Virus dại (rabies virus)

2017-07-12 07:13 PM

Virus dại có hình gậy giống như hình viên đạn, dài 130 - 240nm và đường kính 70 -80nm. Nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, chứa ARN 1 sợi, có một vỏ ngoài mang các gai ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh dại là một loại viêm não -màng não, thường gây tử vong. Tác nhân gây bệnh là virus dại thuộc giống Lyssavirus, nằm trong họ Rhabdoviridae.

Các tính chất của virus

Virus dại có hình gậy giống như hình viên đạn, dài 130 - 240nm và đường kính 70 -80nm. Nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, chứa ARN 1 sợi, có một vỏ ngoài mang các gai ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.

Virus dại nhân lên được trong nhiều hệ thống tế bào người và động vật (tế bào tiên phát, các tế bào lưỡng bội...) Virus nhân lên ở trong bào tương,  các nucleocapsid tập trung lại thành từng đám ở lưới nội bào tạo thành các hạt vùi, còn gọi là tiểu thể Negri.

Virus dại kém bền vững, nó nhạy cảm với ete, ở 56 0C / 3 phút bị khử hoạt tính.

Virus dại chỉ có một typ huyết thanh.

Năm 1882,  Louis Pasteur đã tiêm truyền vào não thỏ chủng virus dại phân lập được từ não động vật bị dại và nhận thấy tính chất gây bệnh của nó yếu đi khi gây lây cho chó bằng đường dưới da, chủng virus này được gọi là chủng virus cố định, khác với các chủng virus dại đường phố mới phân lập được từ chó bị dại.

 

Chủng virus dại cố định

Chủng virus dại đường phố

Thời kỳ ủ bệnh

Ngắn, cố định (7 ngày)

Thay đổi, ngắn hoặc dài tùy theo vị trí vết cắn và độc lực của virus

Khả năng gây bệnh

Yếu

Mạnh

Tạo tiểu thể Negri

Không

Có (80 - 90%)

Dùng để sản xuất vaccine

Được

Không

Khả năng gây bệnh

Sinh bệnh học

Vius thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao cảm bị bong ra làm cho tuyến nước bọt bị nhiễm virus.

Virus dại xâm nhập vào cơ thể thường là qua các tổn thương ở da(vết cắn, vết cào xước, vết liếm...). Virus dại không truyền qua được da lành, nhưng niêm mạc nguyên vẹn vẫn có thể để cho virus xâm nhập được.

Virus nhân lên tại chổ ở vùng xâm nhiễm (cơ, tổ chức liên kết và nhất là các tế bào Schwann  của các dây thần kinh cảm giác) và tiến dọc theo dây thần kinh hướng tâm tới tủy sống rồi lên hệ thống thần kinh trung ương, nhân lên và phá hủy các tế bào thần kinh của vỏ não, vỏ tiểu não, tủy sống. Cuối cùng virus theo đường dây thần kinh ly tâm đi tới tuyến nước bọt. Sự thải virus ra ngoài theo tuyến nước bọt bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước các triệu chứng đầu tiên và kéo dài một vài ngày sau ở động vật. Các mô khác có thể bị nhiễm virus như ở thận, lách, phổi.

Thời kỳ ủ bệnh liên hệ mật thiết với vị trí vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn, do đó người ta còn có ít thời gian để bảo vệ người bị cắn trước khi virus xâm nhập tới hệ thần kinh. Bị nhiều vết cắn, vết cắn sâu, vết cắn vào vùng có nhiều thần kinh thì bệnh rất nặng.

Dịch tễ học

Ổ chứa: là các động vật máu nóng gồm các động vật hoang dại như cáo, chó rừng, chó sói, chồn... lưu hành bệnh dại bệnh tự nhiên, hoặc các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo...Ngoài ra còn thấy virus dại ở tuyến nước bọt của một vài loài dơi như loại dơi hút máu (dơi quỷ) và dơi ăn côn trùng. Dơi thường mang bệnh dại thể ẩn và có thể đào thải virus một thời gian dài. Ở động vật bị dại, virus có mặt trong hệ thống thần kinh, nước bọt, nước tiểu, hạch bạch huyết, sữa, và tồn tại rất ngắn trong môi trường bên ngoài. Cho nên động vật bị bệnh dại là ổ chứa duy nhất của virus và việc nhiễm virus gián tiếp rất hiếm.

Đường lây: Bệnh dại truyền từ động vật này sang động vật khác và sang người qua vết cắn, cào, xước trên da ...có dính nước bọt bị nhiễm virus dại.

Đối tượng cảm nhiễm: người và động vật máu nóng dễ mắc bệnh. Ở nước ta, bệnh dại lưu hành ở hầu hết các địa phương do nuôi chó nhiều nên số người bị chó dại cắn nhiều, số người chết vì bệnh dại cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh dại ở người

Bệnh dại là một bệnh viêm não - màng não, thời kỳ ủ bệnh thay đổi tùy theo vị trí vết cắn và độc lực của virus, có thể từ 1-3 tháng. Thời kỳ khởi phát thường có một hội chứng nhiễm trùng nhẹ, cảm giác bất thường ở chổ cắn, tâm thần không ổn định. Thời kỳ toàn phát có 3 thể lâm sàng:

Thể co giật: hay gặp nhất, dấu hiệu đặc trưng nhất là sợ nước, sợ gió. Bệnh nhân thường chết đột ngột do co thắt các cơ hô hấp.

Thể liệt: khởi đầu là liệt nhẹ một bên hoặc 2 bên hoặc liệt toàn thân (hội chứng Landry), liệt các cơ hô hấp làm bệnh nhân chết.

Thể mất trí: tiến triển thường nguy hiểm.

Khi bệnh dại đã lên cơn thì chết, điều trị chỉ có tác dụng phòng ngừa.

Bệnh dại ở súc vật

Triệu chứng là con vật không bình thường, bỏ ăn hoặc ăn những thứ không ăn được như áo rách, chổi...Tiếng chó sủa biến thành tiếng rú vì các dây thanh âm bị liệt, nước dãi rơi, con vật chạy rong khắp nơi, cắn xé nhiều, uống nước nhiều. Về sau xuất hiện rối loạn hô hấp, chó gầy và liệt rồi chết vào khoảng ngày thứ  5-7.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Về chẩn đoán vi sinh vật bệnh dại đối với người, người ta ít làm bởi vì việc lấy bệnh phẩm rất khó khan, mặc khác nó cuing không có ý nghĩa trng điều trị. Chẩn đoán thường được tiến hành chủ yếu ở các động vật ngi bị dại cắn người cắn người.

Xét nghiệm mô bệnh học

Bệnh phẩm là não của động vật nghi bị dại. Tìm các hạt vùi trong bào tương của tế bào thần kinh, gọi là tiểu thể Negri, nhưng có 10-15% không tìm thấy tiểu thể Negri.

Tìm kháng nguyên virus

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho phép tìm ra các kháng nguyên virus dại trong vài giờ (các hạt vùi bắt màu huỳnh quang trong bào tương) ở trong các tế bào thần kinh, nhất là ở sừng Ammon hoặc tiểu não. Đây là phương pháp tốt nhất.

Phân lập virus

Phân lập virus bằng cách tiêm truyền chất nghiền não hoặc nước bọt vào não chuột nhắt con, sau đó phát hiện các kháng nguyên virus dại trong các tế bào não chuột nhắt con bị chết bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Người ta còn thường phân lập virus trong các nuôi cấy tế bào.

Chẩn đoán huyết thanh không có giá trị trong chẩn đoán.

Điều trị dự phòng

Xử trí vết cắn

Đối với các vết cắn, đã có nhiều phương pháp xử lý khác nhau với mục đích là làm sạch virus hay làm mất hoạt lực của virus.

Xử trí vết cắn càng nhanh càng tốt, có thể xử trí vết cắn như sau:

Rửa bằng dung dịch xà phòng 20% hoặc bằng dung dịch Benzalkonium clorua 20%.

Để hở vết thương.

Gây tê tại chỗ bằng Procain có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của virus.

Khi vết cắn ở chổ nguy hiểm, tiêm huyết thanh chống dạị dưới da phía trên vết cắn.

Điều trị dự phòng bằng vaccine

Việc xử dụng vaccine chống dại với mục đích điều trị dự phòng là có thể được và có hiệu quả nếu điều trị đúng sau khi nhiễm bệnh.

Các vaccine thế hệ thứ nhất như vaccine Fermi simple được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong các mô thần kinh của động vật lớn (tủy hoặc não) gây ra các viêm não dị ứng trầm trọng, có thể dẫn tới tử vong. Ngày nay, người ta xử dụng các vaccine làm từ não chuột nhắt mới đẻ như vaccine Fuenzalida không chứa thành phần dị ứng nên loại vaccine này không gây ra các biến chứng nguy hiểm như các vaccine thế hệ đầu tiên. Người ta cũng sản xuất vaccine dại trên các nuôi cấy tế bào lưỡng bội của người nhưng số lượng vaccine ít chỉ dùng cho những đối tượng cần thiết với mục đích dự phòng. Hiện nay hai loại vaccine phòng dại được sử dụng tại Việt Nam là Fuenzalida (do Việt Nam sản xuất) và Verorab (do Pháp sản xuất).

Khi đứng trước một người bị chó cắn thì nên áp dụng một số biện pháp sau:

Nếu chó cắn xong lên cơn dại hoặc chết, hoặc mất tích thì tiêm kháng huyết thanh dại sau đó điều trị bằng vaccine ngay.

Nếu chó cắn xong, chó vẫn sống bình thường, nhưng vết cắn gần thần kinh trung ương hoặc sâu và nhiều chỗ thì phải tiêm huyết thanh rồi thì tiêm vaccine ngay, và theo dõi chó, nếu sau 10 ngày chó vẫn bình thường thì ngừng tiêm.

Nếu chó cắn xong vẫn bình thường, vết cắn xa thần kinh trung ương thì tiêm huyết thanh kháng dại và theo dõi chó, nếu có dấu hiệu dại ở chó thì phải tiêm vaccine ngay.

Trường hợp chó con cắn phải tiêm ngay và tiêm đủ liều vì các dấu hiệu dại ở chó con không rõ ràng như chó lớn.

Phòng bệnh

Ở người

Đối với những người vì nghề nghiệp mà họ bị bắt buộc gần các động vật có thể bất ngờ lên cơn dại (như thú y, thợ lột da thú, gác rừng, nhân viên phòng thí nghiệm, chẩn đóan và nghiên cứu) người ta sử dụng một loại vaccine chống dại với mục đích dự phòng.

Ở động vật

Gồm nhiều biện pháp, cần phải được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc như tiêm vaccine bắt buộc cho chó, mèo ở vùng có bệnh dại lưu hành, tiêu diệt các con chó bị dại, bắt giữ chó chạy rong...

Bài viết cùng chuyên mục

Các Borrelia gây bệnh

Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn được ở nhiệt độ 33 0C trên môi trường lỏng Borbozur Stoenner.

Các vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người

Khuẩn chí bình thường gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định.

Trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)

Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội.

Những đặc điểm của virus

Virus là tác nhân nhiễm trùng nhỏ nhất có thể lọt qua các lọc vi khuẩn, có cấu tạo rất đơn giản. Virus là một đại phân tử nucleoprotein có đặc tính cơ bản của một sinh vật.

Ứng dụng của Bacteriophage trong y học

Phage được sử dụng để định type phage ở vi khuẩn. Mỗi loài vi khuẩn có thể gồm nhiều type phage khác nhau do bản chất của receptor ở vi khuẩn đối với các phage khác nhau.

Hình thể của vi khuẩn

Các cầu khuẩn hợp thành đám như chùm nho, phân chia theo mặt phẳng, một số loại gây bệnh cho người và thường phát triển nhanh chóng tính đề kháng với nhiều kháng sinh.

Epstein barr virus gây tăng bạch cầu đơn nhân

Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào biểu mô mũi hầu (nasopharyn).

Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh

Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.

Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh

Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.

Salmonella vi khuẩn đường ruột

Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân, vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào.

Phòng ngừa và điều trị bệnh virus bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu

Những biện pháp kể trên góp phần đáng kể để giải quyết bệnh virus, nhưng việc thực hiện đòi hỏi nhiều công sức và tiền của.

Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học

Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo, nguyên sinh động vật và virus. Trước khi khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm hai giới: giới động vật và giới thực vật.

Não mô cầu khuẩn gây bệnh (neisseria meningitidis)

Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolat.

Phân loại virus trong vi sinh y học

Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.

Những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp

Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh.

Trực khuẩn lao (mycobacterium tuberculosis)

Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12 - 24 giờ trong khi của E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R.

Sinh lý của vi khuẩn

Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.

Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh

Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm.

Virus viêm não nhật bản

Virus viêm não Nhật Bản thuộc họ Flaviviridae. Virus có hình cầu đường kính từ 30 đến 35nm. Virus chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsit.

Các chất kháng sinh và vi khuẩn

Thuật ngữ kháng sinh theo định nghĩa ban đầu là những tác nhân kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi sinh vật, chúng có tác dụng chống vi khuẩn hữu hiệu ở nồng độ rất thấp.

Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)

Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt  màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.

Nhận định kết quả trong các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết thanh cho biết hiệu giá kháng thể.

Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (clostridium botulinum)

Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.

Các virus họ Herpesviridae

Gần đây các virus mới thuộc họ này được mô tả là Human Herpesvirus 6 gây bệnh sốt, hạch cổ lớn và phát ban ở trẻ em, Human herpesvirus 7 vai trò gây bệnh của virus này đang được khảo sát.

Virus sởi

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.