- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Các Borrelia gây bệnh
Các Borrelia gây bệnh
Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn được ở nhiệt độ 33 0C trên môi trường lỏng Borbozur Stoenner.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát 3 loại xoắn khuẩn.
Các Treponema.
Các Leptospira.
Các Borrelia.
Borrelia là một nhóm xoắn khuẩn gây bệnh cho người, trong phương thức truyền bệnh xoắn khuẩn này được truyền do môi giới trung gian ve hay rận. Các Borrelia gây nên bệnh sốt hồi quy và gần đây Borrelia gây bệnh Lyme.
Đặc tính chung của các Borrelia
Hình thái và bắt màu
Đây là những xoắn khuẩn dài, các vòng xoắn không đều nhau chiều dài của xoắn khuẩn Borrelia thay đổi từ 5 - 30µm, rộng khoảng 0,3 - 1,4 µm. Thân vi khuẩn nhỏ như sợi tóc uốn cong kích thước thay đổi tùy theo từng thời kỳ, các xoắn khuẩn phát triển dài ra trong 12 - 24 giờ rồi phân chia thành 2 tế bào, vi khuẩn di động mạnh trên kính hiển vi nền đen. Nhuộm Wright xoắn khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa xoắn khuẩn bắt màu tím sẫm.
Nuôi cấy
Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn được ở nhiệt độ 33 0C trên môi trường lỏng Borbozur - Stoenner Kelly hoặc có thể cấy trên phôi gà. Nhưng thông thường là cấy phân lập qua cấy truyền trên chuột.
Tính chất đề kháng
Vi khuẩn này dể chết bởi các tác nhân vật lý và hóa chất cũng như nhạy cảm với nhiều kháng sinh penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.
Khả năng gây bệnh
Bệnh sốt hồi qui
Chủ yếu do xoắn khuẩn Borrelia obermejeri hay thường gọi B.recurentis thường gây tthành dịch lớn, vector trung gian truyền bệnh chính là rận. Ngoài ra còn B.dultoni, môi giới trung gian truyền bệnh là ve, vi khuẩn này gây bệnh có tính chất địa phương.
Vi khuẩn sốt hồi qui sau khi xâm nhập vào cơ thể sau thời gian ủ bệnh 7-10 ngày bệnh đặc trưng bởi sốt, buồn nôn, nôn mữa, sốt khá dài 5-7 ngày trong đợt đầu rồi trở về bình thường trong 5-7 ngày rồi sốt trở lại. Những đợt sốt tái phát về sau ngắn hơn, ít rầm rộ hơn và thời gian ngưng sốt giữa các đợt kéo dài hơn. Nếu bệnh không được điều trị tới một lúc nào đó xoắn khuẩn cũng bị tiêu diệt và lúc ấy bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Những trường hợp nặng do viêm cơ tim và có thể gây chết.
Bệnh Lyme
Được mô tả năm 1977 do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi gây nên. Vector trung gian truyền bệnh do các loại ve. Bệnh tìm thấy đầu tiên ở Mỹ, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã thông báo phát hiện bệnh này.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, vi khuẩn gây phản ứng viêm tại chổ rồi lan tràn vào bạch huyết và vào máu. Bệnh tiến triển với triệu chứng đa dạng và liên hệ đến phản ứng viêm ở nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể gồm da, hệ thống cơ khớp, thần kinh, tim, gan, thận, tiêu hóa, mắt ... bệnh diễn tiến mãn, kéo dài nhiều năm và có thể phục hồi hoàn toàn.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Khảo sát trực tiếp
Soi tươi trên kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm trực tiếp bệnh phẩm máu với phương pháp Wright vi khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa vi khuẩn có màu tím.
Tiêm truyền cho chuột
Tiêm 1- 2 ml máu lấy từ bệnh nhân tiêm vào màng bụng chuột theo dõi xoắn khuẩn ở máu chuột bằng nhuộm trực tiếp, tìm xoắn khuẩn ở tạng chuột.
Chẩn đoán huyết thanh
Trong chẩn đoán đoán bệnh Lyme, phản ứng ELISA được dùng đầu tiên để xác định kháng thể lớp IgM đối với B. burgdorferi. Phản ứng western blot xác định kháng thể IgG đặc hiệu với các kháng nguyên protein của B. burgdorferi là phản ứng chẩn đoán chắc chắn. Khi thực hiện phản ứng ELISA dương tính cần làm thêm phản ứng western blot để khẳng định chẩn đoán.
Các phương pháp khác
Gần đây kỹ thuật PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh Lyme. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ dùng ở những phòng thí nghiệm có trang bị
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Diệt côn trùng tiết túc trung gian bằng phun thuốc diệt côn trùng ở những vùng dịch tễ.
Điều trị
Borrelia nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thông thường như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol, cephalosporin...hiện nay các thuốc này dùng điều trị các nhiễm trùng do Borrelia.
Bài viết cùng chuyên mục
Vi khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn gram âm không sinh nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động.
Virus viêm gan A (hepatitis a virus HAV)
So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 60 độ C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus.
Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.
Phản ứng ngưng kết của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Vi sinh vật sống và chết đều có khả năng ngưng kết với kháng thể. Với vi sinh vật sống, thực hiện phản ứng trên một phiến kính. Phản ứng này thường được sử dụng để nhận mặt vi khuẩn.
Ảnh hướng của nhân tố vật lý đến sự phát triển của vi sinh vật
Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.
Mycoplasma vi khuẩn gây viêm phổi
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
Hantavirrus
Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.
Salmonella vi khuẩn đường ruột
Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân, vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào.
Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh
Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm.
Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.
Sự nhân lên của virus
Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế bào sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống.
Sinh lý của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.
Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn.
Virus bại liệt Poliovirus
Enterovirus thuộc họ Picornaviridae, họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung là nhỏ, chứa ARN 1 sợi, capsid đối xứng hình khối, không có vỏ bọc.
Những vấn đề hiện nay của vi sinh vật y học
Từ khi vi sinh vật học trưởng thành cho đến nay con người đã có khả năng dần dần chế ngự được bệnh nhiễm trùng. Nhưng con đường chế ngự
Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Mối quan hệ giữa Bacteriophage và vi khuẩn túc chủ
Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Các vi khuẩn gây bệnh hoại thư
Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, không di động có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể động vật và người, vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên.
Tụ cầu khuẩn gây bệnh (staphylococci)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người.
Phòng ngừa và điều trị bệnh virus bằng liệu pháp hóa học
Khác với vi khuẩn, các virus ký sinh bắt buộc bên trong tế bào sống, chúng không có chuyển hóa và sự sao chép của virus hoàn toàn nằm trong tế bào chủ.
Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (clostridium botulinum)
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.
Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.
Lịch sử phát triển của vi sinh vật học
Gần đây những kỹ thuật tổng hợp gen, tháo ghép gen làm cho công nghệ sinh học trở thành một lực lượng sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế thế giới
Sự vận chuyển di truyền ở vi khuẩn
Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật