- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng tai mũi họng
- Giải phẫu và sinh lý tai
Giải phẫu và sinh lý tai
Đáy ở phía trên là một vách xương mỏng và phẳng ngăn cách hòm nhĩ, sào đạo, sào bào với thuỳ thái dương. Có khớp trai đá ở trên qua đó, mạch máu vùng xương chũm giao lưu với mạch máu não.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Giải phẫu tai
Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài
Vành tai: có khung sụn, trừ phần dưới chỉ có lớp mỡ và da gọi là dái tai. Khung sụn có các nếp lồi lõm tạo thành các gờ, hõm.
Ống tai ngoài: đi từ cửa ống tai ngoài đến hòm nhĩ, phía vành tai ngoài là ống sụn, trong là ống xương. Đoạn sụn và xương tạo thành khuỷu hướng ra trước và xuống dưới. Lớp da có nhiều tuyến tiết nhầy.
Tai giữa
Hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xoang chũm.
Hòm nhĩ: giống như một hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu trong hòm nhĩ là tiểu cốt. Hòm nhĩ được chia thành hai tầng. Tầng trên gọi là tầng thượng nhĩ chứa tiểu cốt, tầng dưới gọi là trung nhĩ là một hốc rỗng chứa không khí, thông trực tiếp với vòi nhĩ. Hòm nhĩ có sáu thành:
Thành ngoài: phía trên là tầng thượng nhĩ, phần dưới là màng nhĩ hình bầu dục.
Thành trong: có đoạn nằm ngang của ống Fallope, phần trên là thành trong của thượng nhĩ có gờ ống bán khuyên ngoài, nằm ngay trên ống Fallope. Ở một số trường hợp dây thần kinh VII không có ống xương che phủ do đó viêm tai giữa dễ bị liệt mặt, phần dưới là thành trong của hòm nhĩ. Ở mặt này có hai cửa sổ: cửa sổ bầu dục ở phía sau và trên, cửa sổ tròn ở phía sau và dưới.
Thành sau: phần trên của thành sau là ống thông hang, nối liền hang chũm với hòm nhĩ, phần dưới thành sau là tường dây VII ngăn cách hòm nhĩ với xương chũm.
Thành trước: thông với lỗ vòi nhĩ (Eustachi), ở trẻ em lỗ vòi luôn mở thông với vòm mũi họng. Với đặc điểm cấu tạo vòi nhĩ nằm ngang, khá rộng và thẳng, viêm nhiễm vùng mũi họng dễ xâm nhập vào tai giữa.
Thành trên: hay là trần nhĩ ngăn cách hòm nhĩ với hố não giữa. Ở trẻ em đường khớp trai đá bị hở nên viêm tai giữa dễ bị viêm màng não.
Thành dưới: vịnh tĩnh mạch cảnh.
Vòi nhĩ (Eustachi): là một ống nhỏ nối liền hòm nhĩ với thành bên vòm mũi họng, được lát bằng lớp niêm mạc, phía trên liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ, phía dưới với niêm mạc vòm mũi họng. Lỗ vòi phía dưới luôn đóng kín, chỉ mở do cơ bao hàm hầu co lại (khi nuốt), quanh lỗ vòi có tổ chức lympho gọi là amiđan vòi (A. Gerlach).
Xương chũm: là một xương nhỏ ở phía dưới bên của hệ xương thái dương, phía sau ống tai ngoài.
Đại thể gồm 2 mặt:
Mặt ngoài: hơi lồi, như một tam giác có đỉnh ở dưới, khớp trai đá sau chia mặt ngoài làm 2 phần:
Phần trên trước nhẵn phẳng, ngay góc sau trên ống tai ngoài có 1 gờ xương nhỏ là gai Henlé, đây là mốc vùng đục, khoan vào sào bào xương chũm.
Phần sau dưới gồ ghề là chỗ bám của các cơ, chủ yếu là cơ ức đòn chũm.
Mặt trong hay mặt nội sọ gồm:
Đáy ở phía trên là một vách xương mỏng và phẳng ngăn cách hòm nhĩ, sào đạo, sào bào với thuỳ thái dương. Có khớp trai đá ở trên qua đó, mạch máu vùng xương chũm giao lưu với mạch máu não.
Thành trong tương ứng với tiểu não, phía sau lõm thành 1 máng hình cong chữ S là máng của tĩnh mạch bên.
Nội dung: trong xương chũm có nhiều hốc nhỏ gọi là xoang chũm hay tế bào hơi. Xoang chũm lớn nhất là sào bào hay hang chũm, sào bào thông với hòm nhĩ bởi một ống gọi là sào đạo hay ống thông hang. Sào bào và sào đạo đều được lót bởi lớp niêm mạc mỏng liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ. Tuỳ theo kích thước và số lượng các xoang chũm, chia xương chũm làm 3 loại: đặc ngà, xốp bào và thông bào.
Tai trong
Nằm trong xương đá, đi từ hòm nhĩ tới lỗ ống tai trong.
Gồm 2 phần là mê nhĩ xương bao bọc bên ngoài và mê nhĩ màng ở trong.
Mê nhĩ xương: gồm tiền đình và ốc tai.
Tiền đình thông với tai giữa bởi cửa sổ bầu dục ở phía trước, có ống bán khuyên nằm theo ba bình diện không gian.
Ốc tai giống như hình con ốc có hai vòng xoắn rưỡi, được chia thành hai vịn: là vịn tiền đình thông với tiền đình và vịn nhĩ thông với hòm nhĩ bởi cửa sổ tròn, nó đựơc bịt kín bởi màng nhĩ phụ.
