- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng tai mũi họng
- Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)
Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Có nhiều loại u nhỏ ở thanh quản: polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nhú thanh quản (papillome), u nang, u máu... Chúng tôi trình bày 3 loại u thanh quản thường gặp đó là polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh và u nhú thanh quản.
Polyp thanh quản
Là những u nhỏ trong lòng thanh quản do phù nề, thoái hoá niêm mạc hoặc do quá sản của tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết tạo thành.
Triệu chứng
Cơ năng
Khàn tiếng là chính, nói mất hơi mệt.
Polyp càng to làm khoảng hở thanh môn càng rộng khi nói, giọng càng khàn nhiều, nói mất hơi mệt, bệnh nhân không nói được lâu.
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt trên dây thanh khi nói giọng bệnh nhân lật bật.
Ít khi thấy bệnh nhân mất hẳn tiếng và khó thở thanh quản do polyp.
Thực thể
U to bằng hạt gạo, hạt đậu xanh hoặc hạt ngô.
Màu hồng nhạt, trong lòng mềm hoặc màu trắng xơ cứng.
Mọc ở dây thanh hoặc băng thanh thất.
Polyp có thể có cuống hoặc không có cuống. Bệnh polyp (polypose), polyp thường lan tràn trên diện rộng thanh quản, cắt bỏ đi thường dễ mọc lại.
Nếu polyp cứng ở bờ tự do dây thanh, có thể như dị vật gây ra một vết lõm ở dây thanh bên đối diện. Niêm mạc xung quanh chân polyp thường xung huyết.
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện. Khi phát âm polyp bật lên mặt trên dây thanh nên trong lúc khám bảo bệnh nhân thở xen kẽ với phát âm "ê" hoặc "i" cho dễ quan sát.
Chẩn đoán phân biệt
Dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh lý:
U xơ: thường mọc ở bờ tự do dây thanh. Thành phần là tổ chức xơ, có thể lẫn tổ chức mỡ, mạch máu.
U nhầy (myxôm):
Myxôm giả: nhỏ mềm, mọng nước.
Myxôm thật: thành đám bầy nhầy như thạch ở dây thanh hoặc băng thanh thất.
U nang: màu trắng đục ngay dưới lớp biểu mô, bên trong chứa chất nhầy quánh, thường ở dây thanh.
U mạch máu: xẫm màu, mặt sần, chạm vào dễ chảy máu.
Lộn thanh thất: niêm mạc thanh thất bị phù nề quá phát chảy xệ xuống về phía thanh môn.
Tiên lượng
Chủ yếu ảnh hưởng tới giọng nói của người bệnh. Đặc biệt người bệnh làm nghề bán hàng, giáo viên, ca sĩ...
Bệnh không ác tính hóa, không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng không tự khỏi. Điều trị bảo tồn ít kết quả.
Điều trị
Phẫu thuật cắt polyp
Có nhiều phương pháp.
Soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel đối với polyp có cuống nhỏ. Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng.
Soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản.
Soi thanh quản treo (soi thanh quản trực tiếp có cần treo giữ ống soi).
Có thể thực hiện dưới các hình thức
Cắt bỏ polyp dưới kính hiển vi phẫu thuật (vi phẫu).
Lấy bỏ polyp bằng laser CO2.
Vô cảm
Tiền mê, tê tại chỗ.
Gây mê nội khí quản.
Sau mổ
Kháng sinh.
Trường hợp polyp nhỏ hoặc polyp có cuống khi bấm cắt, niêm mạc dây thanh quản tổn thương ít chỉ cần cho kháng sinh uống.
Trường hợp polyp lớn và polyp không có cuống, bóc cắt niêm mạc dây thanh, thanh quản tổn thương phù nề nhiều cho kháng sinh tiêm.
Chống viêm, chống phù nề.
Khí dung
Hydrocortison 125 mg x 1 lọ
ỏ-chymotrypsin x 3 ống
Gentamyxin 80 mg x 3 ống
Pha lẫn khí dung trong 7 ngày.
Hạt xơ dây thanh
Đại cương
Hạt xơ dây thanh là u nhỏ bằng hạt tấm, hạt gạo, hạt lúa mì mọc ở bờ tự do dây thanh vị trí ở 1/3 trước và 1/3 giữa.
Hạt xơ dây thanh gồm 1 nhân xơ, ngoài là biểu mô quá sản.
Có thể 1 bên dây thanh hoặc 2 bên dây thanh đối xứng nhau. Khi phát âm chúng chạm vào nhau, nên còn gọi là hạt hôn nhau (kiss nodule).
Bệnh thường gặp ở người lớn, cũng có thể gặp ở trẻ em.
Nguyên nhân do lạm dụng giọng nói và viêm thanh quản.
Triệu chứng
Cơ năng
Chủ yếu là khàn tiếng.
Lúc đầu là khàn tiếng từng đợt, được điều trị và hạn chế nói, ngoài đợt giọng nói có thể trở lại bình thường, là do niêm mạc bờ tự do dây thanh mới chỉ quá phát chưa xơ hoá nên còn có thể co hồi trở lại bình thường. Sau dần khàn tiếng liên tục.
