Ảnh hướng của nhân tố hóa học đến sự phát triển của vi sinh vật

2017-07-10 01:28 PM

Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố của môi trường xung quanh như nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất, các bức xạ, pH...Các nhân tố này có thể chia làm 3 nhóm lớn: các nhân tố vật lý, các nhân tố hóa học và các nhân tố sinh học. Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố này đối với sự phát triển của vi sinh vật để ứng dụng trong công tác tiệt trùng, khử trùng các dụng cụ y tế, dược phẩm, tẩy uế môi trường, phòng mổ, phòng bệnh nhân, nghiên cứu vi sinh vật...

Các hóa chất ở trong môi trường có ảnh hưởng hoặc kích thích hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các hóa chất có tác dụng kích thích sự phát triển vi khuẩn được ứng dụng ở trong nuôi cấy vi khuẩn... Các hóa chất có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn được sử dụng làm chất tẩy uế, chất khử khuẩn hoặc sát khuẩn tùy theo mục đích sử dụng và nồng độ sử dụng.

Chất tẩy uế, chất khử khuẩn

Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần. Chất tẩy uế sử dụng trên bề mặt các đồ dùng, các dụng cụ y tế, các chất thải của bệnh viện...

Chất khử khuẩn là những hóa chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, chất này chỉ có tác dụng giết chết vi khuẩn một phần nhưng có tác dụng ức chê  vi khuẩn rất mạnh. Chất khử khuẩn có thể dùng để vô khuẩn vết mổ, nơi tiêm chích...Thực ra chất tẩy uế và khử khuẩn chỉ khác nhau về nồng độ khi sử dụng. Ví dụ: phênol ở nồng độ 2-5% thì dùng để tẩy uế, còn khi ở nồng độ thấp hơn 100 -1000 lần thì dùng làm chất khử khuẩn.

Chỉ số phenol là tỉ lệ giữa nồng độ tối thiểu của chất tẩy uế có tác dụng diệt khuẩn và nồng độ tối thiểu của phenol khi sử dụng đối với một chủng vi khuẩn nhất định. Chỉ số này được dùng làm đơn vị đánh giá tác dụng diệt khuẩn của một hóa chất.

Các nhân tố hóa học ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn

Axit và bazơ

Axit và bazơ có khả năng phân li thành ion H+ và OH- rất mạnh, làm cho pH của môi trường thay đổi và có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Các muối kim loại

Khi hòa tan vào trong nước thì muối của nhiều kim loại nặng có khả năng phân li thành ion và có tac dụng diệt khuẩn, khả năng diệt khuẩn của các muối kim loại nặng có thể do sự kết hợp của các ion kim loại với những nhóm -SH của protein tế bào. Hoạt tính diệt khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Ví dụ :

Muối thủy ngân: được dùng nhiều nhất để tẩy uế như sublimê (HgCl2),...

Muối bạc: có tác dụng sát khuẩn như nitrat bạc (dung dịch argyrol).

Muối đồng: sunphát đồng dùng để chữa bệnh nấm ngoài da.

Muối vàng: được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn kháng cồn- axit dưới dạng muối thiosunphát.

Nhóm Halogen

Tác dụng diệt khuẩn do phản ứng oxy hoá và halogen hoá các chất hữu cơ. Phản ứng oxy hoá xảy ra nhanh và không thuận nghịch, còn halogen hoá thì chậm hơn và không mạnh bằng. Những phản ứng này xảy ra với nhiều chất hữu cơ khác nhau, do đó sẽ làm giảm hoạt tính diệt khuẩn trong những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các chất oxy hoá và halogen hoá khác, nhất là amoniac.

Iốt: Cồn iốt (7% I, 3% KI...) thường được sử dụng để sát trùng da, có chỉ số phenol cao.

Clo: thường được dùng ở dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất hữu cơ hay vô cơ. Clo dùng để khử khuẩn nước sinh hoạt, nước bể bơi.

Cl + H2O < = > HCl + HClO

 2HclO < = > 2HCl + O2   

(HClO có hoạt tính giải phóng oxy, nhưng không diệt được các vi khuẩn lao và virus đường ruột).

Chlorua vôi thường được sử dụng nhất để khử trùng chất nôn, chất thải và dụng cụ thô hoặc rắc hố xí. Chloramin tinh khiết 1% trong nước có khả năng khử trùng bàn tay bằng cách ngâm 5 phút trong dung dịch này và có thể khử khuẩn dụng cụ bằng cách ngâm 20 phút.

Phenol

Là một chất tẩy uế tốt được sử dụng từ rất sớm. Tuy nhiên phenol độc với da, niêm mạc và gây độc thần kinh.

Nồng độ: khoảng 1% có thể giết chết vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng

Nồng độ 5% có thể giết chết vi khuẩn ở trạng thái nha bào.

