- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng truyền nhiễm
- Bài giảng viêm màng não do vi khuẩn (Bacterial Meningitis)
Bài giảng viêm màng não do vi khuẩn (Bacterial Meningitis)
Do vết thương hoặc phẫu thuật vùng sọ não, cột sống, hoặc do thủ thuật chọc ống sống gây nhiễm khuẩn, Mầm bệnh thường gặp là: Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn mủ xanh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm màng não do vi khuẩn, còn gọi là viêm màng não mủ, do nhiều vi khuẩn gây mủ gây ra.
Phân loại theo căn nguyên vi khuẩn
Phân loại theo mức độ phổ biến
Những vi khuẩn gây viêm màng não mủ thường gặp: Màng não cầu, H. influezae, Phế cầu...
Những vi khuẩn gây viêm màng não mủ ít gặp: E. coli, Tụ cầu, Liên cầu...
Những vi khuẩn gây viêm màng não mủ hiếm gặp: Proteus, Trực khuẩn mủ xanh, Salmonella, Listeria, Klebsiella...
Phân loại theo lứa tuổi
Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới phân chia các lứa tuổi rất khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát chung như sau:
Trẻ sơ sinh (< 2 tháng tuổi) : Trực khuẩn đường ruột (E. coli...), Streptococcus nhóm B, Listeria monocytogenes...
2 tháng - 18 tuổi: H. influezae, Màng não cầu, Phế cầu, E. coli, Tụ cầu...
18 - 50 tuổi: Màng não cầu, Phế cầu...
Trên 50 tuổi: Phế cầu, L. monocytogenes...
Căn nguyên vi khuẩn thường gặp gây viêm màng não mủ theo lứa tuổi có thể được mô hình hoá như sau:
Phân loại căn nguyên theo cơ địa
Căn nguyên vi khuẩn thường gặp gây viêm màng não mủ theo cơ địa (Gây viêm màng não mủ thứ phát).
Cơ địa |
Vi khuẩn thường gặp |
- Nghiện rượu - Đái đường - Viêm tai giữa - Giảm sức đề kháng miễn dịch - Sau mổ cắt lách - Sau chấn thương, vết thương sọ não - Sau phẫu thuật thần kinh - Có bệnh van hai lá |
Phế cầu, Listeria Phế cầu, Listeria, S. aureus Phế cầu, TK đường ruột, S. aureus Listeria Listeria, H. influezae Phế cầu, trực khuẩn đường ruột, S. aureus, H. influezae S. aureus, TK gram (-) S. epidermidis, S. aureus |
Phân loại theo đường xâm nhập của vi khuẩn vào màng não
Tuỳ theo sự xâm nhập của vi khuẩn vào màng não, người ta chia thành hai loại viêm màng não:
Viêm màng não mủ nguyên phát
Do Màng não cầu hoặc H. influenzae xâm nhập trực tiếp vào màng não qua xương sàng.
Viêm màng não mủ thứ phát
Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, như ổ viêm tai, viêm xương chũm, viêm xương sọ, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm cơ dọc theo cột sống... Mầm bệnh thường là H. influezae, Phế cầu, Tụ cầu, Liên cầu... xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.
Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa (như ổ đinh râu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm khuẩn tiết niệu...) gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu - màng não vào màng não. Mầm bệnh ở những trường hợp này thường là: Phế cầu, H. influezae, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn mủ xanh, E. coli, Salmonella...
Do vết thương hoặc phẫu thuật vùng sọ não, cột sống... hoặc do thủ thuật chọc ống sống gây nhiễm khuẩn. Mầm bệnh thường gặp là: Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn mủ xanh.
Đặc điểm chung về lâm sàng của viêm màng não do vi khuẩn
Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc
Thường là khởi phát cấp diễn, có khi dữ dội với biểu hiện: Sốt cao liên tục, gai rét, nhức đầu, đâu mỏi cơ khớp... Khi có nhiễm khuẩn huyết thường có sốt cao dao động, có nhiều cơn rét run trong ngày, gan và lách to v.v... Một số trường hợp có thể có sốc nội độc tố, truỵ mạch, huyết áp tụt, đái ít...