Có thể khàn tiếng mức độ nhẹ, mức độ vừa, mức độ nặng tuỳ thuộc hạt xơ dây thanh to nhỏ và mức độ nhược cơ dây thanh.
Nói mất hơi, do thanh môn hở rộng khi nói.
Thực thể
Soi thanh quản gián tiếp:
Hạt xơ dây thanh to bằng hạt tấm, 1/2 hạt gạo, hạt lúa mì ở bờ tự do dây thanh vị trí 1/3 trước và giữa. Có thể hai bên đối xứng nhau hoặc một bên.
Khi phát âm có 2 khe hở thanh môn, một ở 1/3 trước và một ở 2/3 sau. Có thể thấy hình ảnh nhược dây thanh, khe hở thanh môn hình thoi hoặc hình tam giác.
Niêm mạc dây thanh thường thấy bị viêm mạn tính.
Tiên lượng
Bệnh kéo dài nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị
Điều trị bảo tồn: khi hạt xơ dây thanh chưa xơ hoá, niêm mạc dây thanh mới quá phát còn có thể co hồi được.
Kháng sinh.
Chống viêm, chống phù nề (corticoid), khí dung hoặc làm thuốc thanh quản.
Nghỉ nói, nghỉ hát trong vài tuần.
Điều trị phẫu thuật: khi hạt xơ dây thanh xơ hoá (khàn tiếng liên tục, điều trị bảo tồn không kết quả...)
Soi thanh quản treo lấy bỏ hạt xơ dây thanh bằng kìm vi phẫu hoặc bằng laser CO2.
Sau mổ điều trị như trên và bệnh nhân nghỉ nói 1 tuần.
U nhú thanh quản
(xem bài u nhú thanh quản).
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)
Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.
Bệnh học Polyp mũi
Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi.
Bệnh học u nhú thanh quản (Papillome)
Ở trẻ em: soi thanh quản trực tiếp thấy u sùi thành khối giống như quả dâu màu hồng hoặc sẫm, mọc rải rác trên dây thanh, băng thanh thất, thanh thiệt, sụn phễu.
Bệnh học u nhầy xoang mặt
Với đặc tính u lành tính nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng hoặc có màu vàng chanh, dịch nhầy chứa mucin.
Bệnh học biến chứng viêm tai xương chũm
Vi khuẩn gây bệnh thường cùng loại với vi khuẩn gây viêm tai. Nhưng trong viêm tai xương chũm mạn tính nhiều khi có vi khuẩn bội nhiễm thêm vào.
Bệnh học chấn thương tai xương đá
Chấn thương do hỏa khí, do vật cứng đụng dập (tai nạn giao thông, tai nạn lao động) do áp lực, do sức nén, do tăng áp hoặc giảm áp đột ngột. Chấn thương âm thanh kéo dài (chỉ gây những tổn thương vi thể ở ốc tai).
Bệnh học viêm xoang mạn tính
Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp. Xuất hiện gờ Kauffman, do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai.
Bệnh học ung thư Amidan khẩu cái
Thường do bội nhiễm nên mầu sắc thương tổn u mầu xám bẩn hoặc hoại tử, có trường hợp bệnh nhân bị khít hàm nên gây khó khăn cho việc khám vùng họng, amiđan.
Bệnh học viêm VA
Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: amiđan vòi và amiđan vòm họng.
Bệnh học dị vật đường ăn
Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh học viêm họng cấp tính
Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú: viêm tấy xung quanh amiđan, viêm amiđan cấp tính, viêm V.A cấp tính hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng bựa trắng thông thường.
Bệnh học viêm xoang cấp tính
Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên, mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.
Giải phẫu và sinh lý tai
Đáy ở phía trên là một vách xương mỏng và phẳng ngăn cách hòm nhĩ, sào đạo, sào bào với thuỳ thái dương. Có khớp trai đá ở trên qua đó, mạch máu vùng xương chũm giao lưu với mạch máu não.
Bệnh học viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà... diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần.
Bệnh học viêm tai giữa mạn tính
Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.
Bệnh học chấn thương họng
Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.
Bệnh học ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.
Giải phẫu và sinh lý họng thanh quản
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư¬ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.
Bệnh học viêm amidan
Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
Bệnh học u xơ vòm mũi họng
U xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt tất cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi.
Phương pháp khám tai
Dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như: hang chũm, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai để tìm điểm đau. Chú ý hiện tượng nhăn mặt khi ta ấn vào tai bệnh.
Bệnh học viêm tấy quanh amiđan
Viêm tấy mủ quanh amiđan có thể tự vỡ, chảy mủ vào họng và để lại sẹo cứng, rúm. Mủ cũng có thể qua thành họng vào khoang trước trâm hay dưới hàm gây viêm tấy mủ quanh họng.
Bệnh học viêm họng mạn tính
Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.
Bệnh học viêm mũi do thuốc
Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động cả tới các mạch dưới niêm mạc làm ảnh hưởng tới các tế bào lông chuyển (bi thoái hoá mạnh, không có tế bào thay thế).
Bệnh học ung thư các xoang mặt
Nhiều tác giả và các y văn trên thế giới đều dựa trên cơ sở giải phẫu, phôi thai học chia làm 3 loại: ung thư thượng tầng cấu trúc, ung thư¬ trung tầng cấu trúc, ung thư hạ tầng cấu trúc.