- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng truyền nhiễm
- Bài giảng nhiễm khuẩn huyết (septicemia, sepsis)
Bài giảng nhiễm khuẩn huyết (septicemia, sepsis)
Nhiễm khuẩn huyết Gram âm thường ổ thứ phát từ đường tiêu hoá, tiết niệu sinh dục, mật, gan, thủ thuật bệnh viện, Catheter, mở khí quản, thẩm phân màng bụng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng vì quá trình phát triển bệnh phụ thuộc không những vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào đáp ứng của từng cơ thể người bệnh.
Bệnh tiến triển nặng, không có chiều hướng tự khỏi (nếu không được điều trị).
Dịch tễ học
Mầm bệnh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do vi khuẩn:
Vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli; Enterobacter; Klebsiella; Proteus; Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh); Neisseria meningitidis:
Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus ( gồm 3 loài: S. aureus; S. Epidermidis; S. Saprophyticus); Streptococcus; Pneumococci: (Diplococcus pneumoniae).
Vi khuẩn kỵ khí.
Do nấm.
Do mycobacterium.
Nguồn bệnh
Là những nguồn ngoại cảnh (đất, nước, không khí…) ô nhiễm , vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, nặn mụn nhọt sớm làm phá vỡ hàng rào bảo vệ , hoặc có thể là những vi khuẩn bình thường sống cộng sinh trong cơ thể khi gặp điều kiện thuận lợi như tổn thương các cơ quan nội tạng, sức đề kháng cơ thể giảm sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh
Đường lây
Đường máu.
Cơ thể cảm thụ
Mọi lứa tuổi, mọi giới đều có thể mắc, nhưng thường gặp hơn ở các cơ thể suy giảm miễn dịch
Cơ chế bệnh sinh
Hình ảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết là kết quả của sự tương tác giữa vi khuẩn, sản phẩm của vi khuản và hệ thống đáp ứng của vật chủ.
Yếu tố vi khuẩn: Bao gồm LPS, lipid A của vi khuẩn G(-) và Peptidoglycan của vi khuẩn G(+). Loại mầm bệnh, độc lực của mầm bệnh có liên quan đến triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh.
Đáp ứng của cơ thể: Vai trò của Cytokin, kháng thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và tiến triển của nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn huyết xảy ra ở những bệnh nhân đang có bệnh nặng, mãn tính (bệnh bạch cầu, đái đường, ung thư...vv). Bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch corticoit, dùng kháng sinh dài ngày...vv thường làm bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn.
Lâm sàng
Phân chia thể lâm sàng
Thể kịch phát: Tiến triển trong 1 tuần.
Thể cấp tính: Tiến triển 1-4 tuần, có khi kéo dài đến 3 tháng.
Thể bán cấp: Kéo dài 3-6 tháng.
Thể mãn tính: Kéo dài 1 hay vài năm.
Triệu chứng học theo từng thể
Thể kịch phát:
Tiến triển dữ dội, triệu chứng nhiễm độc rất nặng, kèm theo truỵ tim mạch. Tử vong trong 1-2 ngày đầu. Các ổ di căn chưa kịp hình thành.
Thể cấp tính:
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết đa dạng. Về cơ bản gồm những triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân và biểu hiện lâm sàng của những ổ di căn. Còn ổ nguyên phát (cửa vào) của nhiễm khuẩn huyết không phải bao giờ cũng thấy được rõ ràng về mặt lâm sàng (nhiễm khuẩn huyết nội sinh)
Có ổ nhiễm khuẩn tiên phát:
Nhiễm khuẩn huyết G (+) thường ổ tiên phát ở da, cơ, mụn nhọt, đinh dâu, chín mé, hậu bội, vết thương nhiễm khuẩn, viêm cơ.
Viêm tai, mũi, họng, xoang, răng.
Ổ mủ sâu: áp xe quanh thận, dưới cơ hoành.
Dụng cụ y tế: Đặt sonde, catheter.
Nhiễm khuẩn huyết G (-) thường ổ thứ phát từ: Đường tiêu hoá, tiết niệu sinh dục, mật, gan, thủ thuật bệnh viện: Catheter, mở khí quản, thẩm phân màng bụng.
Nhìn chung: Nhiễm khuẩn huyết G (+) dễ tìm thấy đường vào hơn nhiễm khuẩn huyết G (-).
Nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng:
Sốt: Là triệu chứng thường gặp của NKH, đặc điểm: Sốt cao 39-41 độ, thường dao động mạnh, có khi liên tục. Có gai rét và nhiều cơn rét run trong ngày (tương ứng lúc vi khuẩn tràn vào máu)
Da xanh tái, phớt vàng, mặt hốc hác, vẻ mặt nhiễm trùng rõ. ở da thường thấy có ban: Ban dát sẩn, mụn mủ hoặc ban xuất huyết, hoại tử...
Ban là do những hạt nhiễm khuẩn theo máu đưa tới gây nên. Cấy tại những ban này có thể thấy được vi khuẩn gây bệnh.
Tâm thần kinh: Ở các mức độ khác nhau: mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, nặng nhất là hôn mê.
Rối loạn ý thức thường đi kèm với shock nhiễm khuẩn.
Tim mạch: Mạch thường nhanh, dễ thay đổi, tiếng tim mờ, tiếng thổi tâm thu, huyết áp động mạch thường thấp.
Hô hấp: Thường thở nhanh, khó thở (không phải do trung tâm bộ máy hô hấp mà do nhiễm độc thần kinh trung ương).
Gan, lách to là phản ứng của hệ võng nội mô, thường hay gặp gan to nhiều hơn lách to. Đặc điểm: gan lách to 1-3 cm dưới bờ sườn, mềm, ấn tức.
Biểu hiện của ổ nhiễm khuẩn thứ phát:
Tuỳ theo nhiễm khuẩn huyết di căn đến cơ quan nào, có biểu hiện nhiễm khuẩn tại cơ quan đó.
Phổi: Viêm phổi, phế quản phế viêm, áp xe phổi, mủ phế quản.
Tim: Viêm màng trong tim, viêm cơ tim.
Gan, lách: ổ áp xe
Thận: Viêm đài bể thận, viêm quanh thận.
Não- màng não: áp xe não, viêm màng não.
Da cơ khớp: ổ mủ.
Tiêu hoá: Viêm ruột, chướng bụng.
Thể bán cấp và thể mãn tính:
Bệnh kéo dài từng đợt do vi khuẩn không bị diệt hết từ các ổ nhiễm khuẩn từng đợt tung vào máu. Bệnh nhân suy kiệt dần và tử vong cao
Chẩn đoán
Căn cứ lâm sàng:
Ổ tiên phát (có thể thấy hoặc không).
Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng, tổn thương nhiều cơ quan.
Ổ di căn.
Căn cứ xét nghiệm:
BC tăng cao, N tăng (Trong nhiễm khuẩn huyết gram (-) BC thường giảm).
Tốc độ máu lắng tăng.
HC thường giảm.
Thường có: Urê tăng, creatinin tăng, bilirubin tăng, men SGOT, SGPT tăng, đường máu tăng (gặp ở 50% bệnh nhân). Nước tiểu có Albumin, HC, BC, trụ hình.
Chẩn đoán quyết định phải có cấy máu (+).
Kết luận (+) chắc chắn khi: cấy máu (+) 2 lần hoặc cấy máu và cấy ổ tiên phát, thứ phát có cùng 1 loại vi khuẩn.
Căn cứ dịch tễ:
Nhiêm khuẩn huyết thường xảy ra lẻ lẻ, không thành dich lớn
Chẩn đoán phân biệt
Thương hàn [đặc biệt NKHG(-)]:
Hai bệnh đều có sốt kéo dài, gan lách to, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân rõ.
Nhưng trong thương hàn ít khi có sốt rét run, mạch thường chậm (mạch nhiệt độ phân ly), rối loạn thường vào tuần thứ 2, đào ban, cấy máu có Salmonella.
Ổ nhiễm khuẩn tại chỗ:
Viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, ổ áp xe dưới cơ hoành, ổ mủ sâu...
Hai bệnh đều có sốt kéo dài, nhiều cơn rét trong ngày.
Nhưng trong nhiễm khuẩn tại chỗ các triệu chứng toàn thân (gan, lách to) ít gặp. Biểu hiện rõ ở cơ quan tổn thương. Cấy máu(+).
Sốt rét tiên phát:
Hai bệnh đều có sốt kéo dài, rét run, gan lách to.
