Mycoplasma vi khuẩn gây viêm phổi

2017-07-11 06:22 PM

Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đặc điểm sinh vật học

Hình thể

Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.

Tính chất nuôi cấy

Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống, hiếu khí hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 – 37 0C, pH 7 - 7,8. Trên môi trường lỏng khó quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.

Cấu trúc hóa học

Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1

Không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn

Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát triển trên bề mặt tế bào.

Cấu trúc kháng nguyên

Người ta tách ở vi khuẩn những thành phần hóa học mang tính chất khác nhau. Mỗi thành phần hóa học có khả năng tham gia vào một loại phản ứng huyết thanh nhất định.

Sức đề kháng

Mycoplasma tương đối bền vững lúc bị đông băng rồi tan băng. Trong huyết thanh vi khuẩn có thể tồn tại ở 56 0C trong 2 giờ, chúng dễ bị phá huỷ bởi siêu âm. Nhạy cảm với pH axit hoặc pH kiềm.

Khả năng gây bệnh

Ở người Mycoplasma có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm mạc đường sinh dục. Đa số loài sống hoại sinh. Chỉ có 4 loài gây bệnh chắc chắn ở người đó là: Mycoplasma pneumoniae gây bệnh hô hấp, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium và Mycoplasma (Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Còn các loài khác khả năng gây bệnh chưa biết rõ.

M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm phổi tiên phát không điển hình ở người. Các triệu chứng chính là sốt, rét run, toát mồ hôi, ho khan dữ dội, khó thở và đau ngực. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em. M.pneumoniae thường gây nên các vụ dịch nhỏ vào mùa xuân và thu.

M. urealyticum, M. genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi trứng. M. hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não... do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi vi khuẩn này.

Khả năng gây bệnh của các Mycoplasma khác như M.fermentens, M.penetrans chưa được xác định một cách rõ ràng.

Chẩn đoán vi sinh vật

Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm thích hợp như dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi cũng có thể chất dịch từ cơ quan sinh dục.

Bệnh phẩm nuôi cấy trên các môi trường chọn lọc đặc biệt. Sau đó định loại bằng cách phát hiện những canh khuẩn điển hình bằng thuốc nhuộm Dienes, tìm khả năng tan máu và hấp thụ hồng cầu, tính chất lên men glucose...

Có thể chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, ELISA...Phải tìm động lực kháng thể

Phòng bệnh và điều trị

Chưa có vaccine phòng bệnh: đang nghiên cứu vaccine đa giá phối hợp.

Điều trị bằng kháng sinh macrolide, tetracyclin, chloramphenicol, furadantin, spiramycin, fluoroquinolon...

Bài viết cùng chuyên mục

Trực khuẩn than (bacillus anthracis)

Trực khuẩn than đi đến các hạch lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết và xâm nhập vào các cơ quan.

Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)

Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.

Phản ứng kết tủa của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.

Sự nhân lên của virus

Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế bào sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống.

Tiệt trùng và khử trùng trong y học

Trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, tiệt trùng là biện pháp không thể thiếu được cho việc phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn thuần khiết.

Não mô cầu khuẩn gây bệnh (neisseria meningitidis)

Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolat.

Các hình thái của sự nhiễm trùng

Đối với vi khuẩn, cơ thể con người là môi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh vật, môi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho chúng phát triển được.

Các kháng nguyên của virus gây bệnh

Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein. Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu.

Khả năng gây bệnh của vi sinh vật

Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.

Virus sởi

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.

Virus vêm gan D (hepatitis d virus HDV)

Virus viêm gan D còn có tên là virus viêm gan delta, hay virus viêm gan khiếm khuyết vì virus này cần sự hỗ trợ của HBV hoặc virus viêm gan ở sóc (Woodchuck hepatitis virus - WHV) để phát triển.

Virus quai bị

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.

Các virus herpes simplex

Virus herpes simplex có thể xâm nhiễm hầu hết dòng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ các động vật xương sống như tế bào thận người, tế bào thận thỏ, tế bào ối, tế bào lưỡng bội.

Vi khuẩn dịch hạch (yersinia pestis)

Vi khuẩn dịch hạch gây nên bệnh dịch hạch, là bệnh của một số loài động vật, lây sang người qua bọ chét, có ổ bệnh thiên nhiên, dễ phát thành dịch lớn.

Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật

Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.

Các virus sinh khối u

U lành tinh và ác tính đều được gọi bằng một từ tận cùng là oma. Ung thư tạo bởi từ những lớp tế bào gọi là carcinoma, ung thư phát sinh từ mô liên kết hoặc mạch máu gọi là sarcoma.

Sự vận chuyển di truyền ở vi khuẩn

Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật

Virus viêm gan A (hepatitis a virus HAV)

So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 60 độ C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus.

Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh

Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.

Lịch sử phát triển của vi sinh vật học

Gần đây những kỹ thuật tổng hợp gen, tháo ghép gen làm cho công nghệ sinh học trở thành một lực lượng sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế thế giới

Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.

Kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán vi sinh vật

Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng kháng thể gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng thể - kháng kháng thể.

Rickettsia vi khuẩn hoại tử mạch máu

Rickettsia hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển: cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình trực khuẩn.

Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)

Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.

Ảnh hướng của nhân tố vật lý đến sự phát triển của vi sinh vật

Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.