- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Listeria monocytogenes gây bệnh ở súc vật, có thể truyền sang người.
Đặc điểm sinh vật học
Là những trực khuẩn Gram dương, không có vỏ, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm, chúng nằm trong tế bào, có hình thể to và ngắn. Trong môi trường nuôi cấy chúng thường xếp như hàng rào và có hình thể dài hơn.
Hiếu kỵ khí tùy ý, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp 37 0C nhưng cũng phát triển được ở 4 0C. Trên thạch thường vi khuẩn mọc tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn, xám lơ, bóng. Trên thạch máu sau 48 giờ nuôi cấy có vòng tan máu nhẹ kiểu b.
Catalase dương tính, thủy phân Esculine, Urease âm tính, H2S âm tính. Vi khuẩn có kháng nguyên thân O và kháng nguyên lông H. Căn cứ vào 2 loại kháng nguyên này, Listeria monocytogenes được chia thành 4 typ huyết thanh I, II, III, và IV, thường gặp là các typ I và IV. Vi khuẩn không tiết ra ngoại độc tố nhưng có một nội độc tố gây hoại tử.
Khả năng gây bệnh
Dịch tễ học
Ổ chứa vi khuẩn bao gồm các động vật bị ốm, súc vật lành mang mầm bệnh, sữa của động vật bị nhiễm khuẩn mạn tính, thức ăn bị nhiễm khuẩn, bụi...Vi khuẩn tồn tại trong ngoại cảnh lâu vì có sức đề kháng cao.
Đường lây truyền là đường tiêu hoá, ít gặp qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra đối với phôi thai, trẻ sơ sinh và người già...Ở trẻ sơ sinh bệnh truyền qua rau thai hoặc lây lúc trẻ lọt qua đường sinh dục của người mẹ.
Khả năng gây bệnh ở người
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn. Chúng gây ra viêm màng não, viêm màng não - não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nước trong, viêm kết mạc, nhiễm trùng tiết niệu... Listeria monocytogenes gây bệnh thể ẩn là phổ biến nhất. Nếu phụ nữ có mang thì thường biểu hiện là sốt, hội chứng giả cúm, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh có thể hoàn toàn yên lặng nhưng đưa lại nhiễm khuẩn cho thai nhi qua đưòng rau thai và dẫn tới sẩy thai hay đẻ non, trẻ ra đời đã mắc bệnh.
Chẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm
Bệnh phẩm tùy theo đối tượng và thể bệnh mà lấy cho thích hợp.
Trẻ sơ sinh: nước não tủy, cứt su, máu, dịch viêm kết mạc...
Ở thai nhi đã tử vong: các hạt hoại tử của các phủ tạng.
Ở người mẹ: sản dịch, rau thai, máu.
Người lớn: nước tiểu, máu, nước não tủy.
Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm được nhuộm soi trực tiếp, có thể tìm thấy trực khuẩn Gram dương nội tế bào và ngoại tế bào. Cấy vào thạch máu ủ môi trường ở 4 0C để làm phong phú vi khuẩn hoặc cấy vào môi trường chọn lọc (có axit nalidixic), xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất di động ở 20 0C, catalase dương tính, ngưng kết với kháng huyết thanh Listeria O.
Phòng bệnh và chữa bệnh
Chủ yếu là phòng bệnh chung, chú ý sử dụng các sản phẩm của động vật phải được tiệt khuẩn tốt. Chẩn đoán sớm người mẹ mắc bệnh để điều trị kịp thời.
Chữa bệnh: Dùng kháng sinh trong thời gian dài (vì vi khuẩn nội tế bào), thường dùng penicillin phối hợp streptomycin, hoặc dùng bactrim, ampicillin... kéo dài 2 - 3 tuần, đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể dùng 4 - 6 tuần.
Bài viết cùng chuyên mục
Sinh lý của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.
Các vi sinh vật gây bệnh trong tự nhiên
Đất chứa rất nhiều vi sinh vật và là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, vì trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và các chất hữu cơ.
Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Bệnh Virus hợp bào đường hô hấp
Virus hợp bào đường hô hấp là một virus chứa ARN 1 sợi, có kích thước khoảng 65 - 300nm, nhạy cảm với ete và có một cấu trúc giống như cấu trúc của các virus á cúm và sởi.
Não mô cầu khuẩn gây bệnh (neisseria meningitidis)
Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolat.
Sự nhân lên của virus
Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế bào sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống.
Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh
Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.
Vibrio parahaemolyticus (vi khuẩn có thể gây dịch tả)
Giống Vibrio thuộc vào họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn hình que hơi cong như dấu phẩy, Gram âm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở một đầu, oxydaza dương tính.
Virus HIV AIDS (human immunodeficiency viruses)
Virus HIV (gồm HIV1 và HIV2) thuộc vào họ Retroviridae, giống Lentivirus. Những virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80-100nm về đường kính, genom chứa ARN chuỗi đơn.
Những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp
Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheriae)
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh.
Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
Cấu tạo của tế bào vi khuẩn
Có thể thấy với kính hiển vi ánh sáng sau khi nhuộm hoặc soi trực tiếp ở kính hiển vi pha tương phản. Nhân có thể hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V.
Virus cúm (Influenzavirus)
Virus cúm hình cầu đường kính từ 80, 120 nm nhưng đôi khi có dạng hình sợi. Nucleocapsid đối xứng kiểu xoắn trôn ốc, chứa ARN một sợi có trọng lượng phân tử khoảng 4x106 daltons.
Phản ứng kết tủa của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.
Nhận định kết quả trong các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết thanh cho biết hiệu giá kháng thể.
Vi khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn gram âm không sinh nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động.
Klebsiella pneumoniae vi khuẩn đường ruột gây bệnh cơ hội
Klebsiella pneumoniae hay còn gọi là phế trực khuẩn Friedlander là loại vi khuẩn rất phổ biến trong thiên nhiên, nó ký sinh ở đường hô hấp trên.
Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)
Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.
Virus thủy đậu zona (varicella zoster virus)
Virus phát triển trong các nuôi cấy tế bào như tế bào ối, tế bào xơ non, tế bào lưỡng bội. Sự nhân lên của virus tạo ra các đám tổn thương riêng rẽ lan rộng.
Adenovirus gây bệnh đường hô hấp
Adenovirus là những virus chứa DNA hai sợi, kích thước virus từ 70 đến 80 nm đường kính, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome.
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán vi sinh vật
Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng kháng thể gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng thể - kháng kháng thể.
Sự vận chuyển di truyền ở vi khuẩn
Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật
Liên cầu khuẩn gây bệnh (streptococci)
Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu tố phát triển.
Nuôi cấy virus trong vi sinh y học
Tùy theo loài virus có thể sử dụng những động vật cảm thụ khác nhau như chuột nhắt còn bú, chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