Mê nhĩ màng: ốc tai màng và hai túi cầu nang, soan nang, ống nội dịch và 3 ống bán khuyên màng.
Trong cầu nang và soan nang có các bãi thạch nhĩ là vùng cảm giác thăng bằng. Trong ống bán khuyên có mào bán khuyên là vùng chuyển nhận các kích thích chuyển động.
Ốc tai màng: nằm trong vịn tiền đình có cơ quan Corti chứa đựng các tế bào lông và các tế bào đệm, tế bào nâng đỡ.
Dịch tai trong: giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có ngoại dịch, trong mê nhĩ màng có nội dịch.
Thần kinh: các sợi thần kinh xuất phát từ tế bào lông của cơ quan Corti tập hợp thành bó thần kinh ốc tai. Các sợi thần kinh xuất phát từ các mào bán khuyên và bãi thạch nhĩ tập hợp thành bó thần kinh tiền đình. Hai bó này tập hợp thành dây thần kinh số VIII chạy trong ống tai trong để lên vỏ não.
Sinh lý tai
Tai có hai chức năng nghe và thăng bằng.
Chức năng nghe
Sinh lý truyền âm
Tai ngoài: vành tai thu và định hướng sóng âm, ống tai truyền sóng âm tới màng nhĩ.
Tai giữa: dẫn truyền và khuyếch đại cường độ âm thanh (vòi nhĩ, màng nhĩ, chuỗi xương con).
Sinh lý tiếp âm
Điện thế liên tục: do có sự khác biệt về thành phần của Na+ và K+ trong nội và ngoại dịch.
Điện thế hoạt động: do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của các tế bào lông.
Luồng thần kinh: luồng thần kinh tập hợp các điện thế chuyển theo dây VIII lên vỏ não.
Chức năng thăng bằng
Thăng bằng vận động
Do các ống bán khuyên, khi thay đổi tư thế đầu làm nội dịch nằm trong ống bán khuyên di chuyển gây kích thích tế bào thần kinh ở mào bán khuyên tạo nên luồng thần kinh.
Thăng bằng tĩnh tại
Tuỳ theo tư thế bất động (khi nằm hoặc ngồi...), các hạt thạch nhĩ đè lên tế bào thần kinh ở bãi thạch nhĩ tạo lên luồng thần kinh. Các luồng thần kinh được thần kinh tiền đình đưa đến các trung tâm ở não tạo nên các phản xạ điều chỉnh thăng bằng của cơ thể.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học viêm xương chũm cấp tính
Viêm xương chũm cấp tính khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xương chũm xuất ngoại và có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo.
Bệnh học ung thư hạ họng
Ung thư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung thư thanh quản nhưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu tương đối kín đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.
Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.
Bệnh học ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.
Bệnh học u xơ vòm mũi họng
U xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt tất cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi.
Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)
Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.
Bệnh học viêm tai giữa mạn tính
Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.
Bài giảng thủ thuật tai mũi họng
Khí dung dùng trong tai mũi họng khác với khí dung dùng ở nội khoa. Khí dung trong tai mũi họng là những hạt vi thể cỡ trên 5 microm và lưu lượng lớn.
Bệnh học tai ngoài
Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Giải phẫu và sinh lý họng thanh quản
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư¬ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.
Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đưược gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưưới.
Bệnh học dị vật đường thở
Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.
Bệnh học hội chứng tiền đình và điếc (bệnh học tai trong)
Đối với thầy thuốc Tai Mũi Họng, điếc là giảm sút sức nghe ít hoặc nhiều: giảm sút sức nghe dù ít cũng cần khám tai và đo sức nghe vì có khi là bắt đầu một bệnh nặng nh¬ư u dây thần kinh VIII.
Bệnh học chấn thương khí quản
Nội soi là cần thiết để xác định được vị trí và tính chất tổn thương nhưng cần hết sức thận trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm và gây khó thở nặng.
Bệnh học viêm thanh quản cấp tính
Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.
Bệnh học chấn thương tai xương đá
Chấn thương do hỏa khí, do vật cứng đụng dập (tai nạn giao thông, tai nạn lao động) do áp lực, do sức nén, do tăng áp hoặc giảm áp đột ngột. Chấn thương âm thanh kéo dài (chỉ gây những tổn thương vi thể ở ốc tai).
Bệnh học viêm họng cấp tính
Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú: viêm tấy xung quanh amiđan, viêm amiđan cấp tính, viêm V.A cấp tính hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng bựa trắng thông thường.
Bệnh học viêm amidan
Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
Bệnh học biến chứng của viêm xoang
Viêm mô tế bào ở mắt cấp tính: phù nề mi mắt và kết mạc, có khi khó đánh giá về vận nhãn, lồi mắt. Khó khăn cơ bản là là phân biệt viêm mô tế bào đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa với mủ trong hốc mắt.
Bệnh học Polyp mũi
Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi.
Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng
Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.
Bệnh học chấn thương họng
Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.
Phương pháp khám họng thanh quản
Khám họng không có dụng cụ: bảo bệnh nhân há miệng, thè lưỡi và kêu ê ê..., lưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong tư thế bình thường.
Liên quan về bệnh lý tai mũi họng với các chuyên khoa
Về phương diện đời sống, người ta có thể chết về bệnh tai cũng như chết về bệnh tim mạch, bệnh phổi, ví dụ trong viêm tai có biến chứng não. Đặc biệt trong các bệnh ung thư.
Bệnh học viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.