- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Cytomegalovirus virus gây nhiễm trùng thai nhi
Cytomegalovirus virus gây nhiễm trùng thai nhi
Cytomegalovirus được đào thải qua nước bọt, nước tiểu, chất dịch phế quản nhiều tháng sau khi bị bệnh. Phân lập virus bằng cấy bệnh phẩm vào tổ chức tế bào xơ non người.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đặc tính chung
Cytomegalovirus là một thành viên của họ herpes virus. Virus có cấu trúc đối xứng hình khối, vỏ bên ngoài là lipoprotein. Nucleocapsid chứa ADN chuỗi đôi.
Virus phát triển thích hợp trong tổ chức nuôi cấy tế bào xơ non người, chu kỳ phát triển của virus này chậm hơn các virus herpes khác. Trong tế bào nhiễm virus chúng nhân lên bên trong nhân, quá trình sao chép của virus tạo nên các hạt vùi lớn ở trong nhân và nhiều hạt vùi nhỏ hơn ở trong nguyên tương. Trên cơ thể người Cytomegalovirus nhân lên trong tế bào của nhiều cơ quan như tế bào tuyến nước bọt, tế bào gan, thận, phổi. Gần đây virus này được xác định trong tế bào lymphocyte ở máu của bệnh nhân khỏe mạnh có phản ứng huyết thanh dương tính. Sự tồn tại của Cytomegalovirus trong tế bào lymphocyte có thể chịu trách nhiệm cho nhiễm trùng virus sau truyền máu.
Đặc điểm gây bệnh ở nguời
Cytomegalovirus có thể gây nhiễm trùng thai nhi bẩm sinh do người mẹ bị nhiễm cytomegalovirus tiên phát trong thời kỳ mang thai. Các nhiễm trùng Cytomegalovirus thai nhi bẩm sinh có thể tiềm tàng đến nặng và lan tỏa với gan lách to, xuất huyết, vàng da, não nhỏ, chậm phát triển - Các nhiễm trùng nặng thường chết trong bụng mẹ. Những trẻ em nhiêm trùng không có triệu chứng có thể xuất hiện các bất thường về nghe, về thị giác, về phát triển tâm thần vận động trong nhiều năm về sau.
Nhiễm trùng Cytomegalovirus mắc phải ở trẻ nhỏ khi sinh qua đường sinh dục bà mẹ bị bệnh do virus này.
Virus này gây nhiễm trùng cơ quan ở các bệnh nhân bị tổn thương miễn dịch như ghép cơ quan, bệnh nhân già, bệnh nhân dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Ở những bệnh nhân bị AIDS, Cytomegalovirus gây các nhiễm trùng lan tỏa và gây tử vong cho những bệnh nhân này.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán trực tiêp
Cytomegalovirus được đào thải qua nước bọt, nước tiểu, chất dịch phế quản nhiều tháng sau khi bị bệnh. Phân lập virus bằng cấy bệnh phẩm vào tổ chức tế bào xơ non người, xác định hiệu ứng tế bào bệnh lý điển hình. Nhiều phương pháp xác định trực tiếp nhanh chóng virus này trong bệnh phẩm gồm:
Xác định kháng nguyên huỳnh quang sớm: bệnh phẩm cấy lên nuôi cấy tế bào sau một đêm ủ cho phản ứng với kháng thể đơn dòng chống lại Cytomegalovirus rồi gắn với huỳnh quang.
Xác định kháng nguyên bạch cầu: các tế bào đơn nhân từ máu ngọai vi được tách ly tâm rồi nhuộm với kháng thể đơn dòng gắn enzyme hoặc huỳnh quang.
Xác định ADN của virus trong bệnh phẩm bằng phản ứng khuếch đại chuỗi gen PCR
Chẩn đóan huyết thanh học
Nhiều kỹ thuật huyết thanh học dùng để xác định kháng thể kháng cytomegalovirus trong huyết thanh bệnh nhân. Kháng thể lớp IgM được xác định bằng miễn dịch liên kết enzyme hoặc miễn dịch huỳnh quang; kháng thể IgG xác địch bằng ELISA hoặc thử nghiệm ngưng kết hồng cầu thụ động.
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, chủ yếu kiểm tra người cho cơ quan trước khi ghép.
Điều trị
Hai thuốc kháng virus ganciclovir và foscarnet hiện nay có sẵn để điều trị nhiễm trùng Cytomegalovirus nhưng cần liều cao và đợt thuốc chỉ nên dùng khi nhiễm trùng do cytomegalovirus đã được xác định. Dẫn chất nucleoside là 9-(1-3dihydroxyl-2 propoxymethyl) guanin (DHPG) thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy có hiệu quả chống lại cytomegalovirus.
Bài viết cùng chuyên mục
Những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp
Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh.
Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh
Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm.
Proteus vi khuẩn đường ruột
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.
Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Các chất kháng sinh và vi khuẩn
Thuật ngữ kháng sinh theo định nghĩa ban đầu là những tác nhân kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi sinh vật, chúng có tác dụng chống vi khuẩn hữu hiệu ở nồng độ rất thấp.
Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.
Khả năng gây bệnh của virus
Nhiễm virus không biểu lộ, nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh
Virus á cúm
Virus á cúm gây nên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ những nhiễm trùng nhẹ ở đường hô hấp trên đến viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản - phế quản đặc biệt nghiêm trọng.
Epstein barr virus gây tăng bạch cầu đơn nhân
Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào biểu mô mũi hầu (nasopharyn).
Rickettsia vi khuẩn hoại tử mạch máu
Rickettsia hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển: cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình trực khuẩn.
Ứng dụng của Bacteriophage trong y học
Phage được sử dụng để định type phage ở vi khuẩn. Mỗi loài vi khuẩn có thể gồm nhiều type phage khác nhau do bản chất của receptor ở vi khuẩn đối với các phage khác nhau.
Vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheriae)
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh.
Phản ứng miễn dịch phóng xạ trong chẩn đoán vi sinh vật
Có thể xác định vị trí của kháng nguyên (hoặc kháng thể) đã đánh dấu đồng vị phóng xạ bằng cách cho nhũ tương ảnh lên trên tiêu bản tổ chức học, sau đó phát hiện bằng các phương pháp chụp ảnh thông thường.
Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)
Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.
Virus dengue
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
Các Borrelia gây bệnh
Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn được ở nhiệt độ 33 0C trên môi trường lỏng Borbozur Stoenner.
Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn.
Shigella vi khuẩn đường ruột
Shigella lên men glucose không sinh hơi, lên men manitol, hầu hết Shigella không lên men lactose, chỉ có Shigella sonnei lên men lactose nhưng chậm.
Coronavirus gây bệnh cho người
Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43.
Sinh lý của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.
Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.
Vi khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn gram âm không sinh nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động.
Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh
Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.
Tụ cầu khuẩn gây bệnh (staphylococci)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người.
Tiệt trùng và khử trùng trong y học
Trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, tiệt trùng là biện pháp không thể thiếu được cho việc phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn thuần khiết.