Những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp

2017-07-10 07:08 PM

Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu chiếm khoảng 40% nhiễm trùng bệnh viện và thường do đưa dụng cụ vào niệu đạo, bàng quang và thận. yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng ngược dòng là đặt ống thông niệu đạo làm bất hoạt rào cản bình thường. Khảo sát cho thấy 10-15% bệnh nhân người lớn được thông niệu đạo, trong đó nhiều trường hợp không cần thiết đặt. Đường tiết niệu là tiêu điểm nhiễm trùng thuờng gặp nhất đưa đến nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram  âm.

Nhiễm trùng vết thương

Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh, tuy nhiên nhân viên phẫu thuật có thê là nguồn gốc của nhiễm trùng, đặc biệt với liên cầu A và S. aureus. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng vết thương bao gồm loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kỹ năng của thầy thuốc và sức khỏe cơ bản của người bệnh. Phẫu thuật ở những vị trí bị nhiễm bẩn như ruột, cơ quan sinh dục nữ thường dễ bị nhiễm trùng hơn là ở những vị trí vô trùng trước khi mổ. Phẫu thuật thời gian dài hoặc phẫu thuật trong đó những mô chết, vật thể lạ hoặc bướu máu được lấy đi thường tăng tỷ lệ nhiễm trùng vết thương. Những nhân tố thuận lợi khác bao gồm người lớn tuổi, tình trạng dinh dưỡng kém, sự hiện diện của một tiêu điểm nhiễm trùng ở đâu đó, bệnh đái đường, suy thận và điều trị corticosteroid.

Những vết thương không mổ gồm bỏng, loét do nằm, loét ở da do tắc ngẽn tĩnh mạch hoặc động mạch cũng là vị trí của nhiễm trùng bệnh viện. Những vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng tương tự như ở vết thương mổ trừ nhiễm trùng bỏng thường do P. aeruginosa và nhiễm trùng lóet ở vùng chậu cũng như những chi dưới thường do khuẩn chí ở ruột.

Viêm phổi

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường là nguyên nhân đưa đến tử vong ở NTBV mặc dù về tỷ lệ nó đứng thứ ba sau nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng vết thương. Những vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn Gram âm và S. aureus, những vi khuẩn này thường đến đường hô hấp dưới do từ họng hơn là qua đường máu. Viêm phổi bệnh viện thường xảy ra ở các đối tượng sau:

Người bệnh trớ mà phản xạ nôn và ho không hiệu quả

Người bệnh có chứng bênh phổi hoặc suy tim xung huyết

Người bệnh cần dùng dụng cụ hoặc hỗ trợ thông khí.

Sự lây truyền virus đường hô hấp ở bệnh viện cũng hay gặp đặc biệt ở khoa nhi, nhưng trừ trường hợp cúm, hợp bào đường hô hấp, gần đây virus corona gây viêm phổi cấp và suy hô hấp cấp tính nặng có tỷ lệ tử vong cao trên 10% bệnh nhân bị nhiễm trùng. Nhân viên bệnh viện thường nhiễm virus hô hấp của người bệnh và sự lây lan do hit phải  hoặc tiếp xúc trực tiếp qua niêm mạc các giọt chất tiết có virus từ bệnh nhân khi săn sóc , khi tiếp xúc với người bệnh. Các phương thức lây khác như dùng các dụng cu hổ trợ hô hấp, qua tay...Biện pháp phòng ngừa sự lây nhiễm các virus hô hấp như SARS gồm phát hiện và cách ly bệnh sớm,  sử dụng biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang có lọc, mang găng và các trang phục bảo vệ mắt, đầu khi săn sóc người bệnh.

Nhiễm khuẩn huyết

Mặc dù nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở bất cứ nhiễm trùng bệnh viện nào, nhưng canuyn huyết quản bị nhiễm bẩn là nguyên nhân thông thường và dễ phòng ngừa nhất của nhiễm khuẩn huyết tiên phát ở bệnh viện. Nhiễm trùng do điều trị tĩnh mạch chiếm khoảng 5% tổng số nhiễm trùng bệnh viện và 10% của tổng số cấy máu dương tính. Những vi khuẩn gây bệnh thường gặp là S. epidermidis, S. aureus, trực khuẩn Gram âm và liên cầu ruột. Lúc dinh dưỡng bằng dịch qua ống thông thì Candida cũng là tác nhân quan trọng. Vi khuẩn có thể vào ở bất cứ vị trí nào khi có đường chuyền dịch, thường vị trí vào da lúc đặt Canuyn hoặc những thủ thuật sau đó và vi sinh vật theo canuyn vào máu. dịch truyền có thể bị nhiễm khuẩn gây nên nhiễm khuẩn huyết do một trong những vi khuẩn kém độc lực như Enterobacter, Serratia, Citrobacter freundii, những vi khuẩn này có thể phát triển ở dịch truyền chứa 5% glucose.

