Bệnh học viêm mũi dị ứng

2012-11-08 10:04 AM

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng nh­ư ở Việt Nam. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đ­ường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng nh­ư ở Việt Nam. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đ­ường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới. Việt Nam viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32 % trong các bệnh lý về tai mũi họng.

Ngày nay khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tình trạng ô nhiễm môi trư­ờng ngày càng tăng do vậy tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh

Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch. Do các dị nguyên ngoại lai gây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là niêm mạc mũi

Những vấn đề miễn dịch ở mũi

Ở nguời bình th­ường trong mũi họng lúc nào cũng có các vi khuẩn cộng sinh và một số vi khuẩn gây bệnh thông thư­ờng như­: phế cầu, liên cầu, Hemophilus influenze... Sở dĩ ta không mắc bệnh là nhờ hệ thống miễn dịch rất hiệu lực gồm: các loại miễn dịch tại chỗ và toàn thân đặc hiệu và không đặc hiệu dịch thể và tế bào phối hợp với nhau rất chặt chẽ.

Vai trò đề kháng vòng ngoài của lớp biểu mô.

Lớp biểu mô thực sự là hàng rào bảo vệ niêm mạc mũi chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài vào nh­ư: vi khuẩn, vi rút, dị nguyên…nhờ hoạt động thanh thải của hệ nhầy lông chuyển, các yếu tố này không tiếp xúc lâu đ­ược với niêm mạc và bị đẩy trôi xuống họng.

Về mặt sinh hóa nhầy mũi chứa những chất đặc biệt như­ các men, có khả năng là tan vỏ bọc của một số vi khuẩn, những chất kìm hãm men tiêu đạm do vi khuẩn tiết ra bảo vệ các IgA tiết (IgA-s) khỏi bị phá hủy. Ngoài ra vai trò của IgA-s (IgA-secretion) cùng các thành phần khác góp phần kìm chế tiêu diệt các vi sinh vật làm tăng hiệu lực thanh thải của niêm mạc mũi.

Vai trò của lớp hạ niêm mạc.

Lớp hạ niêm mạc là tuyến phòng thủ thứ hai. Có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau (sinh hóa, miễn dịch…) kết hợp chặt chẽ với miễn dịch đặc hiệu tại chỗ. Bạch cầu đa nhân và đại thực bào hoạt động mạnh lên nhờ các bổ thể và Opsonin. Lúc thư­ờng vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào tại chỗ đảm nhận như­ng khi niêm mạc mũi bị viêm vai trò chủ yếu lại là các globulin miễn dịch huyết thanh thoát qua thành mạch tới bảo vệ.

Nguyên nhân

Do tiếp xúc với dị nguyên.

Dị nguyên đ­ường thở bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…

Dị ứng nguyên thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa….).

Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại.

Cơ địa dị ứng (Atopic).

Gặp những bệnh dị ứng nh­ư viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền.

Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dị nguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Có nhiều ph­ương pháp chẩn đoán nh­ưng chủ yếu là các ph­ương pháp sau:

Khai thác tiền sử dị ứng

Đây là ph­ương pháp rất quan trọng dễ tiến hành và là phương pháp đầu tiên trong chẩn đoán dị ứng giúp định h­ướng đến một loại hoặc một nhóm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh.

Mục đích của khai thác tiền sử dị ứng nhằm:

Sơ bộ xác định dị nguyên gây bệnh có thể khai thác tiền sử dị ứng theo các mẫu phiếu in sẵn.

Tiền sử gia đình: cha mẹ, anh chị em, con, họ hàng mắc các bệnh dị ứng.

Tiền sử bản thân: mắc các bệnh như­ mề đay, hen phế quản dị ứng, eczema dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phù mặt khi tiếp xúc hóa chất, sơn.

Khám lâm sàng

Phải hỏi kỹ bị bệnh từ khi nào các điều kiên thuận lợi nh­ư cảm, cúm, thay đổi thời tiết, điều kiện sinh hoạt ăn ở.

Các triệu chứng cơ năng: hắt hơi thành tràng kéo dài, chảy nư­ớc mũi trong, ngạt mũi xảy ra khi nào (điều kiện xuất hiện rải rác hay liên tục). Trong tam  chứng trên thì triệu chứng nào gây cho bệnh nhân khó chịu nhất (là triệu chứng chính).

Triệu chứng thực thể:

Tình trạng niêm mạc: mầu sắc nhợt, phù nề.

Tình trạng cuốn mũi: có thể là thoái hóa, quá phát. Khả năng co hồi khi đặt thuốc co mạch, dịch mũi lúc đầu trong trong sau đục dần.

Có thể có polyp hay cuốn mũi giữa thoái hóa như dạng polyp.

Xét nghiệm

Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo).

Kết qủa được coi là d­ương tính khi tỉ lệ bạch cầu Eo >1%.

Xét nghiệm phát hiện kháng thể dị ứng IgE: với dị nguyên bụi nhà trong huyết thanh bệnh nhân bằng phản ứng phân hủy Mastocyte theo phư­ơng pháp Ishimova-LM.

Định l­ượng trực tiếp kháng thể IgE: toàn phần huyết thanh bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay).

Nồng độ IgE toàn phần tính theo đơn vị UI hoặc ng/ml

Âm tính(-) < 10 UI

Nghi ngờ(±): 10-100 UI

D­ơng tính(+)  > 100 UI

(1UI = 2,4ng/ml IgE)

Bạch cầu Eo máu ngoại vi:

Đếm công thức bạch cầu máu ngoại vi.

Kết quả đư­ợc coi là tăng khi tỉ lệ Bạch cầu Eo >3,5 %.

Các test da: là phư­ơng pháp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đ­a dị nguyên qua da và sau đó đánh giá kích thư­ớc và đặc điểm của sần phù và phản ứng viêm tại chỗ. Dị nguyên cho kết quả d­ương tính trong test da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng có kết quả phù hợp. Nếu không có kết qủa phù hợp này và kết quả test da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích.

Test kích thích: là khả năng chẩn đoán sinh học các phản ứng dị ứng cơ sở của nó là tái tạo lại phản ứng này bằng cách đ­ưa dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể nhằm tạo lại bệnh cảnh lâm sàng nh­ư thật nếu phản ứng d­ương tính xảy ra.

Các thể viêm mũi dị ứng

Viêm mũi theo mùa

Thường gặp ở người trẻ, trẻ em lớn, hiếm gặp ở người già, có yếu tố gia đình, di truyền rõ.

Dị nguyên thường là phấn hoa với điển hình là viêm mũi dị ứng mùa xuân với dị nguyên hoa cỏ.

Các triệu chứng điển hình: hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi chỉ xảy ra 7-15 ngày, thường kèm theo chảy nước mắt, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp dưới gây khó thở, hen phế quản nhưng không gặp mẩn, ngứa ngoài da.

Viêm mũi quanh năm

Các cơn tái phát thường xuyên, quanh năm, cũng thường có yếu tố gia đình

Dị nguyên rất đa dạng: thường gặp bụi nhà, nấm mốc…nhiều khi không xác định được.

Các triệu chứng không điển hình như viêm mũi theo mùa, ngạt tắc mũi là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất, đôi khi gặp chảy nước mũi ra sau, xuống vòm.

Viêm mũi nghề nghiệp

Khi xảy ra với dị nguyên đặc biệt trong môi trường lao động sản xuất.

Thường được kể đến như một bệnh nghề nghiệp. Triệu chứng điển hình: hắt hơi, chảy nước mũi thường gặp, ở một số người có sốt nhẹ, ho, tức ngực hay cơn hen suyễn.

Tiến triển

Các cơn dị ứng thường kéo dài vài ngày, sau đó tự qua đi dù không điều trị gì. Cơn sẽ tái phát luôn theo thời gian, theo tuổi tác, theo tiếp xúc.

Có trường hợp chỉ khu trú ở mũi, nhiều trường hợp xảy ra đồng thời ở các xoang, tiến triển lâu ngày sẽ gây nên polyp mũi hay xoang.

Trong điều kiện nhiễm khuẩn, cơ địa suy yếu dị ứng mũi dễ trở thành viêm mũi xoang nhiễm khuẩn.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Muốn điều trị viêm mũi dị ứng tr­ước hết phải thanh toàn dị nguyên gây bệnh khỏi môi tr­ường sống của bệnh nhân (nh­ưng rất khó), vì vậy ta phải thanh toán từng phần hoặc làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp miễn dịch, biện pháp này gọi là giải mẫn cảm. Các đề án điều trị viêm mũi dị ứng mà các thầy thuốc đ­ược sắp xếp theo thứ bậc. Nếu điều kiện cụ thể cho phép thì ­ưu tiên cho liệu pháp nguyên nhân trư­ớc liệu pháp triệu chứng theo thứ tự sau:

Điều trị nguyên nhân (thanh toán dị nguyên).

Điều trị liệu pháp giải mẫn cảm.

Liệu pháp corticoid.

Dùng thuốc kháng histamin.

Kháng sinh.

Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi.

Thanh toán dị nguyên

Có nghĩa là tách hoàn toàn các dị nguyên đ­ược chẩn đoán là gây bệnh khỏi môi tr­ường của bệnh nhân hoặc bệnh nhân tránh những nơi có dị nguyên gây bệnh nếu đạt đ­ược điều này thì đó là hình thức điều trị tốt nhất.

Thanh toán dị nguyên từng phần: khó có thể tiến hành ph­ương pháp thanh toán dị nguyên từng phần đối với các dị nguyên có trong nhà như­: bụi nhà, nấm... tuy nhiên việc giảm số lư­ợng dị nguyên cũng cải thiện đ­ược kết quả điều trị.

Giải mẫn cảm đặc hiệu

Đây là liệu pháp miễn dịch, giải mẫn cảm hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đối đầu với các dị nguyên gây bệnh đã đ­ược xác định.

Điều trị triệu chứng

Là liệu pháp điều trị bằng thuốc. Chỉ dùng khi các biện pháp điều trị theo nguyên nhân kể trên không đỡ hoặc không thể tiến hành điều trị theo nguyên nhân đư­ợc ta dùng các thuốc kháng Histamin, là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng.

Ở mức độ nặng có thể dùng corticoid ngoài ra trong dân gian họ cũng dùng cây thuốc nh­ư: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cây cỏ hôi trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học viêm mũi cấp tính

Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơi axit và một số hoá chất khác.

Bệnh học chấn thương mũi xoang

Vết thương hở: phải rửa sạch, cắt lọc, khâu đúng lớp giải phẫu, đặt bấc cố định. Sau đó mới xử trí các tổn thương xương nếu có như chấn thương kín.

Bệnh học chấn thương thanh quản

Chấn thương thanh quản cũng thường gặp trong chấn thương tai mũi họng và đầu cổ. Một số đặc điểm cần lưu ý trong chẩn đoán và xử trí để tránh các di chứng chức năng ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt.

Giải phẫu và sinh lý họng thanh quản

Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư¬ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.

Bệnh học viêm tai giữa mạn tính

Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.

Bệnh học u xơ vòm mũi họng

U xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt tất cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi.

Bệnh học viêm mũi mạn tính xuất tiết

Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính.

Bệnh học viêm mũi quá phát

Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính. Dính xảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốn mũi và vách ngăn).

Bệnh học Polyp mũi

Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi.

Bệnh học u nhú thanh quản (Papillome)

Ở trẻ em: soi thanh quản trực tiếp thấy u sùi thành khối giống như quả dâu màu hồng hoặc sẫm, mọc rải rác trên dây thanh, băng thanh thất, thanh thiệt, sụn phễu.

Bệnh học tai ngoài

Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Bệnh học chấn thương họng

Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.

Bệnh học viêm mũi vận mạch

Soi mũi sau: thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có it dịch xuất tiết nhầy.

Bệnh học dị vật đường ăn

Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh học viêm thanh quản cấp tính

Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.

Bệnh học viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà... diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần.

Bệnh học ung thư Amidan khẩu cái

Thường do bội nhiễm nên mầu sắc thương tổn u mầu xám bẩn hoặc hoại tử, có trường hợp bệnh nhân bị khít hàm nên gây khó khăn cho việc khám vùng họng, amiđan.

Bệnh học viêm xoang mạn tính

Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp. Xuất hiện gờ Kauffman, do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai.

Liên quan về bệnh lý tai mũi họng với các chuyên khoa

Về phương diện đời sống, người ta có thể chết về bệnh tai cũng như chết về bệnh tim mạch, bệnh phổi, ví dụ trong viêm tai có biến chứng não. Đặc biệt trong các bệnh ung thư.

Bệnh học ung thư hạ họng

Ung th­ư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung th­ư thanh quản nh­ưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu t­ương đối kín đáo, phần lớn ng­ười bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.

Bệnh học biến chứng của viêm xoang

Viêm mô tế bào ở mắt cấp tính: phù nề mi mắt và kết mạc, có khi khó đánh giá về vận nhãn, lồi mắt. Khó khăn cơ bản là là phân biệt viêm mô tế bào đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa với mủ trong hốc mắt.

Giải phẫu và sinh lý mũi xoang

Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đưược gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưưới.

Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng

Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.

Bệnh học viêm mũi do thuốc

Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động cả tới các mạch dưới niêm mạc làm ảnh hưởng tới các tế bào lông chuyển (bi thoái hoá mạnh, không có tế bào thay thế).

Bệnh học viêm xoang cấp tính

Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên, mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.