Bordetella pertussis (trực khuẩn ho gà)

2017-07-11 10:25 AM

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trực khuẩn ho gà thuộc giống Bordetella, họ Alcaligenaceae.

Đặc điểm sinh vật học

B. pertussis hình trực khuẩn rất nho, kích thước 0,5-0,8 mm x 0,2-0,3 mm, Gram âm, không di động, không sinh nha bào, có thể có vỏ, vi khuẩn hiếu khí. Muốn phân lập từ bệnh phẩm phải có môi trường đặc biệt, đó là môi trường Bordet - Gengou (môi trường chứa khoai tây, glycerol và 15-20% máu), vi khuẩn mọc chậm sau 2 - 4 ngày, khuẩn  lạc nhỏ, tròn, lồi, xám nhạt như xà cừ hoặc có ánh kim loại (giống như giọt thủy ngân), xung quanh có vòng tan máu hẹp. Catalase âm tính, Oxydase dương tính, Urease âm tính. Trong quá trình nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, trực khuẩn ho gà biến dị từ dạng S sang dạng R. Hiện tượng này được chia làm 4 pha:

Pha I: Tương ứng với khuẩn lạc dạng S, vi khuẩn hình bầu dục, có vỏ, đứng riêng rẽ hoặc từng đôi, ít khi thành chuỗi, có độc lực, có kháng nguyên đặc hiệu của pha I là những kháng nguyên mạnh tạo được miễn dịch đối với bệnh ho gà.

Pha IV: Tương ứng với khuẩn lạc dạng R, vi khuẩn hình sợi t o hơn và hay xếp thành chuỗi ngắn, không có vỏ, không có độc lực, mất kháng nguyên pha I.

Pha II và pha III: là những giai đoạn trung gian

Sự biến đổi pha có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất vaccine. Muốn điều chế vaccine tốt cần phải dùng vi khuẩn ở pha I.

Trực khuẩn ho gà sản xuất các yếu tố làm thành độc lực và có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh:

Độc tố ho gà: bản chất protein, do vi khuẩn ở pha I tiết ra, làm tăng lượng AMP vòng  dẫn đến sự tăng tiết dịch và chất nhầy đường hô hấp (triệu chứng đặc trưng của cơn ho trong bệnh ho gà). Kháng thể kháng độc tố ho gà có vai trò bảo vệ chống nhiễm trùng.

Độc tố Adenylate cyclase: có thể xâm nhập vào tế bào đường hô hấp làm tăng tiết AMP vòng, ức chế hiện tượng hoá hướng động bạch cầu đa nhân trung tính và ức chế hiện tượng thực bào. Độc tố này có vai trò bảo vệ vi khuẩn trong giai đoạn sớm của bệnh.

Độc tố tế bào khí quản (tracheal cytotoxin): gây tổn thương đặc hiệu các tế bào lông chuyển của biểu mô đường hô hấp.

Độc tố không chịu nhiệt và nội độc tố (lipopolysaccharide): vai trò sinh bệnh không rõ.

Kháng nguyên thân: chịu nhiệt, còn gọi là ngưng kết nguyên, kháng nguyên này chung cho cả giống Bordetella.

Khả năng gây bệnh ở người

 B. pertussis gây bệnh ho gà, thường gặp ở trẻ em, rất dễ lây và gây thành dịch.

Bệnh ho gà lây trực tiếp qua đường hô hấp, lây nhất ở thời kỳ đầu của bệnh. Vi khuẩn phát triển ở liên bào đường hô hấp, không vào máu. Vi khuẩn giải phóng các độc tố gây thương tổn đường hô hấp và gây nên các dấu hiệu toàn thân của bệnh ho gà.

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, nhất là ở trẻ sơ sinh.

Bệnh ho gà xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ mới đẻ đến 5 tuổi. Tử vong nhiều nhất là ở trẻ em dưới 1 tuổi. Bệnh có thể gặp ở người lớn và chỉ gây ho dai dẳng không thành cơn rõ rệt. Ngày nay, nhờ có vaccine tốt tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm rất nhiều.

Chẩn đoán vi sinh vật

Chẩn đoán trực tiếp

Chủ yếu là phân lập vi khuẩn. Có nhiều cách lấy bệnh phẩm, tốt nhất là lấy bệnh phẩm ở thời kỳ đầu của bệnh. Lấy bệnh phẩm ở họng mũi bằng tăm bông mềm và đàn hồi qua đường mũi, cấy vào môi trường Bordet-Gengou ngay tại giường bệnh nhân. Có thể dùng một dĩa môi trường mở ra và để cách miệng bệnh nhân 10cm hứng nước bọt bắn ra trong cơn ho không kích thích khoảng 15 giây. Để tủ ấm 37 0C/ 2-3 ngày. Xác định khuẩn lạc điển hình, nhuộm gram để xác định hình thể vi khuẩn và làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu.