Xét nghiệm máu: Tuỳ theo loại mầm bệnh, nhưng thường có bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân (neutrophil) tăng...
Hội chứng màng não
Thường gặp là phát triển nhanh, rầm rộ, tương đối đầy đủ triệu chứng:
Nhức đầu dữ dội, nôn dễ dàng. Trẻ em thường nôn, bỏ bú, ngủ gà, quấy khóc, thở không đều, da tím tái, hay có co giật...
Cứng gáy (+), Kernig (+), Brudzinski (+)... Trẻ em có “tư thế cò súng”, xu hướng sợ ánh sáng và tiếng động, thóp phồng, có “tiếng rên màng não”...
Có những biểu hiện tăng áp lực nội sọ.
Dịch não tuỷ điển hình của viêm màng não mủ là nước đục mủ ở nhiều mức độ khác nhau (lờ đục, đục mủ, mủ đặc...); Protein tăng cao (1-2 g/lít); Glucoza giảm thấp, đôi khi chỉ còn vết; tế bào tăng (thường ở mức hàng nghìn tế bào/mm3), trong công thức tế bào đa số hoặc hầu hết là bạch cầu đa nhân, có nhiều tế bào thoái hoá, tế bào mủ. Những trường hợp không điển hình, dịch não tuỷ có thể trong, có máu hoặc màu vàng chanh...
Có thể tìm thấy ổ nhiễm khuẩn tiên phát
Như viêm tai, viêm xương chũm, viêm xoang, đinh râu, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tử cung, âm đạo...
Biến chứng - Di chứng và tử vong của viêm màng não do vi khuẩn
Biến chứng
Tổn thương dây thần kinh sọ não: trong viêm màng não mủ có thể tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây II, III, IV, VI, VII, VIII...
Áp xe não, áp xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, vêm quanh mạch máu não...
Tắc nghẽn dịch não tuỷ và dày dính màng não gây cản trở lưu thông dịch não tuỷ, hội chứng não nước.
Ngoài ra còn các biến chứng ngoài hệ thần kinh, tuỳ theo căn nguyên vi khuẩn gây ra như sốc độc tố, xuất huyết phủ tạng (gặp trong nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do màng não cầu), viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, viêm thận, viêm phổi...
Di chứng
Sau khi bị viêm màng não mủ, nhất là các trường hợp được chẩn đoán điều trị muộn, có thể gặp các di chứng sau:
Lác, điếc, câm, mù, hội chứng não nước...
Tổn thương thần kinh khu trú gây liệt (liệt 1 chi, liệt nửa người, liệt hai chi dưới, tổn thương dây thần kinh sọ não...)
Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần...
Động kinh.
Tử vong
Những năm gần đây, nhiều loại kháng sinh tốt đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong trung bình ở nhiều nước trong viêm màng não do màng não cầu là 7-10%, do phế cầu là 30%, do H. influezae là 10-14%... Nguyên nhân tử vong do:
Sớm: Suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục...
Muộn: Biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não và ngoài não (áp xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài dẫn đến suy não...)
Chẩn đoán viêm màng não do vi khuẩn
Cần dựa vào các yếu tố sau:
Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc thường cấp tính, nặng.
Hội chứng màng não rõ, phát triển nhanh và tương đối đủ triệu chứng.
Dịch não tuỷ đục, Protein tăng, Glucoza giảm nhiều, tế bào tăng (thường hầng nghìn tế bào/mm3) đa số bạch cầu đa nhân và nhiều tế bào thoái hoá, mủ. Cấy dịch não tuỷ: Có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, trường hợp không điển hình, dịch não tuỷ có thể trong, có máu hoặc vàng chanh...
