- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh
Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đối với cơ thể người và động vật thì vi sinh vật và những chất độc của chúng là những kháng nguyên. Mỗi chủng vi sinh vật được cấu tạo bởi nhiều chất phức tạp và có tính kháng nguyên khác nhau, cho nên mỗi chủng vi sinh vật đều có nhiều kháng nguyên.
Các kháng nguyên hòa tan
Đó là những kháng nguyên do vi khuẩn bài tiết ra môi trường xung quanh trong quá trình phát triển. Chúng bao gồm các kháng nguyên ngoại tế bào có bản chất là protein như các độc tố và các enzyme.
Kháng nguyên ngoại độc tố
Các vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, ngộ độc thịt.v.v... Có ngoại độc tố là những kháng nguyên mạnh và có khả năng biến đổi thành giải độc tố sau khi xử lý với formol ở 400C trong một thời gian. Giải độc tố không còn độc tính nhưng vẫn giữ được khả năng sinh miễn dịch, được dùng để làm vaccine phòng bệnh rất tốt. Các vaccine phòng bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván đều là những giải độc tố.
Vi khuẩn tả và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột (enterotoxin). Độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột, chủ yếu chống lại phần B của độc tố ruột.
Kháng nguyên enzyme
Trong các enzyme ngoại tế bào có tính kháng nguyên mạnh, đáng kể nhất là các dung huyết tố. Ví dụ như dung huyết tố Streptolysin O của liên cầu là một kháng nguyên mạnh, kích thích cơ thể hình thành antistreptolysin O (ASO) , phản ứng huyết thanh ASO thường được dùng trong chẩn đoán bệnh liên cầu. Enzyme Streptokinase do nhiều chủng liên cầu tan máu b tạo thành cũng là một kháng nguyên tốt khích động sự hình thành antistreptokinase (ASK).
Các kháng nguyên tế bào
Tế bào vi khuẩn có bao nhiêu thành phần cấu tạo thì có bấy nhiêu loại kháng nguyên.
Kháng nguyên của vách tế bào vi khuẩn
Vi khuẩn Gram dương: Cấu tạo chính của vách tế bào vi khuẩn Gram dương là peptidoglycan gọi là murein. Nhiệm vụ chính của murein là làm sườn cơ bản của vách tế bào còn vai trò sinh miễn dịch rất thứ yếu. Những thành phần cấu tạo khác của vách tế bào mặc dù ở tỷ lệ thấp nhưng có tính kháng nguyên cao, đó là:
Các protein: thường là kháng nguyên gây ngưng kết đặc hiệu, căn cứ vào đó có thể chia vi khuẩn thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thành nhiều type, thí dụ như protein A của tụ cầu, protein M của liên cầu A.
Polysaccharide: thường là những hapten, chỉ khi nào gắn với một protein thì mới trở thành có tính sinh miễn dịch, ví dụ như polysaccharide C của liên cầu, phế cầu.
Vi khuẩn Gram âm: Ở vách tế bào vi khuẩn Gram âm, thành phần kháng nguyên chủ yếu là phức hợp protein - lipid - polysaccharide trong đó thành phần protein làm cho phức hợp có tính chất kháng nguyên, phần polysaccharide quy định tính đặc hiệu của kháng nguyên, phần lipid có tính độc. Kháng nguyên vách tế bào vi khuẩn Gram âm thường được gọi là kháng nguyên O có bản chất là lipopolysaccharide (LPS) . Kháng nguyên O (LPS) là nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.
Kháng nguyên vỏ của vi khuẩn
Một số vi khuẩn có vỏ bọc ngoài vách tế bào, che chở vi khuẩn chống hiện tượng thực bào. Kháng nguyên vỏ bản chất thường là những polysaccharide đặc hiệu type như phế cầu dạng S, E.coli..., nhưng cũng có thể là polypeptide như vỏ của trực khuẩn than, trực khuẩn dịch hạch.
Kháng nguyên lông của vi khuẩn
Một số vi khuẩn Gram âm có kháng nguyên lông bản chất là protein mang tính đặc hiệu type. Kháng nguyên lông không đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh, nhưng có tác dụng trong việc chẩn đoán và xếp loại vi khuẩn. Kháng nguyên lông thường được gọi là kháng nguyên H.
Kháng nguyên bề mặt Vi
Một vài loài Salmonella có một lớp polysaccharide mỏng bao bọc bên ngoài vách tế bào vi khuẩn, không nhìn thấy được ở kính hiển vi quang học. Ví dụ như kháng nguyên Vi của Salmonella typhi.
Bài viết cùng chuyên mục
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván (clostridium tetani)
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.
Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.
Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
Sinh lý của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.
Các vi sinh vật gây bệnh trong tự nhiên
Đất chứa rất nhiều vi sinh vật và là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, vì trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và các chất hữu cơ.
Khả năng gây bệnh của virus
Nhiễm virus không biểu lộ, nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh
Virus viêm não nhật bản
Virus viêm não Nhật Bản thuộc họ Flaviviridae. Virus có hình cầu đường kính từ 30 đến 35nm. Virus chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsit.
Các hình thái của sự nhiễm trùng
Đối với vi khuẩn, cơ thể con người là môi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh vật, môi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho chúng phát triển được.
Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh
Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.
Nuôi cấy virus trong vi sinh y học
Tùy theo loài virus có thể sử dụng những động vật cảm thụ khác nhau như chuột nhắt còn bú, chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ
Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ
Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Lậu cầu khuẩn gây bệnh (neisseria gonorrhoeae)
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1 đến 2 giờ.
Haemophilus trực khuẩn gram âm
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ.
Chlamydia vi khuẩn gây bệnh
Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas -Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu.
Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.
Virus dengue
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.
Virus cúm (Influenzavirus)
Virus cúm hình cầu đường kính từ 80, 120 nm nhưng đôi khi có dạng hình sợi. Nucleocapsid đối xứng kiểu xoắn trôn ốc, chứa ARN một sợi có trọng lượng phân tử khoảng 4x106 daltons.
Cytomegalovirus virus gây nhiễm trùng thai nhi
Cytomegalovirus được đào thải qua nước bọt, nước tiểu, chất dịch phế quản nhiều tháng sau khi bị bệnh. Phân lập virus bằng cấy bệnh phẩm vào tổ chức tế bào xơ non người.
Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.
Phân loại virus trong vi sinh y học
Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.
Virus Rubella
Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người.
Não mô cầu khuẩn gây bệnh (neisseria meningitidis)
Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolat.
Virus vêm gan D (hepatitis d virus HDV)
Virus viêm gan D còn có tên là virus viêm gan delta, hay virus viêm gan khiếm khuyết vì virus này cần sự hỗ trợ của HBV hoặc virus viêm gan ở sóc (Woodchuck hepatitis virus - WHV) để phát triển.