- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Epstein barr virus gây tăng bạch cầu đơn nhân
Epstein barr virus gây tăng bạch cầu đơn nhân
Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào biểu mô mũi hầu (nasopharyn).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các tính chất của virus
Hạt virus Epstein Barr làm thuần khiết từ các tế bào lympho B nuôi cấy có cấu trúc tương tự như cấu trúc của virus herpes khác. Hạt virus có nucleocapsid đối xứng hình khối được bao bọc bên ngòai bởi vỏ phức tạp, bên trong nucleocapsid chứa chuỗi đôi ADN có trọng lượng phân tử khỏang 101 x 106 dalton chứa gen mã hóa cho ít nhất 30 polypeptid.
Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào biểu mô mũi hầu (nasopharyn). Virus này khó thu hoạch ở dạng vô bào để nuôi cấy hàng loạt. Trong phòng thí nghiệm các tế bào lympho B được đánh giá bằng sự chuyển dạng của tế bào lympho B.
Nhiều loại kháng nguyên khác nhau của virus Epstein Barr đã được xác định trong những tế bào nhiễm virus bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.
Kháng nguyên VCA: Đây là kháng nguyên capsid của virus Epstein Barr gồm ít nhất ba (3) protein. Những bệnh nhân bị nhiễm trùng do virus Epstein Barr trong huyết thanh có chứa anti-VCA lớp IgM và IgG
Kháng nguyên màng MA: Đây là thành phần kháng nguyên màng cảm ứng bởi virus Epstein Barr, kháng nguyên này cũng có ở vỏ của virus. Kháng nguyên này kích thích tạo kháng thể trung hòa.
Phức hợp kháng nguyên sớm EA: Gồm hai thành phần.
* EA- D: Là thành phần kháng nguyên khuếch tán được xác định trong nguyên tương và trong nhân tế bào bị xâm nhiễm.
* EA- R: Là thành phần kháng nguyên hạn chế chỉ thấy trong nguyên tương của tế bào.
Kháng nguyên nhân của virus Epstein Barr (EBNA): Kháng nguyên này tìm thấy trong nhân tế bào bị xâm nhiễm. Kháng thể với EBNA xuất hiện 6- 8 tuần khi bị bệnh và kéo dài suốt đời.
Khả năng gây bệnh
Dịch tễ học
Virus được thải ra từ đường mũi đến 18 tháng sau khi bị nhiễm trùng tiên phát. Bệnh nhân và người lành mang virus có khả năng gây lây nhiễm. Sự truyền bệnh chủ yếu qua nước bọt khi hôn, không truyền qua không khí thở, bệnh có thể truyền qua truyền máu.
Bệnh ở người
Virus Epstein Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn thường gặp ở thiếu niên và người lớn trẻ. Biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt viêm họng và hạch Lympho lớn. Bệnh thường khỏi sau 3 đên 4 tuần và mất nhiều tháng mới lấy lại sức khỏe.
Biến chứng hiếm khi xảy ra, một khi có thì thường nặng và liên hệ đến nhiều cơ quan gồm máu, hệ thần kinh, gan, tim, phổi.
Virus Epstein Barr còn gây các bệnh ác tính gồm u lympho Burkitt, ung thư hầu họng và nhiều u lympho bào B.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Thử nghiệm tìm kháng thể với hồng cầu cừu, kháng thể này có thể lấy đi bằng hấp phụ với hồng cầu bê, hồng cầu cừu, và ngựa nhưng không bị hấp phụ với thận chuột. Nó có tên là kháng thể heterophil. Kháng thể này thấy ở 50% trẻ em và 90 đến 95% thiếu niên và người lớn bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Kháng thể này giảm chuẩn độ, nhưng còn dương tính đến 9 tháng sau khi bị bệnh cấp.
Xác định kháng thể IgM và IgG với VCA bằng thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch liên kết enzyme dùng kháng thể đơn clôn. Có thể tìm kháng thể với kháng nguyên EBNA.