Nhưng trong sốt rét tiên phát, thường đến ngày thứ 7-10 sốt thành cơn có chu kỳ. Xét nghiệm máu lắng ít tăng. Ký sinh trùng sốt ré (+), dịch tễ: ở vùng sốt rét lưu hành.
Biến chứng
Suy hô hấp: Nhiễm khuẩn gây nên hội chứng suy hô hấp cấp- ARDS (Adult Respiratory Distress Syndrome).
Suy giảm các yếu tố đông máu.
Suy thận:
Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock).
Là biến chứng hay gặp trong nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt trong nhiễm khuẩn huyết G (-).
Các cơ quan khác: Hoại tử cơ tim, gan, thận, lách, hoại tử xuất huyết ruột...vv
Điều trị
Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn huyết
Diệt mầm bệnh.
Điều chỉnh các rối loạn do nhiễm khuẩn huyết gây ra.
Nâng cao sức đề kháng.
Điều trị nguyên nhân
Dùng kháng sinh theo nguyên tắc:
Dùng kháng sinh theo mầm bệnh và kháng sinh đồ.
Liều kháng sinh phải cao.
Dùng kháng sinh đường tiêm, tốt nhất là đường tĩnh mạch trong những ngày đầu.
Cần phối hợp kháng sinh (với vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa rõ mầm bệnh).
Thời gian dùng kháng sinh không dưới 2 tuần, tuỳ trường hợp cụ thể có thể phải dùng hàng tháng...
Kết hợp kháng sinh khi
Để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh.
Mầm bệnh kháng kháng sinh hoặc nhiễm trùng do nhiều mầm bệnh gây nên.
Dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện chủng kháng.
Tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh.
Cần chú ý: Phải giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như các catheter, các sonde dẫn lưuvv...
Một số phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết có hiệu quả hiện nay
Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram (+) thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycozid.
Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram (-) thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycozid.
Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, giải độc bằng các dung dịch Dextro, Ringerlactat.
Chống toan hoá máu (PH < 7,2): điều trị dung dịch Bicarbonat
Khi có hội chứng DIC, điều trị Heparin.
Trợ tim mạch, hồi sức hô hấp, tim mạch.
Điều trị sốc sepsis.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: bằng truyền máu, đạm, sinh tố.
Chế độ ăn: Tăng đạm, hoa quả.
Phòng bệnh
Công tác vô trùng trong bệnh viện: Đặc biệt khi làm các phẫu thuật, thủ thuật...
Điều trị triệt để các bệnh có ổ mủ và ổ apxe. Không tự nặn, trích sớm những mụn nhọt nhất là đinh râu, hậu bối.
Dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả trong những bệnh có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết (bệnh do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột...).
Dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần có chế độ chặt chẽ và dùng cùng với các thuốc để tăng sức đề kháng của bệnh nhân.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng uốn ván (Tetanus)
Những vết thương có tình trạng thiếu ôxy do: Miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo.
Bài giảng bệnh tả (Cholera)
Phẩy khuẩn tả được đào thải theo phân ngay từ giai đoạn nung bệnh, nhưng nhiều nhất ở giai đoạn tiêu chảy. Bệnh nhân mắc bệnh tả có thể đào thải 107-108 vi khuẩn/ gram phân..
Bài giảng viêm gan virut ác tính (Fulminant Hepatitis)
Cơ chế bệnh sinh của hoại tử gan lan tràn có liên quan đến sự tái Oxy hoá Lipít, các men thuỷ phân Protein của Lysosome, trạng thái miễn dịch và quá trình tự miễn.
Bài giảng bệnh quai bị (parotitis epidemica)
Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em.
Viêm não do ViRut (Viral Encephalitis)
Viêm não virut là một quá trình bệnh lý viêm xảy ra ở tổ chức nhu mô não, do nhiều loại virut có ái lực với tế bào thần kinh gây ra. Đặc điểm lâm sàng đa dạng, nhưng chủ yếu là hội chứng não cấp gây rối loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau.
Bài giảng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn (Alimentary Toxinfection)
Nhiễm khuẩn nhiễm độc ăn uống do ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh. Điển hình là nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella.
Bài giảng viêm màng não do lao (Tuberculous Meningitis)
Ngày nay, nhiều kỹ thuật y học hiện đại như các kỹ thuật ELISA, PCR, CT-scaner... đã được nghiên cứu làm cho chẩn đoán bệnh viêm màng não do lao được chính xác hơn.
Bài giảng sốt xuất huyết Dengue (Febris hacmorrhagica Dengue)
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bênh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.
Bài giảng viêm màng não do vi khuẩn (Bacterial Meningitis)
Do vết thương hoặc phẫu thuật vùng sọ não, cột sống, hoặc do thủ thuật chọc ống sống gây nhiễm khuẩn, Mầm bệnh thường gặp là: Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn mủ xanh.
Bài giảng viêm gan virut cấp (Acute Viral Hepatitis)
Do có nhiều loại virut viêm gan khác nhau, các virut này thuộc các họ virut khác nhau, đường lây khác nhau, khả năng gây bệnh, tiến triển của bệnh v.v... khác nhau.
Bài giảng bệnh bại liệt (Poliomyelitis)
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bại liệt gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp và đường tiêu hoá. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là những biểu hiện liệt mềm ngoại vi, không có rối loạn cảm giác kèm theo.
Bài giảng bệnh sởi (Rubeola)
Khi mắc bệnh sởi, vi rút kích thích cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau khi bắt đầu mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.
Bài giảng lỵ trực khuẩn (shigellosis)
Các shigella đều có độc ruột( enterotoxin) là ShET-1 và ShET-2 chúng làm thay đổi sự vận chuyển điện giải ở các tế bào niêm mạc đại tràng, gây tăng tiết dịch.
Bài giảng thương hàn (Typhoid Fever)
Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Trong canh trùng, trong đất có thể sống được vài tháng, trong nước thường: 2-3 tuần, trong nước đá: 2-3 tháng, trong phân: vài tuần.
Bài giảng sốt rét đái huyết cầu tố
Sốt rét đái huyết cầu tố là một thể bệnh sốt rét nguy kịch do tan vỡ hồng cầu cấp diễn gây nên tình trạng thiếu máu cấp, suy thận cấp, vàng da-niêm mạc và nhiều rối loạn khác.
Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Introduction to infectious diseases)
Bệnh truyền nhiễm còn gọi là bệnh lây - Là bệnh thường gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm (nhiệt đới). Căn nguyên bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra gọi là mầm bệnh.
Bài giảng bạch hầu (Diphtheria)
Lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi chỉ số nhiễm bệnh khoảng 15-20 % ở trẻ chưa có miễn dịch. Trẻ sơ sinh không mắc bệnh do có kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang.
Bài giảng viêm gan virut mạn tính (Chronic Viral Hepatitis)
Viêm gan mạn là một trong những hình thái bệnh lý thường gặp ở gan do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất là 6 tháng.
Bài giảng bệnh đậu mùa (Variola)
Vi rút đề kháng tốt với dung dịch cồn Ether Phenol Glycerin và nước đá. Nhiệt độ trên 550C và các dung dịch Xanh Methylen, thuốc tím, tia cực tím bất hoạt vi rút đậu mùa nhanh chóng.
Bài giảng bệnh do amip (amebiasis)
Thể hoạt động nhỏ sống trong lòng đại tràng có kích thước dao động 8-25 micromet chuyển động chậm hơn thể hoạt động lớn, trong bào tương không có hồng cầu.
Bài giảng nhiễm HIV, AIDS
Nhiễm HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) và AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một quá trình bệnh lý do một loại vi rút thuộc họ Retroviridae gây ra.
Bài giảng bệnh do leptospira (Leptospirosis)
Tổn thư¬ơng gan trong leptospirosis gây triệu chứng vàng da. Nguyên nhân do tổn thư¬ơng mạch máu nuôi dư¬ỡng tế bào gan dẫn đến hoại tử tế bào và do độc tố xoắn khuẩn gây huỷ hồng cầu.
Bài giảng điều trị sốt rét thể thông thường (Treatment of uncomplicated malaria)
Điều trị sốt rét là biện pháp dùng thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ cho người bệnh đồng thời cũng là để cắt sự lây truyền trong cộng đồng.
Bài giảng nhiễm khuẩn do màng não cầu (Meningococcal Infections)
Nhiễm khuẩn do màng não cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do cầu khuẩn màng não (hay màng não cầu) gây ra, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Bài giảng bệnh dịch hạch (Plague)
Dịch hạch (DH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng.