- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)
Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trực khuẩn mủ xanh và Burkholderia pseudomallei thuộc họ Pseudomonadaceae , họ này bao gồm những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí, di động bằng một hoặc nhiều lông ở một đầu (trừ Burkholderia mallei không di động), chúng chuyển hóa năng lượng bằng hình thức oxy hóa carbohydrate, không lên men các loại đường. Có enzyme oxydase và enzyme catalase. Chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, chỉ một số loài có khả năng gây bệnh ở người, động vật hoặc thực vật.
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
Đặc điểm sinh vật học
Hình thể
Trực khuẩn Gram âm ngắn, bắt màu thuốc nhuộm mạnh ở hai đầu, đứng riêng lẻ hoặc chuỗi ngắn, đôi khi có hình dạng cầu trực khuẩn. Kích thước 0,8 x1,5 µm. Vi khuẩn di động có một chùm lông ở một đầu, không sinh nha bào.
Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn mọc được ở các môi trường nuôi cấy thông thường, khó phân lập ở nuôi cấy lần đầu. Hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 370C, nhưng có thể phát triển được từ 5-42 0C và ở môi trường có 3% NaCl.
Trên môi trường lỏng, vi khuẩn mọc bằng cách tạo váng, theo thời gian váng càng dày. Trên môi trường đặc, tạo khuẩn lạc khô, bề mặy nhăn nheo, bờ răng cưa, màu trắng đục hoặc màu kem. Có thể quan sát thấy nhiều dạng khuẩn lạc có kích thước và hình thái khác nhau trên cùng một môi trường. B. pseudomallei không sinh sắc tố hoà tan. Nuôi cấy toả ra mùi thơm (giống mùi nho).
Tính chất sinh hoá
Oxydase dương tính(+), catalase dương tính(+). Sử dụng carbohydrat theo lối oxy hoá sinh axit như: arabinose, dulcitol, glucose, lactose và mannitol, làm lỏng gelatin, ADH (arginin đihydrolase) dương tính(+), citrat simmon dương tính(+), indol âm tính(-), khử nitrat thành N2 , di động mạnh.
Sức đề kháng
B. pseudomallei có mặt trong tự nhiên, đặc biệt được tìm thấy trong các cánh đồng lúa nước ở vùng Đông Nam Á. Chúng sống hàng tuần đến hàng tháng ở nơi ẩm nếu gặp điều kiện thích hợp như không có ánh sáng mặt trời và lạnh.
Miễn dịch
Do vi khuẩn phân bố rộng rãi trên đồng ruộng, 30-50% nông dân khoẻ mạnh sống trong vùng B. pseudomallei lưu hành có kháng thể chống vi khuẩn này. Khi bị bệnh, kháng thể tăng cao và còn tồn tại vài tháng sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, kháng thể này không có vai trò bảo vệ, bệnh nhân có thể bị tái nhiễm hoặc tái phát một cách dễ dàng.
Khả năng gây bệnh
Ở người
Vi khuẩn gây bệnh Mélioidosis thường gặp ở Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và châu Úc.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua vết thương, những chổ sây sát trên da. Tại nơi xâm nhập chúng hình thành những mụn mủ nhỏ, có khi tạo thành một áp xe rất lớn. Ở những người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính kéo dài vi khuẩn thường vào máu và gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng của một nhiểm khuẩn huyết. Từ máu vi khuẩn đến các phủ tạng gây nên áp xe nhỏ ở nhiều cơ quan như ở phổi, thận, gan, lách. Sau đó các áp xe nhỏ tạo thành các áp xe lớn gây ra các triệu chứng lâm sàng ở nhiều cơ quan khác nhau. Vi khuẩn có thể sống trong các đại thực bào, điều này có thể giải thích những trường hợp bệnh tái phát. Bệnh có thể diển biến cấp tính, bán cấp và mãn tính
Thể cấp tính nhiễm khuẩn huyết với ỉa chảy và sốt ác tính, thường chết trong vài ngày.
Thể ban cấp dạng thương hàn với áp xe ở phổi, thận, gan, cơ, chết sau vài tuần lễ.
Thể mạn tính có thể khu trú (áp xe ở xương hoặc ở da) hoặc nhiễm khuẩn huyết kiểu làn sóng.
Khả năng gây bệnh thực nghiệm
Người ta có thể gây bệnh được cho phần lớn các động vật như thỏ, chuột lang, chuột nhắt, ngựa bằng nhiều đường khác nhau: qua da, tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc hoặc đường hô hấp. Bệnh melioidose ở súc vật có thể lây sang người.
Chẩn đoán vi sinh vật
Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm là mủ áp xe, mụn mủ, máu trong nhiễm khuẩn huyết, đàm trong viêm phế quản, dịch màng phổi, dịch màng tim...Cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy thông thường như thạch thường, thạch máu, canh thang hoặc môi trường chọn lọc có chứa gentamicin. Xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất bắt màu, hình thái khuẩn lạc và tính chất sinh hóa.
Chẩn đoán huyết thanh
Trong điều tra dịch tễ học: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động tìm kháng thể ngưng kết.
Trong chẩn đoán bệnh: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động và ELISA với kháng nguyên protein.
Phòng ngừa và điều trị
Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccine. Tăng cường sức đề kháng chung, giữ gìn vệ sinh, tránh các tổn thương da trong khi làm việc ở nơi có vi khuẩn.
Điều trị
Dùng kháng sinh như tetracyclin, chloramphenicol, bactrim, ceftazidim. Vì vi khuẩn lẫn tránh trong tế bào nên cần lưu ý chọn lựa kháng sinh khuếch tán tốt vào trong tế bào và dùng trong thời gian dài để phòng ngừa tái phát. Vi khuẩn kháng gentamycin, ampicillin, polymycin. Dùng biện pháp chọc hút mủ ổ áp xe, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phản ứng miễn dịch phóng xạ trong chẩn đoán vi sinh vật
Có thể xác định vị trí của kháng nguyên (hoặc kháng thể) đã đánh dấu đồng vị phóng xạ bằng cách cho nhũ tương ảnh lên trên tiêu bản tổ chức học, sau đó phát hiện bằng các phương pháp chụp ảnh thông thường.
Ảnh hướng của nhân tố hóa học đến sự phát triển của vi sinh vật
Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần.
Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh
Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.
Tiệt trùng và khử trùng trong y học
Trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, tiệt trùng là biện pháp không thể thiếu được cho việc phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn thuần khiết.
Trực khuẩn lao (mycobacterium tuberculosis)
Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12 - 24 giờ trong khi của E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R.
Các vi khuẩn gây bệnh hoại thư
Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, không di động có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể động vật và người, vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên.
Sự né tránh với đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật gây bệnh
Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể.
Lậu cầu khuẩn gây bệnh (neisseria gonorrhoeae)
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1 đến 2 giờ.
Cơ sở di truyền của độc lực vi sinh vật gây bệnh
Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên DNA của bacteriophage, trên các plasmid.
Coxsackievirus và Echovirus
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Virus thủy đậu zona (varicella zoster virus)
Virus phát triển trong các nuôi cấy tế bào như tế bào ối, tế bào xơ non, tế bào lưỡng bội. Sự nhân lên của virus tạo ra các đám tổn thương riêng rẽ lan rộng.
Các kháng nguyên của virus gây bệnh
Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein. Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu.
Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.
Vibrio parahaemolyticus (vi khuẩn có thể gây dịch tả)
Giống Vibrio thuộc vào họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn hình que hơi cong như dấu phẩy, Gram âm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở một đầu, oxydaza dương tính.
Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)
Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.
Sự vận chuyển di truyền ở vi khuẩn
Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật
Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Vi khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn gram âm không sinh nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động.
Các phản ứng trung hòa vi sinh vật của kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Độc tố nói ở đây là ngoại độc tố. Nêú một liều chí mạng hay lớn hơn độc tố được hỗn hợp với một lượng thích nghi kháng độc tố đối ứng rồi tiêm hỗn hợp vào một động vật nhạy cảm thì con vật không bị nguy hiểm.
Bordetella pertussis (trực khuẩn ho gà)
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não.
Di truyền về tính kháng thuốc của vi khuẩn
Trong tính kháng thuốc, kháng sinh giữ vai trò chọn lọc chứ không phải vai trò chỉ đạo. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh làm phát triển nhanh chóng các vi khuẩn kháng thuốc.
Các virus họ Herpesviridae
Gần đây các virus mới thuộc họ này được mô tả là Human Herpesvirus 6 gây bệnh sốt, hạch cổ lớn và phát ban ở trẻ em, Human herpesvirus 7 vai trò gây bệnh của virus này đang được khảo sát.
Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.
Mycoplasma vi khuẩn gây viêm phổi
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
Các virus sinh khối u
U lành tinh và ác tính đều được gọi bằng một từ tận cùng là oma. Ung thư tạo bởi từ những lớp tế bào gọi là carcinoma, ung thư phát sinh từ mô liên kết hoặc mạch máu gọi là sarcoma.