Cồn

Rượu ethylic có tác dụng sát trùng da. Tác dụng diệt khuẩn tùy theo nồng độ, cao nhất là dung dịch ethanol 70% và nồng độ thấp hơn thì tác dụng diệt khuẩn giảm. Cồn tuyệt đối thì tác dụng diệt khuẩn kém. Ngoài dung dịch ethanol, dung dịch isopropanol 70% cũng thường được sử dụng.

Andehyt (các tác nhân ankyl hóa)

Rất độc đối với tế bào vi khuẩn. Formol là chất diệt khuẩn mạnh nhất của nhóm này, nó được sử dụng để phá huỷ hiệu lực của độc tố hoặc của virus mà không phá huỷ khả năng sinh kháng, có thể sử dụng để tẩy uế các phòng bệnh, quần áo, chăn màn...

Các chất oxy hoá khác và các thuốc nhuộm

H2O2, KmnO4, thuốc nhuộm thường pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn. Thuốc nhuộm thường được dùng để ức chế sự phát triển của tạp khuẩn trong các môi trường chọn lọc.

Các tác nhân có hoạt tính bề mặt

Những hợp chất này được gọi là thuốc tẩy tổng hợp. Diệt khuẩn mạnh mẽ nhất là những thuốc tẩy cation trong đó hiệu quả hơn cả là những hợp chất amonium bậc 4 như benzalkonium chlorua. Những hợp chất này được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn. Chúng tác động bằng cách làm tan màng tế bào vi khuẩn do hòa tan màng lipit che chở vi khuẩn và làm biến thể protein.

Cơ chế tác động của các hóa chất đối với tế bào vi khuẩn

Phá hủy màng tế bào: do ion hóa, thay đổi sức căng bề mặt, làm tan màng lipit che chở vi khuẩn...

Biến đổi chức năng của protein và các axit nucleic...

Tác động hóa học làm giải phóng oxy phân tử, clo... có tác dụng giết chết vi khuẩn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của các chất tẩy uế và sát khuẩn

Nồng độ của hóa chất: nồng độ càng cao thì tác dụng càng mạnh.

Thời gian tiếp xúc: tiếp xúc càng lâu thì tác dụng càng mạnh.

Nhiệt độ.

Thành phần của môi trường xung quanh: do các chất hữu cơ có tác dụng bảo vệ vi khuẩn hoặc tác dụng với hóa chất làm giảm hiệu lực.

Mật độ vi sinh vật tại nơi khử trùng.

Khả năng đề kháng của vi sinh vật (virus có lớp vỏ lipit sẽ nhạy cảm với chất hoà tan lipit như cồn, phenol hơn là những virus không có vỏ).

Bài viết cùng chuyên mục

Haemophilus trực khuẩn gram âm

Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ.

Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc

Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.

Các kháng nguyên của virus gây bệnh

Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein. Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu.

Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (clostridium botulinum)

Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.

Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)

Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.

Hình thể của vi khuẩn

Các cầu khuẩn hợp thành đám như chùm nho, phân chia theo mặt phẳng, một số loại gây bệnh cho người và thường phát triển nhanh chóng tính đề kháng với nhiều kháng sinh.

Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)

Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt  màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.

Virus Rubella

Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người.

Vi sinh học nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc.

Virus bại liệt Poliovirus

Enterovirus thuộc họ Picornaviridae, họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung là nhỏ, chứa ARN 1 sợi, capsid đối xứng hình khối, không có vỏ bọc.

Bordetella pertussis (trực khuẩn ho gà)

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não.

Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật

Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.

Khả năng gây bệnh của virus

Nhiễm virus không biểu lộ, nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh

Coxsackievirus và Echovirus

Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.

Rotavirus gây nhiễm trùng hô hấp

Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe kích thước hạt virus là 65, 70 nm. Axit nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus.

Mycoplasma vi khuẩn gây viêm phổi

Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.

Các chất kháng sinh và vi khuẩn

Thuật ngữ kháng sinh theo định nghĩa ban đầu là những tác nhân kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi sinh vật, chúng có tác dụng chống vi khuẩn hữu hiệu ở nồng độ rất thấp.

Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)

Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.

Virus viêm não nhật bản

Virus viêm não Nhật Bản thuộc họ Flaviviridae. Virus có hình cầu đường kính từ 30 đến 35nm. Virus chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsit.

Cấu tạo của tế bào vi khuẩn

Có thể thấy với kính hiển vi ánh sáng sau khi nhuộm hoặc soi trực tiếp ở kính hiển vi pha tương phản. Nhân có thể hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V.

Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh

Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.

Trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)

Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội.

Phản ứng miễn dịch phóng xạ trong chẩn đoán vi sinh vật

Có thể xác định vị trí của kháng nguyên (hoặc kháng thể) đã đánh dấu đồng vị phóng xạ bằng cách cho nhũ tương ảnh lên trên tiêu bản tổ chức học, sau đó phát hiện bằng các phương pháp chụp ảnh thông thường.

Salmonella vi khuẩn đường ruột

Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân, vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào.

Nhận định kết quả trong các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh

Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết thanh cho biết hiệu giá kháng thể.