Ngoài ra, có thể dùng kháng thể đơn dòng để tìm độc tố ho gà trong bệnh phẩm, dùng kỹ thuật khuếch đại gen (PCR: Polymerase Chain Reaction) để tìm đoạn ADN đặc hiệu của vi khuẩn.

Chẩn đoán gián tiếp

Tìm kháng thể kháng độc tố ho gà trong huyết thanh bệnh nhân.

Phòng bệnh và điều trị

Phòng bệnh

Phòng bệnh không đặc hiệu

Phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, cách ly bệnh nhân và hạn chế tiếp xúc nhất là những bệnh nhân đang ở thời kỳ đầu của bệnh.

Phòng bệnh đặc hiệu

Vaccine ho gà hiện nay là vaccine chết, được làm từ vi khuẩn ho gà ở pha I. Dùng vaccine ho gà tiêm đồng loạt cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản. Tiêm nhắc lại sau 1 năm để củng cố miễn dịch và sau 5 năm tiêm nhắc lại một lần nữa. Vaccine phòng bệnh ho gà là một trong 6 loại vaccine bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường dùng dưới dạng 1 vaccine hỗn hợp Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà (DTC: Diphterie-Tetanie-Cough). Ngoài ra có thể dùng huyết thanh miễn dịch hoặc globulin miễn dịch người để phòng bệnh và chữa bệnh ho gà ở trẻ còn bú.

Điều trị

Phải phát hiện sớm để cách ly và điều trị ngay bằng kháng sinh. Liệu pháp kháng sinh không rút ngắn được giai đoạn kịch phát nhưng loại trừ được vi khuẩn gây bệnh, giảm lây lan, dự phòng bội nhiễm. Kháng sinh chọn lọc là erythromycin.

Bài viết cùng chuyên mục

Cấu tạo của tế bào vi khuẩn

Có thể thấy với kính hiển vi ánh sáng sau khi nhuộm hoặc soi trực tiếp ở kính hiển vi pha tương phản. Nhân có thể hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V.

Bản chất của sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên.

Sự né tránh với đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật gây bệnh

Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể.

Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể không đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh

Sự bài tiết các chất bả nhờn, bài tiết mồ hôi (axit lactic) trên bề mặt da và độ pH thấp của một số vị trí ở da và niêm mạc dạ dày hay đường tiết niệu sinh dục.

Escherichia coli vi khuẩn đường ruột

E.coli lên men nhiều loại đường sinh axit và sinh hơi như: Glucose, lactose, ramnose; indol dương tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính.

Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)

Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.

Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)

Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.

Legionella pneumophila trực khuẩn gây viêm phổi

Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp.

Virus dại (rabies virus)

Virus dại có hình gậy giống như hình viên đạn, dài 130 - 240nm và đường kính 70 -80nm. Nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, chứa ARN 1 sợi, có một vỏ ngoài mang các gai ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.

Phản ứng kết tủa của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.

Các vi sinh vật gây bệnh trong tự nhiên

Đất chứa rất nhiều vi sinh vật và là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, vì trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và các chất hữu cơ.

Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc

Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.

Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh

Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.

Virus thủy đậu zona (varicella zoster virus)

Virus phát triển trong các nuôi cấy tế bào như tế bào ối, tế bào xơ non, tế bào lưỡng bội. Sự nhân lên của virus tạo ra các đám tổn thương riêng rẽ lan rộng.

Các virus họ Herpesviridae

Gần đây các virus mới thuộc họ này được mô tả là Human Herpesvirus 6 gây bệnh sốt, hạch cổ lớn và phát ban ở trẻ em, Human herpesvirus 7 vai trò gây bệnh của virus này đang được khảo sát.

Virus bại liệt Poliovirus

Enterovirus thuộc họ Picornaviridae, họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung là nhỏ, chứa ARN 1 sợi, capsid đối xứng hình khối, không có vỏ bọc.

Vaccine phòng chống bệnh nhiễm trùng

Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết.

Virus HIV AIDS (human immunodeficiency viruses)

Virus HIV (gồm HIV1 và HIV2) thuộc vào họ Retroviridae, giống Lentivirus. Những virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80-100nm về đường kính, genom chứa ARN chuỗi đơn.

Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)

B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.

Các vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người

Khuẩn chí bình thường gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định.

Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)

Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt  màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.

Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật

Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.

Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (clostridium botulinum)

Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.

Khả năng gây bệnh của vi sinh vật

Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.

Vi sinh học nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc.