- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ
Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ
Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bacteriophage thường gọi tắt là phage được Twort phát hiện ở Tụ cầu năm 1915 và sau đó d’Herelle cũng phát hiện được ở vi khuẩn lỵ. Phage là virus có khả năng xâm nhiễm vi khuẩn. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Hình thái và cấu trúc của Phage
Những phage được khảo sát nhiều nhất là những phage xâm nhiễm E.coli. Hình thái của những phage này dưới kính hiển vi điện tử trông giống như hình thái của tinh trùng gồm có đầu và đuôi.
Đầu có cấu trúc đối xứng hình khối, capsid hợp bởi nhiều capsomer kết hợp thành một cấu trúc hình lăng trụ, thông thường có thiết diện thẳng hình 6 cạnh. Bên trong đầu chứa axit nucleic. Phần lớn phage chứa ADN 2 sợi, cũng có phage chứa ADN 1 sợi. Những phage chứa ARN 1 sợi cũng được tìm thấy.
Đuôi có cấu trúc dạng hình xoắn. Ở phage T2 một đỉnh của đầu được kéo dài thành đuôi dài 95 nm. Nó hợp bởi 2 phần lồng vào nhau: ống bên trong cứng đường kính 8 nm thông với đầu, vỏ bên ngoài hình xoắn đường kính 20 nm co rút được theo chiều dọc như cái lò xo. Tận cùng là một tấm 6 góc ở mỗi góc có một sợi đính vào. Phần tận cùng của đuôi tạo nên một hệ thống của phage bám vào bề mặt vi khuẩn.
Mỗi quan hệ giữa Phage và vi khuẩn túc chủ
Phage độc lực và phage ôn hòa
Lúc gặp vi khuẩn cảm thụ, phage hấp phụ lên bề mặt của vi khuẩn và axit nucleic được bơm vào bên trong. Axit nucleic cung cấp mã di truyền để tế bào vi khuẩn cho tổng hợp axit nucleic và các đơn vị protein capsid của phage. Các thành phần này tự lắp ráp để hình thành những phage con. Vi khuẩn bị ly giải và phage tự do được phóng thích. Đó là phage độc lực.
Nhiều phage được gọi là phage ôn hòa lúc xâm nhiễm vi khuẩn thì axit nucleic của phage tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Trong quá trình phân bào axit nucleic của phage được sao chép đồng thời với nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Ở dạng tích hợp axit nucleic của phage được gọi là prophage. Vi khuẩn chứa prophage ở nhiễm sắc thể gọi là vi khuẩn sinh tan. Sau một số lần phân bào prophage có thể tách rời khỏi nhiễm sắc thể và trở thành phage độc lực. Nó cho tổng hợp những phage con, làm tan vi khuẩn và phóng thích những phage độc lực.
Cũng có trường hợp vi khuẩn sinh tan mất prophage và trở thành vi khuẩn bình thường.
Hệ thống sinh tan
Những phage ôn hòa không ly giải vi khuẩn mà chúng nhiễm và hình như sao chép đồng thời với vi khuẩn trong nhiều thế hệ.
Ở vi khuẩn sinh tan axit nucleic của phage tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn và được gọi là prophage.
Hệ thống sinh tan có những đặc điểm sau:
Miễn dịch
Lúc một vi khuẩn mang một prophage nó trở nên miễn dịch với phage tương ứng. Phage có thể được hấp phụ nhưng rồi bị loại ra khỏi tế bào lúc phân bào. Những phage ôn hòa làm xuất hiện ở tế bào chất trấn áp ức chế sự nhân lên của phage và phong tỏa sự tách rời của phage.
Sự cảm ứng
Những vi khuẩn sinh tan có thể cảm ứng bằng nhiều cách khác nhau để phóng thích phage độc lực, ví dụ: dưới ảnh hưởng của tia cực tím phần lớn vi khuẩn sinh tan phóng thích phage. Cũng có một số trường hợp prophage tự động tách rời nhiễm sắc thể và trở thành phage sinh dưỡng.
Đột biến thành độc lực
Hậu quả của sự nhiễm phage ở một vi khuẩn hình như được xác định bởi sự cạnh tranh giữa sự sao chép của phage và sự tạo thành chất trấn áp. Nếu quá trình sao chép đã tiến xa trước khi xuất hiện chất trấn áp thì vi khuẩn bị ly giải. Nếu chất trấn áp xuất hiện sớm thì vi khuẩn sóng sót và trở nên sinh tan.
Phage ôn hòa cũng có thể đột biến thành phage độc lực. Hai type biến chủng được quan sát. Trong type thứ nhất sự đột biến làm cho phage đề kháng với chất trấn áp, trong type thứ 2 phage mất khả năng tạo thành chất trấn áp.
Phương pháp khảo sát phage
Vì cũng như tất cả virus phage chỉ nhân lên ở tế bào sống. Vì kích thước không cho phép quan sát trực tiếp nếu không có kính hiển vi điện tử nên cần thiết theo dõi hoạt động của chúng bằng phương tiện gián tiếp. Trong mục đích này người ta sử dụng sự kiện một hạt phage cho vào một lớp vi khuẩn đang phân chia ở trên thạch dinh dưỡng sẽ tạo nên một vùng phân giải sáng trên film mờ đục của vi khuẩn đang phát triển. Vùng phân giải này gọi là một “plaque”; nó được tạo thành do tế bào vi khuẩn bị nhiễm phage phân giải và phóng thích nhiều hạt phage mới, những phage này liền xâm nhiễm những tế bào vi khuẩn kế cận. Qua trình này tuần tự lặp lại cho đến khi sự phát triển của vi khuẩn ở trên dĩa thạch ngừng lại do hết thức ăn và tích tụ phẩm vật độc. Lúc thao tác khéo léo, mỗi hạt phage tạo nên một plaque. Mọi vật liệu chứa phage có thể định lượng như thế bằng cách pha loãng thích hợp và cho vào dĩa thạch dinh dưỡng mọc dày đặc vi khuẩn nhạy cảm. Đếm plaque cũng tương tự như đếm khuẩn lạc trong định lượng vi khuẩn.
Phân lập và tinh chế: Để khảo sát những tính chất vật lý và hóa học của phage cần phải điều chế một lượng đầy đủ virus tinh chế không chứa vật liệu tế bào. Trong mục đích đó môi trường lỏng nuôi cấy vi khuẩn vật chủ được tiếp chủng phage và ủ cho đến khi môi trường nuôi cấy hoàn toàn ly giải. Lúc này dịch thủy phân chỉ chứa hạt phage và mảnh vụn vi khuẩn, chúng được lấy riêng bằng li tâm phân biệt. Phần phage li tâm có thể làm dung dịch treo và rửa rồi khảo sát những tính chất vật lý và hóa học hoặc soi kính hiển vi điện tử.
Bài viết cùng chuyên mục
Hantavirrus
Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.
Ảnh hướng của nhân tố hóa học đến sự phát triển của vi sinh vật
Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần.
Nguồn gốc các đường truyền bệnh nhiễm trùng
Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng.
Những đặc điểm của virus
Virus là tác nhân nhiễm trùng nhỏ nhất có thể lọt qua các lọc vi khuẩn, có cấu tạo rất đơn giản. Virus là một đại phân tử nucleoprotein có đặc tính cơ bản của một sinh vật.
Di truyền về tính kháng thuốc của vi khuẩn
Trong tính kháng thuốc, kháng sinh giữ vai trò chọn lọc chứ không phải vai trò chỉ đạo. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh làm phát triển nhanh chóng các vi khuẩn kháng thuốc.
Các vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người
Khuẩn chí bình thường gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định.
Các virus herpes simplex
Virus herpes simplex có thể xâm nhiễm hầu hết dòng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ các động vật xương sống như tế bào thận người, tế bào thận thỏ, tế bào ối, tế bào lưỡng bội.
Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
Shigella vi khuẩn đường ruột
Shigella lên men glucose không sinh hơi, lên men manitol, hầu hết Shigella không lên men lactose, chỉ có Shigella sonnei lên men lactose nhưng chậm.
Proteus vi khuẩn đường ruột
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.
Vibrio parahaemolyticus (vi khuẩn có thể gây dịch tả)
Giống Vibrio thuộc vào họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn hình que hơi cong như dấu phẩy, Gram âm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở một đầu, oxydaza dương tính.
Chlamydia vi khuẩn gây bệnh
Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas -Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu.
Escherichia coli vi khuẩn đường ruột
E.coli lên men nhiều loại đường sinh axit và sinh hơi như: Glucose, lactose, ramnose; indol dương tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính.
Coxsackievirus và Echovirus
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Epstein barr virus gây tăng bạch cầu đơn nhân
Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào biểu mô mũi hầu (nasopharyn).
Virus viêm gan B (hepatitis b virus HBV)
Hạt virus viêm gan B nguyên vẹn có dạng hình cầu có đường kính 42nm (tiểu thể Dane). Vó ngoài của HBV có thể tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân ở dạng hình cầu 22 nm và dạng hình sợi, cả hai dạng này giống nhau về đặc tính sinh hóa và vật lý.
Tụ cầu khuẩn gây bệnh (staphylococci)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người.
Phòng ngừa và điều trị bệnh virus bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu
Những biện pháp kể trên góp phần đáng kể để giải quyết bệnh virus, nhưng việc thực hiện đòi hỏi nhiều công sức và tiền của.
Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh
Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.
Haemophilus trực khuẩn gram âm
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ.
Vaccine phòng chống bệnh nhiễm trùng
Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết.
Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh
Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.
Bordetella pertussis (trực khuẩn ho gà)
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não.
Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc
Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.
Trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)
Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội.