- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Haemophilus trực khuẩn gram âm
Haemophilus trực khuẩn gram âm
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Giống Haemophilus thuộc họ Pasteurellaceae, gồm những trực khuẩn nhỏ, Gram âm, không di động, không sinh nha bào, có vỏ liên quan mật thiết với tính chất gây bệnh. Môi trường nuôi cấy bắt buộc phải có một hoặc cả hai yếu tố phát triển X và V (X: hematin, V: nicotinamidadenin dinucleotid = NAD). Thạch chocolat có cả hai yếu tố này và thích hợp cho sự phát triển của những Haemophilus đòi hỏi cả hai yếu tố X và V. Các Haemophilus đòi hỏi cả hai yếu tố X và V chỉ có thể phát triển trên môi trường thạch máu nếu cho thêm yếu tố V bên ngoài vào.
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ và Haemophilus ducreyi, tác nhân gây bệnh hạ cam.
Hemophilus influenzae
Haemophilus influenzae do Richard Pfeiffer phân lập lần đầu tiên từ một bệnh nhân bị chết trong vụ dịch cúm lớn năm 1892 (nên còn gọi là trực khuẩn Pfeiffer). Từ đó trở đi, trong một khoảng thời gian dài, người ta tin rằng nó chính là căn nguyên gây ra bệnh cúm và đặt tên là Bacterium influenzae. Năm 1933, khi phát hiện ra vius cúm thì căn nguyên của bệnh cúm cũng như vai trò của B. influenzae mới được làm sáng tỏ: virus cúm gây ra bệnh cúm, còn B. influenzae là vi khuẩn “ăn theo’’ (second invader) sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp đã bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm.
Về danh pháp, thuật ngữ “Bacterium influenzae” do Lehmann và Neumann đề xuất năm 1896. Năm 1917, Winslow và cộng sự, trên cơ sở những hiểu biết mới về B.influenzae, đã chuyển chúng sang giống Haemophilus, và từ đó đến nay, chúng mang tên Haemophilus influenzae.
Đặc điểm sinh vật học
Là vi khuẩn đa hình thái, Gram âm, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm vi khuẩn thường có vỏ polysaccharide mang kháng nguyên đặc hiệu typ. Trong khi cấy truyền trên môi trường nhân tạo thì vi khuẩn mất vỏ. Vi khuẩn hiếu khí, đòi hỏi CO2 (5 - 10%), nhiệt độ thích hợp là 37 0C, pH thích hợp 7,6 - 7,8. Vi khuẩn chỉ mọc được trên môi trường thạch có cả yếu tố X và V (mọc tốt trên môi trường thạch chocolat), khuẩn lạc nhỏ, trong, mặt nhẵn (dạng S), đường kính 0,5-0,8 mm, sau khi cấy truyền các khuẩn lạc trở thành dạng R; không gây tan máu trên thạch máu.
Trong môi trường nuôi cấy H.influenzae, yếu tố V có thể thay thế bằng NAD hoặc NADP, yếu tố X có thể thay thế bằng Hemin hoặc Hematin. Cũng có thể thay thế yếu tố V bằng cách cấy tụ cầu vàng trên môi trường thạch máu, các khuẩn lạc trong, nhỏ của H.influenzae mọc quanh đường cấy tụ cầu khuẩn (do tụ cầu vàng tiết ra yếu tố V), đó là thử nghiệm "vệ tinh" (Satellitism), được sử dụng khi không có yếu tố V trong môi trường nuôi cấy H. influenzae.
H.influenzae lên men đường glucose, không lên men đường lactose và mannit.
H.influenzae đề kháng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong bệnh phẩm, chúng chết nhanh chóng nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để khô hay lạnh. H.influenzae bị các chất sát khuẩn thông thường giết chết một cách dễ dàng.
Khả năng gây bệnh ở người
H.influenzae là loài vi khuẩn ký sinh bình thường ở đường hô hấp, thường phân lập được ở niêm mạc mũi họng người lành với tỷ lệ khoảng 25%. Nó có thể gây nên các nhiễm khuẩn khác nhau:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: H.influenzae typ b là một trong các tác nhân chủ yếu gây các nhiễm khuẩn khác nhau của đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi. Bệnh do H.influenzae thường là thứ phát (sau sởi, cúm) gồm: viêm đường hô hấp trên (thanh quản, tai giữa, xoang), viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi). Viêm thanh quản do H.influenzae typ b là chứng bệnh ít gặp nhưng rất nghiêm trọng.
Viêm màng não mủ ở trẻ em: viêm màng não do H.influenzae là một bệnh nặng và có tính chất cấp tính, cần được chẩn đoán và điều trị ngay.
Ngoài ra H.influenzae còn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc (hiếm), viêm niệu đạo và các nhiễm trùng sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tuyến Bartholin, vòi trứng).
Chẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm: tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng mà lấy bệnh phẩm khác nhau. Bệnh phẩm có thể là đàm, chất nhầy mũi họng, chất dịch khí quản, phế quản hoặc dịch não tủy, mủ...
Chẩn đoán trực tiếp
Soi tươi, nhuộm gram đối với dịch não tuỷ thấy có nhiều bạch cầu đa nhân và vi khuẩn khuẩn gram âm đa hình thái.
Tìm kháng nguyên vỏ typ b trong bệnh phẩm: để chẩn đoán nhanh các nhiễm trùng do H.influenzae typ b gây ra. Dùng kỹ thuật miễn dịch để phát hiện kháng nguyên typ b trong dịch não tuỷ, máu và nước tiểu. Các phương pháp miễn dịch được áp dụng là miễn dịch đối lưu, ngưng kết thụ động, đồng ngưng kết và ELISA với kháng thể đơn dòng.
Tìm ADN: dùng một đoạn ADN mẫu đánh dấu phóng xạ hoặc dùng kỹ thuật khuếch đại gen (PCR: polymerase chain reaction) để tìm đoạn ADN đặc trưng của H.influenzae trong bệnh phẩm.
Nuôi cấy
Nuôi cấy bệnh phẩm trên môi trường thạch chocolat, ủ ở bình kín chứa 10% CO2. Xác định H. influenzae bằng thử nghiệm "vệ tinh" với tụ cầu và thư nghiệm với các yếu tố X và V.
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Phòng bệnh không đặc hiệu: viêm màng não do H.influenzae typ b là một bệnh lây, bệnh nhân cần phải được cách ly. Người lành tiếp xúc với bệnh nhân phải uống kháng sinh dự phòng (Rifampicin).
Phòng bệnh đặc hiệu: dùng vaccine chứa polysaccharide vỏ của H.influenzae typ b (Hib).
Điều trị
Điều trị các nhiễm trùng do H.influenzae cần phải dựa vào kháng sinh đồ. Trong khi chưa có kết quả kháng sinh đồ hoặc khi không phân lập được vi khuẩn, chloramphenicol được ưu tiên lựa chọn. Viêm màng não cần dùng cephalosporin thế hệ 3.
Haemophilus ducreyi (trực khuẩn hạ cam)
Được Ducreyi phát hiện năm 1889 trong mủ mụn loét ở cơ quan sinh dục của bệnh nhân mắc bệnh hạ cam, vì thế được gọi là trực khuẩn hạ cam.
Vi khuẩn có ít ở chỗ tổn thương, phải phân lập trên môi trường có 20 - 30 % máu tươi, vi khuẩn chỉ cần yếu tố X. Bệnh nhân mắc bệnh hạ cam có phản ứng với hỗn dịch vi khuẩn bị giết chết tiêm nội bì. Phản ứng thường xuất hiện vào ngày thứ 8 và tồn tại rất lâu, có giá trị hổ trợ chẩn đoán.
Bệnh lây qua đường sinh dục nên dự phòng chủ yếu là quan hệ tình dục hợp vệ sinh và không quan hệ với nhiều người. Chữa bệnh bằng kháng sinh như ampicillin, chloramphenicol, bactrim...
Bài viết cùng chuyên mục
Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật
Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.
Trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)
Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội.
Rotavirus gây nhiễm trùng hô hấp
Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe kích thước hạt virus là 65, 70 nm. Axit nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus.
Các virus họ Herpesviridae
Gần đây các virus mới thuộc họ này được mô tả là Human Herpesvirus 6 gây bệnh sốt, hạch cổ lớn và phát ban ở trẻ em, Human herpesvirus 7 vai trò gây bệnh của virus này đang được khảo sát.
Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh
Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.
Nguồn gốc các đường truyền bệnh nhiễm trùng
Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng.
Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ
Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Tiệt trùng và khử trùng trong y học
Trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, tiệt trùng là biện pháp không thể thiếu được cho việc phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn thuần khiết.
Trực khuẩn lao (mycobacterium tuberculosis)
Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12 - 24 giờ trong khi của E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R.
Phân loại virus trong vi sinh y học
Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.
Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.
Coxsackievirus và Echovirus
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Các virus herpes simplex
Virus herpes simplex có thể xâm nhiễm hầu hết dòng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ các động vật xương sống như tế bào thận người, tế bào thận thỏ, tế bào ối, tế bào lưỡng bội.
Virus dại (rabies virus)
Virus dại có hình gậy giống như hình viên đạn, dài 130 - 240nm và đường kính 70 -80nm. Nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, chứa ARN 1 sợi, có một vỏ ngoài mang các gai ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.
Shigella vi khuẩn đường ruột
Shigella lên men glucose không sinh hơi, lên men manitol, hầu hết Shigella không lên men lactose, chỉ có Shigella sonnei lên men lactose nhưng chậm.
Cấu tạo của tế bào vi khuẩn
Có thể thấy với kính hiển vi ánh sáng sau khi nhuộm hoặc soi trực tiếp ở kính hiển vi pha tương phản. Nhân có thể hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V.
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật
Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.
Các kháng nguyên của virus gây bệnh
Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein. Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu.
Các vi sinh vật gây bệnh trong tự nhiên
Đất chứa rất nhiều vi sinh vật và là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, vì trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và các chất hữu cơ.
Legionella pneumophila trực khuẩn gây viêm phổi
Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp.
Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)
Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.
Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.
Nhận định kết quả trong các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết thanh cho biết hiệu giá kháng thể.
Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.