Khi dịch não tuỷ trong, có thể vẫn là viêm màng não mủ ở giai đoạn sớm mức độ nhẹ (dịch não tuỷ chưa đục), nhưng thường gặp là viêm màng não mủ “mất đầu” (là viêm màng não mủ nhưng đã được điều trị phủ đầu bằng kháng sinh và đang phục hồi). Tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với các viêm màng não nước trong khác hoặc phản ứng màng não.
Khi dịch não tuỷ có máu, có thể là viêm màng não mủ có xuất huyết màng não (thường do màng não cầu...), nhưng cần chẩn đoán phân biệt với xuất huyết dưới nhện do căn nguyên khác hoặc do lỗi kỹ thuật khi chọc ống sống thắt lưng.
Khi dịch não tuỷ màu vàng chanh: Có thể là viêm màng não mủ có xuất huyết, hồng cầu đang thoái hoá hoặc viêm màng não do lao...
Nguyên tắc chung điều trị viêm màng não do vi khuẩn
Điều trị đặc hiệu
Cần kết hợp chẩn đoán căn nguyên và điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh sớm: Khi có bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não mủ, phải nhanh chóng soi đáy mắt, chọc ống sống thắt lưng lấy dịch não tuỷ nhuộm, soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn ngay. Sau đó cần dùng kháng sinh sớm, không nên đợi đến khi có kết quả vi khuẩn mới dùng kháng sinh. Khi chẩn đoán nghi ngờ giữa viêm màng não mủ với các loại viêm màng não khác, thái độ lựa chọn điều trị tốt nhất là điều trị theo hướng viêm màng não mủ. Sau đó một vài ngày kiểm tra lại dịch não tuỷ, đánh giá tiến triển của bệnh để đề xuất phương hướng điều trị tiếp theo.
Chọn kháng sinh theo mầm bệnh và theo kháng sinh đồ. Khi chưa rõ mầm bệnh, cần chọn kháng sinh có phổ tác dụng rộng. Nên chọn loại kháng sinh ngấm tốt qua màng não. Nếu kháng sinh khuyếch tán kém vào màng não, nhưng nhạy với mầm bệnh thì phải dùng liều cao (ví dụ: Penixilin, Ampixilin...). Một số loại vi khuẩn đa kháng thuốc với nhiều loại kháng sinh (như Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng...), cần chỉ định các kháng sinh ít hoặc chưa bị kháng như Fluoroquinolon, Ceftazidim, Vancomyxin, Imipenem, Meropenem...
Tốt nhất nên dùng các kháng sinh theo đường truyền tĩnh mạch. Không nên đưa thuốc trực tiếp vào ống sống.
Lựa chọn kháng sinh còn tuỳ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, tình hình kháng thuốc tại dịa phương, kinh nghiệm điều trị của thày thuốc... Do vậy, không thể có một phác đồ chung, áp dụng cho mọi bệnh nhân. Dưới đây chỉ là những gợi ý:
Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm màng não mủ
(Theo Greenwood B.M., 2000)
Loại VK |
Kháng sinh |
Đường vào |
Người lớn |
Trẻ em |
Tgian(ngày) |
Màng não cầu |
Penixilin G |
TM (BT) |
2 triệu UI x 4 lần/ngày |
1 triệu UI x 4 lần/ngày |
7 |
Phế cầu |
Penixilin G hoặc Ceftriaxon |
TM, (BT) TM |
4 triệu UI x 4 lần/ngày 2-4g/ngày |
1 triệu UI x4 l/ngày 100mg/kg/ng |
10-14
|
H.influenze |
Ceftriaxon hoặc Chloramphencol |
TM TM,(BT) |
- - |
100mg/kg/ng 25mg/kg x 4 lần/ngày
|
7
|
Không rõ |
Ceftriaxon hoặc Chloramphenicol |
TM TM,(BT) |
5 g/ngày
|
100mg/kg/ng 25mg/kg x4 lần/ngày |
10-14
|
Ghi chú: Trên đây là gợi ý, khi vận dụng nên điều chỉnh thích hợp trong điều kiện thực tế. Riêng chloramphenicol ở trẻ sơ sinh: không quá 50 mg/kg/24 giờ.
Điều trị triệu chứng
Chống phù não: Bằng dung dịch Manitol 15-20% truyền tĩnh mạch nhanh hoặc Magie sulfat...
An thần, chống co giật bằng Diazepam, Phenobarbital...
Chống sốc và truỵ tim mạch bằng truyền dịch, Ouabain... Khi có sốc nội độc tố (hay gặp trong viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do màng não cầu) cần dùng Corticoid (Prednisolon, Dexamethazol) liều cao, ngắn ngày truyền tĩnh mạch, Isuprel...
Chống suy thở: Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu, hút đờm rãi, thở oxy...
Khi sốt cao, nhất là đối với trẻ em cần đề phòng sốt cao co giật, nên cho hạ sốt bằng đắp khăn mát, cởi bớt quần áo, thoáng gió... Khi cần, có thể hạ sốt bằng Paracetamol và kết hợp với các thuốc an thần.
Nuôi dưỡng tốt, đề phòng và chống loét v.v...
Xử trí các biến chứng
Khi dày dính màng não: Dùng Corticoid cho vào ống sống.
Áp xe não: Cần phải phẫu thuật.
Viêm tắc tĩnh mạch não, hội chứng đông máu nội mạch (DIC): Dùng Heparin liệu pháp.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng nhiễm khuẩn huyết (septicemia, sepsis)
Nhiễm khuẩn huyết Gram âm thường ổ thứ phát từ đường tiêu hoá, tiết niệu sinh dục, mật, gan, thủ thuật bệnh viện, Catheter, mở khí quản, thẩm phân màng bụng.
Bài giảng bệnh than (Anthrax)
Ở môi trường thạch máu, B. anthracis mầu trắng xám, khuẩn lạc xù xì, không tan máu hoặc tan máu yếu. Ngược lại, ở môi trường giầu CO2 (Natri bicarbonat), khuẩn lạc nhẵn.
Bài giảng uốn ván (Tetanus)
Những vết thương có tình trạng thiếu ôxy do: Miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo.
Bài giảng viêm màng não do lao (Tuberculous Meningitis)
Ngày nay, nhiều kỹ thuật y học hiện đại như các kỹ thuật ELISA, PCR, CT-scaner... đã được nghiên cứu làm cho chẩn đoán bệnh viêm màng não do lao được chính xác hơn.
Bài giảng sốt rét đái huyết cầu tố
Sốt rét đái huyết cầu tố là một thể bệnh sốt rét nguy kịch do tan vỡ hồng cầu cấp diễn gây nên tình trạng thiếu máu cấp, suy thận cấp, vàng da-niêm mạc và nhiều rối loạn khác.
Bài giảng viêm gan virut mạn tính (Chronic Viral Hepatitis)
Viêm gan mạn là một trong những hình thái bệnh lý thường gặp ở gan do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất là 6 tháng.
Bài giảng sốt rét ác tính (Pernicious Falciparum Malaria)
Sốt rét ác tính là một thể sốt rét nguy kịch, do P. falciparum gây ra sự tắc nghẽn các mao mạch nhỏ của các phủ tạng, đặc biệt là não, dẫn tới rối loạn vi tuần hoàn, mặt khác những rối loạn về đáp ứng miễn dịch.
Bài giảng bệnh tả (Cholera)
Phẩy khuẩn tả được đào thải theo phân ngay từ giai đoạn nung bệnh, nhưng nhiều nhất ở giai đoạn tiêu chảy. Bệnh nhân mắc bệnh tả có thể đào thải 107-108 vi khuẩn/ gram phân..