Nhiễm khuẩn huyết tạm thời sau những thao tác chẩn đoán hoặc điều trị ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường sinh dục thường được người bệnh dung nạp tốt. Tuy nhiên những người có bệnh tim hoặc van tim bẩm sinh có thể có nguy cơ viêm màng trong tim lúc chịu những thao tác nói trên và cần được phòng ngừa bằng kháng sinh.

Nhiễm trùng các virus viêm gan B, C và HIV

Nhiễm trùng do virus viêm gan B và virus HIV liên quan không những người bệnh và cả nhân viên y tế trong săn sóc bệnh nhân hoặc thao tác mẫu máu của người bệnh. Người bệnh nhiều nguy cơ là người bệnh nhận chuyền máu hoặc chế phẩm máu hoặc những bệnh nhân qua thẩm phân lọc máu. Việc xét nghiệm sàng lọc để loại trừ những người cho máu bị nhiễm trùng các virus này cùng với việc xử lý máu trước khi chuyền để loại trừ HIV làm  giảm tỷ lệ viêm gan do virus B và C và HIV sau truyền máu. Sự lây nhiễm HIV  xảy ra cho nhân viên y tế do các tai biến kim tiêm hoăc các dụng cụ sắc nhọn đâm vào tay trong quá trình lấy máu, mỗ xẽ..Nhiễm trùng HIV trong nhổ răng từ bác sĩ  đến người bệnh cũng đã được đề cập 

Những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng các virus viêm gan và HIV bao gồm:

Cần phổ biến ý thức phòng bệnh để giới hạn sự lây truyền do kim tiêm hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Dán nhãn hiệu và thao tác cẩn thận tất cả mẫu máu và mô của người bệnh.

Khuyến cáo nhân viên có nguy cơ nhiễm trùng nên tiêm phòng vacxin

Cần lưu ý những trường hợp nhiễm trùng HIV trong giai đoạn sớm các xét nghiệm sàng lọc tìm kháng thể sè cho kết quả âm tính. Những mẫu máu  nghi ngờ cần được kiễm tra kỷ bằng tìm khánh nguyên hoặc  axit nucleic của virus. 

Tiêm ngay globulin miễn dịch viêm gan B và vacxin viêm gan B cho nhân vien và người bệnh có nguy cơ đặc biệt viêm gan B như bị kim tiêm người bệnh viêm gan B đâm vào da.

Bài viết cùng chuyên mục

Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh

Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm.

Phân loại virus trong vi sinh y học

Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.

Listeria monocytogenes

Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn.

Virus viêm gan A (hepatitis a virus HAV)

So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 60 độ C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus.

Liên cầu khuẩn gây bệnh (streptococci)

Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu tố phát triển.

Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh

Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.

Những vấn đề hiện nay của vi sinh vật y học

Từ khi vi sinh vật học trưởng thành cho đến nay con người đã có khả năng dần dần chế ngự được bệnh nhiễm trùng. Nhưng con đường chế ngự

Hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào

Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy . Do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào.

Ảnh hướng của nhân tố vật lý đến sự phát triển của vi sinh vật

Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.

Hantavirrus

Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.

Sinh lý của vi khuẩn

Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.

Các virus sinh khối u

U lành tinh và ác tính đều được gọi bằng một từ tận cùng là oma. Ung thư tạo bởi từ những lớp tế bào gọi là carcinoma, ung thư phát sinh từ mô liên kết hoặc mạch máu gọi là sarcoma.

Virus quai bị

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.

Virus viêm gan C (hepatitis c virus HCV)

Virus viêm gan C có dạng hình cầu đường kính trung bình khoảng 35- 50nm, vỏ bên ngoài là glycoprotein. Genome của virus chứa ARN một sợi mang các gen mã hóa.

Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)

Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.

Virus HIV AIDS (human immunodeficiency viruses)

Virus HIV (gồm HIV1 và HIV2) thuộc vào họ Retroviridae, giống Lentivirus. Những virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80-100nm về đường kính, genom chứa ARN chuỗi đơn.

Huyết thanh phòng chống bệnh nhiễm trùng

Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.

Virus dengue

Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.

Phòng ngừa và điều trị bệnh virus bằng liệu pháp hóa học

Khác với vi khuẩn, các virus ký sinh bắt buộc bên trong tế bào sống, chúng không có chuyển hóa và sự sao chép của virus hoàn toàn nằm trong tế bào chủ.

Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.

Các chất kháng sinh và vi khuẩn

Thuật ngữ kháng sinh theo định nghĩa ban đầu là những tác nhân kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi sinh vật, chúng có tác dụng chống vi khuẩn hữu hiệu ở nồng độ rất thấp.

Vi sinh học nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc.

Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)

Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.

Các vi khuẩn gây bệnh hoại thư

Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, không di động có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể động vật và người, vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên.

Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ

Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ,  sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.