất thường cho trẻ. Virus có thể nhân lên ở nhau thai và lây lan cho thai nhi qua đường máu. Ở thai nhi virus có thể nhân lên trong hầu hết các mô của thai, dù virus không làm tan tế bào, nhưng sự phát triển của mô tế bào, sự phân bào, cấu trúc nhiễm sắc thể của tế bào thai nhi bị rối loạn do nhiễm trùng virus. Hậu quả dẫn đến sự phát triển không bình thường cho bào thai. Tính chất bất thường ở thai liên quan đến mô bị nhiễm trùng và giai đoạn phát triển của thai nhi. Bất thường thường lớn có thể gây chết thai, các bất thường sau khi sinh thường gặp gồm đục thủy tinh thể, chậm phát triển về tinh thần kinh, điếc, các bất thường về tim như còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ.....

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Chẩn đoán phòng thí nghiệm chủ yếu dựa vào phản ứng huyết thanh học tìm kháng thể đặc hiệu. Tìm sự hiện diện của kháng thể IgM chỉ điểm nhiễm trùng mới đây, hoặc sự tăng hiệu giá IgG 4 lần ở mẫu huyết thanh lấy vào giai đoạn lành bệnh so với mẫu huyết thanh lấy trong giai đoạn bệnh cấp. Phân lập virus từ các bệnh phẩm chất tiết hô hấp, nước tiểu, máu, dịch nảo tủy trên nuôi cấy tế bào, nhưng biện pháp này ít được thực hiện do quy trình phân lập khá phức tạp. Kỹ thuật RT-PCR nhằm xác định ARN của virus trong các dịch cơ thể.

Phòng ngừa

Cách phòng ngừa tốt nhất là dùng vaccine, ở Hoa kỳ vaccine giảm độc chủng RA27/3 được sử dụng cho trẻ vào lúc trẻ 12 -15 tháng và liều tiêm nhắc vào lúc trẻ 4 - 6 tuổi.

Bài viết cùng chuyên mục

Các kháng nguyên của virus gây bệnh

Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein. Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu.

Các virus herpes simplex

Virus herpes simplex có thể xâm nhiễm hầu hết dòng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ các động vật xương sống như tế bào thận người, tế bào thận thỏ, tế bào ối, tế bào lưỡng bội.

Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.

Các vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người

Khuẩn chí bình thường gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định.

Virus sởi

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.

Adenovirus gây bệnh đường hô hấp

Adenovirus là những virus chứa DNA hai sợi, kích thước virus từ 70 đến 80 nm đường kính, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome.

Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ

Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ,  sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.

Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.

Ảnh hướng của nhân tố vật lý đến sự phát triển của vi sinh vật

Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.

Proteus vi khuẩn đường ruột

Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.

Phòng ngừa và điều trị bệnh virus bằng liệu pháp hóa học

Khác với vi khuẩn, các virus ký sinh bắt buộc bên trong tế bào sống, chúng không có chuyển hóa và sự sao chép của virus hoàn toàn nằm trong tế bào chủ.

Mycoplasma vi khuẩn gây viêm phổi

Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.

Bệnh Virus hợp bào đường hô hấp

Virus hợp bào đường hô hấp là một virus chứa ARN 1 sợi, có kích thước khoảng 65 - 300nm, nhạy cảm với ete và có một cấu trúc giống như cấu trúc của các virus á cúm và sởi.

Trực khuẩn lao (mycobacterium tuberculosis)

Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12 - 24 giờ trong khi của E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R.

Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)

Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.

Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)

Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.

Virus vêm gan D (hepatitis d virus HDV)

Virus viêm gan D còn có tên là virus viêm gan delta, hay virus viêm gan khiếm khuyết vì virus này cần sự hỗ trợ của HBV hoặc virus viêm gan ở sóc (Woodchuck hepatitis virus - WHV) để phát triển.

Coronavirus gây bệnh cho người

Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43.

Virus thủy đậu zona (varicella zoster virus)

Virus phát triển trong các nuôi cấy tế bào như tế bào ối, tế bào xơ non, tế bào lưỡng bội. Sự nhân lên của virus tạo ra các đám tổn thương riêng rẽ lan rộng.

Hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào

Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy . Do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào.

Virus viêm gan C (hepatitis c virus HCV)

Virus viêm gan C có dạng hình cầu đường kính trung bình khoảng 35- 50nm, vỏ bên ngoài là glycoprotein. Genome của virus chứa ARN một sợi mang các gen mã hóa.

Sự nhân lên của virus

Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế bào sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống.

Ảnh hướng của nhân tố hóa học đến sự phát triển của vi sinh vật

Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần.

Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)

Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.

Các virus họ Herpesviridae

Gần đây các virus mới thuộc họ này được mô tả là Human Herpesvirus 6 gây bệnh sốt, hạch cổ lớn và phát ban ở trẻ em, Human herpesvirus 7 vai trò gây bệnh của virus này đang được khảo sát.