Một số phòng thí nghiệm có trang bị, có thể tìm các kháng thể tương ứng với các kháng nguyên sớm (EA) và với EBNA.
Trong các bệnh ác tính
Xác định kháng thể với kháng nguyên EBNA, kháng thể IgA của kháng nguyên VCA bằng miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch enzyme.
Trong cả hai trường hợp tìm ADN của virus bằng kỹ thuật lai DNA hoặc PCR được dùng ở các phòng thí nghiệm có trang bị.
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Chưa có vaccine phòng bệnh hữu hiệu.
Điều trị
Acyclovir, interferon và b propiolacton là những chất ức chế sự sao chép virus Epstein Barr trong phòng thí nghiệm. Vai trò của các thuốc này trong điều trị nhiễm trùng virus Epstein Barr chưa được đánh giá.
Bài viết cùng chuyên mục
Các hình thái của sự nhiễm trùng
Đối với vi khuẩn, cơ thể con người là môi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh vật, môi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho chúng phát triển được.
Vi khuẩn dịch hạch (yersinia pestis)
Vi khuẩn dịch hạch gây nên bệnh dịch hạch, là bệnh của một số loài động vật, lây sang người qua bọ chét, có ổ bệnh thiên nhiên, dễ phát thành dịch lớn.
Ứng dụng của Bacteriophage trong y học
Phage được sử dụng để định type phage ở vi khuẩn. Mỗi loài vi khuẩn có thể gồm nhiều type phage khác nhau do bản chất của receptor ở vi khuẩn đối với các phage khác nhau.
Các Borrelia gây bệnh
Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn được ở nhiệt độ 33 0C trên môi trường lỏng Borbozur Stoenner.
Proteus vi khuẩn đường ruột
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.
Klebsiella pneumoniae vi khuẩn đường ruột gây bệnh cơ hội
Klebsiella pneumoniae hay còn gọi là phế trực khuẩn Friedlander là loại vi khuẩn rất phổ biến trong thiên nhiên, nó ký sinh ở đường hô hấp trên.
Virus viêm gan B (hepatitis b virus HBV)
Hạt virus viêm gan B nguyên vẹn có dạng hình cầu có đường kính 42nm (tiểu thể Dane). Vó ngoài của HBV có thể tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân ở dạng hình cầu 22 nm và dạng hình sợi, cả hai dạng này giống nhau về đặc tính sinh hóa và vật lý.
Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể không đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh
Sự bài tiết các chất bả nhờn, bài tiết mồ hôi (axit lactic) trên bề mặt da và độ pH thấp của một số vị trí ở da và niêm mạc dạ dày hay đường tiết niệu sinh dục.
Virus quai bị
Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.
Adenovirus gây bệnh đường hô hấp
Adenovirus là những virus chứa DNA hai sợi, kích thước virus từ 70 đến 80 nm đường kính, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome.
Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ
Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học
Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo, nguyên sinh động vật và virus. Trước khi khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm hai giới: giới động vật và giới thực vật.
Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.
Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn.
Sự né tránh với đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật gây bệnh
Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể.
Vaccine phòng chống bệnh nhiễm trùng
Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết.
Coxsackievirus và Echovirus
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheriae)
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh.
Salmonella vi khuẩn đường ruột
Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân, vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào.
Virus viêm não nhật bản
Virus viêm não Nhật Bản thuộc họ Flaviviridae. Virus có hình cầu đường kính từ 30 đến 35nm. Virus chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsit.
Virus Rubella
Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người.
Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.
Cytomegalovirus virus gây nhiễm trùng thai nhi
Cytomegalovirus được đào thải qua nước bọt, nước tiểu, chất dịch phế quản nhiều tháng sau khi bị bệnh. Phân lập virus bằng cấy bệnh phẩm vào tổ chức tế bào xơ non người.
Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.