Bài giảng điều trị sốt rét thể thông thường (Treatment of uncomplicated malaria)
Điều trị sốt rét là biện pháp dùng thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ cho người bệnh đồng thời cũng là để cắt sự lây truyền trong cộng đồng.
Bài giảng lỵ trực khuẩn (shigellosis)
Các shigella đều có độc ruột( enterotoxin) là ShET-1 và ShET-2 chúng làm thay đổi sự vận chuyển điện giải ở các tế bào niêm mạc đại tràng, gây tăng tiết dịch.
Bài giảng bạch hầu (Diphtheria)
Lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi chỉ số nhiễm bệnh khoảng 15-20 % ở trẻ chưa có miễn dịch. Trẻ sơ sinh không mắc bệnh do có kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang.
Bài giảng sốt xuất huyết Dengue (Febris hacmorrhagica Dengue)
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bênh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.
Bài giảng bệnh quai bị (parotitis epidemica)
Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em.
Bài giảng thương hàn (Typhoid Fever)
Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Trong canh trùng, trong đất có thể sống được vài tháng, trong nước thường: 2-3 tuần, trong nước đá: 2-3 tháng, trong phân: vài tuần.
Bài giảng viêm gan virut cấp (Acute Viral Hepatitis)
Do có nhiều loại virut viêm gan khác nhau, các virut này thuộc các họ virut khác nhau, đường lây khác nhau, khả năng gây bệnh, tiến triển của bệnh v.v... khác nhau.
Bài giảng nhiễm khuẩn do màng não cầu (Meningococcal Infections)
Nhiễm khuẩn do màng não cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do cầu khuẩn màng não (hay màng não cầu) gây ra, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Bài giảng lâm sàng và chẩn đoán sốt rét thường
Ký sinh trùng sốt rét là một đơn bào, họ Plasmodidae, lớp Protozoa, loài Plasmodium. Có 4 loài ký sinh trùng sốt rét ở người: P. falciparum, P. vivax, P. ovale, P. malariae; riêng P. malariae thấy ở cả những khỉ lớn châu Phi.
Bài giảng bệnh bại liệt (Poliomyelitis)
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bại liệt gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp và đường tiêu hoá. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là những biểu hiện liệt mềm ngoại vi, không có rối loạn cảm giác kèm theo.
Bài giảng viêm não nhật bản (encephalitis japonica)
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virút viêm não Nhật Bản B gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng.
Bài giảng bệnh dịch hạch (Plague)
Dịch hạch (DH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng.
Bài giảng bệnh đậu mùa (Variola)
Vi rút đề kháng tốt với dung dịch cồn Ether Phenol Glycerin và nước đá. Nhiệt độ trên 550C và các dung dịch Xanh Methylen, thuốc tím, tia cực tím bất hoạt vi rút đậu mùa nhanh chóng.
Bài giảng bệnh cúm (Grippe)
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do các vi rút cúm A,B,C gây nên. Bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và những dấu hiệu hô hấp, dễ dẫn đến viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao.
Bài giảng thuỷ đậu (Varicella)
Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh thuỷ đậu sau khi tiếp xúc với người lớn bị bệnh Herpes Zoster, nhưng người lớn ít khi mắc bệnh Herpes Zoster sau khi tiếp xúc với trẻ em thuỷ đậu.
Bài giảng bệnh dại (Rabies)
Người chỉ thu được miễn dịch sau khi tiêm vacxin đủ liều. Kháng thể trung hòa tồn tại trong nước 3 tháng. Nếu tiêm nhắc lại lần 2 thì kháng thể tồn tại nhiều năm.
Bài giảng nhiễm virut đường hô hấp cấp
Những năm gần đây, dịch bệnh nhiễm virut đường hô hấp cấp tính nặng (SARS), tỷ lệ tử vong cao, có xu hướng gia tăng và đang là vấn đề thời sự của y tế thế giới.