- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Hantavirrus
Hantavirrus
Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hantavirus là một giống thuộc họ Bunyamviridae, nhưng virus này không truyền bệnh qua côn trùng tiết túc mà qua đường hô hấp do hít chất tiết ở đường hô hấp, nước tiểu, nước bọt của chuột.
Tính chất virus
Virus có hình cầu đường kính 100nm, bao ngoài là hai lớp lipid và trên bề mặt có các gai glycoprotein (G1 và G2) dài khoảng 5-10 nm, nucleocapsid chứa 3 đoạn ARN có kích thước khác nhau, đoạn lớn khoảng 6530-6550 nucleotid mã hóa cho enzyme sao chép của virus, đoạn trung bình 3613-3707 nt mã hóa cho các glycoprotein của virus, đoạn nhỏ 1696-2083 nt mã hóa cho các protein của nucleocapsid.
Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero, các tế bào lai, tế bào nội mạc tĩnh mạch. Trên các nuôi cấy này virus không gây hiệu ứng tế bào bệnh lý.
Tính chất gây bệnh
Dịch tễ học
Hantavirus gây nhiễm trùng ở chuột mà không có biểu hiện bệnh rõ ràng, chuột bị nhiễm virus chậm tăng cân, nhưng không ảnh hưởng gì đến khả năng sống và sinh sản của chúng. Khi nhiễm trùng ở chuột, virus được thải ra trong chất tiết như nước tiểu, phân, nước bọt.
Người không phải là túc chủ tự nhiên của Hantavirus, người bị nhiễm virus này qua đường hô hấp do hít không khí có mang các hạt bụi chứa virus được thải ra từ chuột bị nhiễm trùng, ngoài ra nhiễm trùng do chuột cắn khi tiếp xúc trực tiếp như bẩy chuột, hay nuôi chuột trong phòng thí nghiệm.. Bệnh nhiễm trùng Hantavirus gặp khắp nơi trên thế giới, bệnh được báo cáo xảy ra ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Ở châu Á bệnh xảy ra ở nhiều nước như Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan, Trung quốc. Ở các nước châu á nông nghiệp bệnh xảy ra thường liên hệ đến mùa tròng trọt hay mùa gặt. Ở một số nước châu Âu bệnh xảy ra vào các tháng 10 khi chuột tìm chổ cư trú ở các nhà kho.
Bệnh ở người
Hantavirrus gây nhiễm trùng ở người từ không triệu chứng, nhiễm trùng nhẹ đến các thể lâm sàng nặng, hai thể lâm sàng nặng hay gặp là sốt xuất huyết kèm theo hội chứng suy thận và nhiễm trùng hantavirus kèm hội chứng hô hấp.
Với hội chứng hô hấp thường khởi đầu với sốt, nhức đầu, đau cơ, bệnh tiến triển nhanh đến suy hô hấp đặc trưng với phù phổi không do suy tim, và hạ huyết áp. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, trong một số báo cáo đến 50%.
Sốt Hantavirus với suy thận biểu hiện với sốt, đau cơ kéo dài 3-7 ngày, tiếp theo giai đoạn giảm tiểu cầu, giảm huyết áp và xuất huyết. Giai đoạn vô niệu bắt đầu khi huyết áp bắt đầu trở về bình thường, vô niệu có thể kéo dài 3-7 ngày, sau đó là giai đoạn đa niệu và hồi phục. Với thể này tỷ lệ tử vong 5-10% xảy ra trong giai đoạn hạ huyết áp hoặc giai đoạn vô niệu.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phân lập virus từ các mẫu nghiệm lâm sàng lên nuôi cấy tế bào thường khó khăn, trong giai đoạn đầu cần tiêm vào chuột ở phòng thí nghiệm, sau đó nuôi cấy lên tế bào. Quy trình phân lập thành công mất nhiều tuần, do vậy đây không phải là quy trình thích hợp để chẩn đoán. Chẩn đoán nhanh bằng kỹ thuật khuếch đại gen RT-PCR xác định ARN của virus ở mẫu nghiệm máu hay tạng phủ. Các thử nghiệm huyết thanh học thường được dùng gồm miễn dịch huỳnh quang để xác định cả IgM và IgG, thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme xác định IgM để chẩn đoán nhiễm trùng cấp.
Phòng và điều trị
Phòng bệnh chung bằng diệt chuột, hạn chế tiếp xúc với chuột, chăn nuôi chuột trong phòng thí nghiệm cần nuôi trong các buồng nuôi đúng quy định đảm đảo an toàn.
Chưa có vaccine được chấp nhận dùng ở người.
Hiện nay cũng chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu với Hantavirus, các thể bệnh nặng chủ yếu là dùng biện pháp hổ trợ.
Bài viết cùng chuyên mục
Hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào
Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy . Do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào.
Proteus vi khuẩn đường ruột
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.
Tụ cầu khuẩn gây bệnh (staphylococci)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người.
Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.
Shigella vi khuẩn đường ruột
Shigella lên men glucose không sinh hơi, lên men manitol, hầu hết Shigella không lên men lactose, chỉ có Shigella sonnei lên men lactose nhưng chậm.
Virus HIV AIDS (human immunodeficiency viruses)
Virus HIV (gồm HIV1 và HIV2) thuộc vào họ Retroviridae, giống Lentivirus. Những virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80-100nm về đường kính, genom chứa ARN chuỗi đơn.
Di truyền về tính kháng thuốc của vi khuẩn
Trong tính kháng thuốc, kháng sinh giữ vai trò chọn lọc chứ không phải vai trò chỉ đạo. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh làm phát triển nhanh chóng các vi khuẩn kháng thuốc.
Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học
Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo, nguyên sinh động vật và virus. Trước khi khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm hai giới: giới động vật và giới thực vật.
Legionella pneumophila trực khuẩn gây viêm phổi
Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp.
Các virus herpes simplex
Virus herpes simplex có thể xâm nhiễm hầu hết dòng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ các động vật xương sống như tế bào thận người, tế bào thận thỏ, tế bào ối, tế bào lưỡng bội.
Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật
Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.
Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.
Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Phản ứng ngưng kết của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Vi sinh vật sống và chết đều có khả năng ngưng kết với kháng thể. Với vi sinh vật sống, thực hiện phản ứng trên một phiến kính. Phản ứng này thường được sử dụng để nhận mặt vi khuẩn.
Liên cầu khuẩn gây bệnh (streptococci)
Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu tố phát triển.
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán vi sinh vật
Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng kháng thể gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng thể - kháng kháng thể.
Virus cúm (Influenzavirus)
Virus cúm hình cầu đường kính từ 80, 120 nm nhưng đôi khi có dạng hình sợi. Nucleocapsid đối xứng kiểu xoắn trôn ốc, chứa ARN một sợi có trọng lượng phân tử khoảng 4x106 daltons.
Vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheriae)
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh.
Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.
Sự vận chuyển di truyền ở vi khuẩn
Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật
Virus dengue
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
Các hình thái của sự nhiễm trùng
Đối với vi khuẩn, cơ thể con người là môi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh vật, môi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho chúng phát triển được.
Vaccine phòng chống bệnh nhiễm trùng
Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết.
Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)
Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.
Virus bại liệt Poliovirus
Enterovirus thuộc họ Picornaviridae, họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung là nhỏ, chứa ARN 1 sợi, capsid đối xứng hình khối, không có vỏ bọc.