- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng tai mũi họng
- Bệnh học viêm xoang mạn tính
Bệnh học viêm xoang mạn tính
Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp. Xuất hiện gờ Kauffman, do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ.
Nguyên nhân
Do viêm xoang cấp tính điều trị không đúng mức, tái phát nhiều lần.
Vẹo vách ngăn cao, phì đại cuốn mũi giữa, dị ứng, gây nên tình trạng dẫn lưu kém, kéo dài không thoát mủ ra khỏi xoang được (vì lỗ thông tự nhiên bị tắc) hoặc sau một viêm xoang cấp tính có hoại tử xương ở bệnh nhiễm trùng, cúm, sởi... hoặc sau một viêm xoang mủ do răng.
Vai trò thể địa cũng rất quan trọng, nhất là thể địa dị ứng. Dị ứng dẫn tới nhiễm trùng phát triển và khi bị nhiễm trùng, làm dị ứng nặng lên. Do đó điều trị bệnh thuyên giảm nhưng ít khi khỏi hẳn.
Triệu chứng
Cơ năng
Đau: viêm mạn tính thường không đau, trừ những đợt hồi viêm. Thường chỉ là cảm giác nặng đầu, vị trí tuỳ theo loại xoang viêm. Viêm xoang trước thường nhức quanh mắt, hố nanh. Viêm xoang sau thường nhức sâu trong mắt hoặc ở vùng đỉnh chẩm.
Ngạt tắc mũi thường xuyên.
Chảy mũi kéo dài ra cửa mũi trước, mủ xanh hoặc mủ vàng, nếu là viêm xoang trước mạn tính. Viêm xoang sau: mủ hoặc chất nhầy chảy xuống họng, bệnh nhân phải khịt, khạc, nhổ thường xuyên. Hay có biến chứng mắt như viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm mống mắt thể mi...
Thực thể
Triệu chứng viêm nhóm xoang trước mạn tính.
Ngách mũi giữa nề và ướt hoặc mủ chảy từ ngách mũi giữa xuống cuốn mũi dưới, hoặc có ít mủ đọng khô ở bờ dưới cuốn mũi giữa.
Cuốn mũi dưới nề to.
Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp. Xuất hiện gờ Kauffman (do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai nằm ngoài cuốn mũi giữa).
Soi mũi sau: mủ đọng ở sàn mũi hoặc ở đuôi cuốn mũi dưới.
Triệu chứng viêm nhóm xoang sau mạn tính.
Soi mũi trước nhiều khi không thấy gì.
Soi mũi sau: thấy chất nhầy mủ xuất phát từ ngách trên chảy ra cửa mũi sau, tỏa xuống vòm mũi họng.
Khám họng: thành sau họng viêm mạn tính với nhiều tổ chức lymphô đỏ và chất nhầy đặc bám.
X-quang
Blondeau và Hirtz có giá trị trong chẩn đoán xác định: hình xoang mờ đều, hình dày niêm mạc, hình polyp...
Chẩn đoán
Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi thường xuyên, chảy mũi đặc hôi ra cửa mũi trước hoặc cửa mũi sau.
Triệu chứng thực thể: dich mủ ứ đọng ở ngách mũi giữa, cửa mũi sau, hoặc niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, thoái hoá dạng polyp.
Soi bóng mờ.
Chọc xoang hàm.
X-quang: tư thế Blondeau, Hirtz và C.T.Scan
Điều trị
Phương pháp điều trị bảo tồn viêm đa xoang mạn tính
Kháng sinh, chống viêm, giảm đau... (nếu có hồi viêm).
Khí dung, Proetz...
Chọc xoang hàm để ống dẫn lưu, rửa và bơm thuốc.
Nhổ, chữa răng nếu do răng.
Vacxin chống nhiễm khuẩn.
Vitamin A và B.
Giảm mẫn cảm nếu có dị ứng.
Phương pháp điều trị phẫu thuật viêm đa xoang mạn tính
Mở lỗ thông xoang hàm thường xuyên ở ngách mũi dưới.
Phẫu thuật nội soi chức năng mũi, xoang (FESS - Functional Endoscopic Sinus Surgery).
Phẫu thuật nạo sàng hàm (Caldwell Luc).
Phẫu thuật vách ngăn (nếu nguyên nhân do dị hình vách ngăn).
Chỉ định phẫu thuật xoang:
Viêm xoang gây ra các biến chứng: não, mắt, xuất ngoại...
Viêm xoang nguyên nhân do các dị vật trong xoang.
Viêm xoang đã có thoái hoá dạng polyp.
Các khối u trong xoang (khối u lành tính hoặc ác tính).
Viêm xoang mủ mạn tính, chọc dò xoang hàm để ống dẫn lưu và rửa nhiều lần nếu qua 10 lần không đỡ nên chuyển sang phẫu thuật.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học chấn thương mũi xoang
Vết thương hở: phải rửa sạch, cắt lọc, khâu đúng lớp giải phẫu, đặt bấc cố định. Sau đó mới xử trí các tổn thương xương nếu có như chấn thương kín.
Bệnh học viêm mũi quá phát
Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính. Dính xảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốn mũi và vách ngăn).
Bệnh học viêm xương chũm cấp tính
Viêm xương chũm cấp tính khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xương chũm xuất ngoại và có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo.
Giải phẫu và sinh lý tai
Đáy ở phía trên là một vách xương mỏng và phẳng ngăn cách hòm nhĩ, sào đạo, sào bào với thuỳ thái dương. Có khớp trai đá ở trên qua đó, mạch máu vùng xương chũm giao lưu với mạch máu não.
Bệnh học khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp.
Bệnh học tai ngoài
Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Bệnh học viêm xoang cấp tính
Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên, mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.
Bệnh học viêm amidan
Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
Bệnh học viêm tai giữa mạn tính
Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.
Phương pháp khám tai
Dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như: hang chũm, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai để tìm điểm đau. Chú ý hiện tượng nhăn mặt khi ta ấn vào tai bệnh.
Bệnh học viêm họng cấp tính
Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú: viêm tấy xung quanh amiđan, viêm amiđan cấp tính, viêm V.A cấp tính hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng bựa trắng thông thường.
Bệnh học biến chứng của viêm xoang
Viêm mô tế bào ở mắt cấp tính: phù nề mi mắt và kết mạc, có khi khó đánh giá về vận nhãn, lồi mắt. Khó khăn cơ bản là là phân biệt viêm mô tế bào đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa với mủ trong hốc mắt.
Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)
Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.
Bệnh học Polyp mũi
Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi.
Bệnh học viêm mũi do thuốc
Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động cả tới các mạch dưới niêm mạc làm ảnh hưởng tới các tế bào lông chuyển (bi thoái hoá mạnh, không có tế bào thay thế).
Bệnh học ung thư Amidan khẩu cái
Thường do bội nhiễm nên mầu sắc thương tổn u mầu xám bẩn hoặc hoại tử, có trường hợp bệnh nhân bị khít hàm nên gây khó khăn cho việc khám vùng họng, amiđan.
Bệnh học viêm mũi mạn tính xuất tiết
Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính.
Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đưược gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưưới.
Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng
Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.
Bệnh học hội chứng tiền đình và điếc (bệnh học tai trong)
Đối với thầy thuốc Tai Mũi Họng, điếc là giảm sút sức nghe ít hoặc nhiều: giảm sút sức nghe dù ít cũng cần khám tai và đo sức nghe vì có khi là bắt đầu một bệnh nặng nh¬ư u dây thần kinh VIII.
Phương pháp khám họng thanh quản
Khám họng không có dụng cụ: bảo bệnh nhân há miệng, thè lưỡi và kêu ê ê..., lưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong tư thế bình thường.
Bệnh học viêm họng mạn tính
Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.
Liên quan về bệnh lý tai mũi họng với các chuyên khoa
Về phương diện đời sống, người ta có thể chết về bệnh tai cũng như chết về bệnh tim mạch, bệnh phổi, ví dụ trong viêm tai có biến chứng não. Đặc biệt trong các bệnh ung thư.
Bệnh học viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà... diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần.
Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.