Ảnh hướng của nhân tố vật lý đến sự phát triển của vi sinh vật

2017-07-10 01:27 PM

Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố của môi trường xung quanh như nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất, các bức xạ, pH...Các nhân tố này có thể chia làm 3 nhóm lớn: các nhân tố vật lý, các nhân tố hóa học và các nhân tố sinh học. Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố này đối với sự phát triển của vi sinh vật để ứng dụng trong công tác tiệt trùng, khử trùng các dụng cụ y tế, dược phẩm, tẩy uế môi trường, phòng mổ, phòng bệnh nhân, nghiên cứu vi sinh vật...

Vận động cơ giới

Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.

Khi lắc canh khuẩn với tần số vừa (1-60 lần / phút ) thì có tác động tốt đến sự phát triển của vi khuẩn do tăng khả năng thông khí, thúc đẩy sự phân bào...

Khi lắc mạnh thì lại ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nếu lắc kéo dài thì có thể tiêu diệt các vi sinh vật.

Vận động cơ giới thường được ứng dụng khi nuôi cấy vi sinh vật để làm tăng sinh khối hoặc thu nhận số lượng lớn sản phẩm do vi khuẩn bài tiết ra...

Làm mất nước

Nước cần thiết cho hoạt động sống của vi sinh vật, làm mất nước thì vi sinh vật sẽ chết. Tốc độ chết tùy thuộc vào môi trường vi khuẩn sống.

Huyền dịch vi khuẩn ở trong nước nếu đem làm khô thì vi khuẩn chết rất nhanh.

Huyền dịch vi khuẩn trong thể keo khi làm khô vi khuẩn chết chậm hơn.

Huyền dịch vi khuẩn nếu làm đông băng nhanh trước rồi mới tiến hành làm mất nước thì vi khuẩn chết rất ít. Phương pháp này được áp dụng để làm đông khô vi khuẩn nhằm bảo quản vi khuẩn trong thời gian dài.

Trạng thái nha bào là trạng thái mất nước tự nhiên của vi khuẩn. Nha bào chịu được khô hanh lâu dài.

Hấp phụ

Than họat, gel albumin, màng lọc sứ... có khả năng hấp phụ vi khuẩn và sự hấp phụ này làm thay đổi khả năng sống của vi khuẩn. Được áp dụng để làm vô khuẩn các sản phẩm của huyết thanh, các sản phẩm không chịu nhiệt...

pH

Độ pH của môi trường có ảnh hưởng đến họat động sống của vi khuẩn do làm thay đổi sự cân bằng về trao đổi chất giữa môi trường và vi khuẩn có thể giết chết vi khuẩn. Mỗi loại vi khuẩn chỉ thích hợp với một giới hạn pH nhất định (từ 5,5 đến 8,5), đa số là ở pH trung tính (pH=7), bởi vì pH nội bào của tế bào sống là trung tính. Ở môi trường kiềm, Pseudomonas và Vibrio phát triển tốt, đặc tính này rất hữu ích để phân lập chúng. Trong khi đó Lactobacillus phát triển tốt hơn ở pH=6 hoặc thấp hơn. Trong quá trình điều chế các môi trường nuôi cấy phải đảm bảo pH thích hợp thì vi khuẩn mới phát triển tốt. Trong tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn người ta có thể sử dụng các hóa chất có pH rất axit hoặc rất kiềm để loại trừ vi khuẩn.

Áp suất

Áp suất thủy tĩnh (áp suất cơ giới)

Vi khuẩn có khả năng chịu được áp suất cao của không khí, thường từ 2000-5000 atm đối với virus, phage; từ 5000-6000 atm đối với các vi khuẩn không có nha bào; từ 17000-20000 atm đối với các vi khuẩn có nha bào. Cơ chế tác động của áp suất cơ giới đối với vi khuẩn chưa được rõ.

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu của môi trường xung quanh có tác động mạnh đến tế bào vi khuẩn do tính thẩm thấu của màng nguyên tương. Đa số các vi khuẩn phát triển thích hợp khi môi trường có áp suất thẩm thấu bằng 7 atm (dung dịch  NaCl 0,9%).

Trong dung dịch nhược trương, do áp suất thẩm thấu bên trong tế bào cao hơn môi trường nên nước bị hút vào tế bào vi khuẩn làm tế bào phình to lên và vỡ.

Trong dung dịch ưu trương, áp suất thẩm thấu ở môi trường cao nên nước bị hút ra môi trường làm tế bào bị teo lại.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi khuẩn. Mỗi loại vi sinh vật phát triển trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, dựa vào khoảng nhiệt độ phát triển tối ưu, vi khuẩn có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm ưa ấm có nhiệt độ tối ưu giữa 20­0C-450C, nhóm ưa lạnh có nhiệt độ tối ưu dưới 200C và nhóm ưa nóng có nhiệt độ tối ưu trên 450C. Ở nhiệt độ quá thấp vi khuẩn không phát triển được nhưng có thể còn sống; còn ở nhiệt độ cao hoặc rất cao thì vi khuẩn bị tiêu diệt.

Nhiệt độ thấp: Ở nhiệt độ thấp các phản ứng chuyển hóa của vi khuẩn bị giảm đi, có thể bị ngừng lại. Một số vi sinh vật bị chết nhưng đa số vẫn sống trong thời gian dài. Lúc làm đông băng vi sinh vật thì một số bị chết, nhưng nếu làm đông băng rất nhanh thì số vi sinh vật sống sót nhiều hơn. Người ta sử dụng đặc điểm này để bảo quản các chủng vi khuẩn ở nhiệt độ thấp.

Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có khả năng giết chết vi khuẩn. Sức đề kháng của vi khuẩn với nhiệt độ cao tùy từng chủng loại và tùy theo ở trạng thái sinh trưởng hay ở trạng thái nha bào. Đa số các vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng ở nhiệt độ 56-60 0C trong 30 phút là chết và ở 1000C thì chết ngay. Thể nha bào chịu được nhiệt độ cao hơn và lâu hơn ở 121 0C trong 15 - 30 phút ở nồi hấp mới chết hoặc ở 170 0C trong 30 phút - 1 giờ ở nhiệt khô mới bị tiêu diệt.

Cơ chế tác dụng của nhiệt độ cao đối với vi khuẩn:

Protein bị đông đặc.

Enzyme bị phá hủy.

Tổn thương màng nguyên tương làm thay đổi tính thẫm thấu.

Phá hủy cân bằng lý - hóa trong tế bào do tăng tốc độ phản ứng sinh vật hóa học.

Giải phóng axit nucleic.

Bức xạ

Ánh sáng mặt trời: ánh sáng mặt trời do có tia cực tím có bước sóng từ 200-300 nm, nhất là 253,7nm, có tác dụng sát khuẩn.

Tia Rơnghen: có hiệu ứng diệt khuẩn và gây đột biến đối với vi sinh vật

Nguyên tố phóng xạ: tạo ra các bức xạ a, b và g trong đó tia a, b có tác dụng diệt khuẩn hay ức chế vi khuẩn phát triển. Còn tia g ít có tác dụng.

Cơ chế tác dụng của bức xạ: Do nguyên tương của vi khuẩn có thành phần cấu tạo bằng các phân tử rất phức tạp, các phân tử này có khả năng hấp thụ một cách chọn lọc những tia bức xạ có bước sóng khác nhau. Thí dụ như axit nucleic của vi khuẩn có khả năng hấp thụ tia bức xạ dài 253,7nm, lúc đó quá trình sao chép của DNA bị biến đổi hoặc bị ức chế hoặc DNA bị phá hủy không thuận nghịch làm vi khuẩn chết.

Siêu âm

Khi những tần số của chấn động vượt quá 20.000 lần/1 phút thì gọi là siêu âm (do tai ta không nghe được nữa). Siêu âm có khả năng giết chết vi khuẩn do những chấn động có tần số cao phát sinh ra áp suất co giãn cao làm cho tế bào vi khuẩn bị xé tan; cũng có thể nước trong tế bào vi khuẩn dưới tác dụng của siêu âm phát sinh ra H2O2 có tác dụng giết chết vi khuẩn; siêu âm cũng có thể phá hủy hệ thống keo làm cho chất keo đông lại.

Tia laser

Tia laser do năng lượng cao và tập trung nên trong một thời gian cực kỳ ngắn có thể làm cho vật chất nóng chảy và bay hơi, có thể tăng nhiệt độ, áp suất tại chỗ lên rất cao nên cũng có tác dụng giết chết vi khuẩn.

Bài viết cùng chuyên mục

Sự né tránh với đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật gây bệnh

Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể.

Xoắn khuẩn gây sốt vàng da xuất huyết (leptospira)

Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.

Virus vêm gan E (hepatitis e virus HEV)

Nhiễm trùng do virus viêm gan E trước đây được cho là viêm gan do virus không A- không B truyên qua đường tiêu hóa, virus này trước đây được xếp vào họ Caliciviridae, hiện nay được tách riêng và đang được xếp loại trong thời gian tới.

Những đặc điểm của virus

Virus là tác nhân nhiễm trùng nhỏ nhất có thể lọt qua các lọc vi khuẩn, có cấu tạo rất đơn giản. Virus là một đại phân tử nucleoprotein có đặc tính cơ bản của một sinh vật.

Nhận định kết quả trong các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết thanh cho biết hiệu giá kháng thể.

Coronavirus gây bệnh cho người

Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43.

Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)

B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.

Virus Rubella

Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người.

Nguồn gốc các đường truyền bệnh nhiễm trùng

Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng.

Liên cầu khuẩn gây bệnh (streptococci)

Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu tố phát triển.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván (clostridium tetani)

Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.

Kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán vi sinh vật

Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng kháng thể gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng thể - kháng kháng thể.

Rotavirus gây nhiễm trùng hô hấp

Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe kích thước hạt virus là 65, 70 nm. Axit nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus.

Khả năng gây bệnh của vi sinh vật

Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.

Virus dengue

Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.

Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)

Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí.

Vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheriae)

Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh.

Hantavirrus

Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.

Lậu cầu khuẩn gây bệnh (neisseria gonorrhoeae)

Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1 đến 2 giờ.

Phản ứng kết tủa của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.

Di truyền về tính kháng thuốc của vi khuẩn

Trong tính kháng thuốc, kháng sinh giữ vai trò chọn lọc chứ không phải vai trò chỉ đạo. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh làm phát triển nhanh chóng các vi khuẩn kháng thuốc.

Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)

Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.

Adenovirus gây bệnh đường hô hấp

Adenovirus là những virus chứa DNA hai sợi, kích thước virus từ 70 đến 80 nm đường kính, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome.

Virus sởi

Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.

Các virus sinh khối u

U lành tinh và ác tính đều được gọi bằng một từ tận cùng là oma. Ung thư tạo bởi từ những lớp tế bào gọi là carcinoma, ung thư phát sinh từ mô liên kết hoặc mạch máu gọi là sarcoma.