- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng tai mũi họng
- Bệnh học tai ngoài
Bệnh học tai ngoài
Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dị hình bẩm sinh
Những dị hình bẩm sinh thường gặp ở tai ngoài, ít gặp ở tai giữa và hiếm gặp ở tai trong. Có thể gặp ở vành tai hay ở ống tai, hai dị hình này thường phối hợp với nhau.
Dị hình vành tai
Thường gặp hơn, nói chung ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ít hoặc không ảnh hưởng chức năng.
Thể hiện:
Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai: có thể gặp ở một bên hay cả hai bên tai. Vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ, một cục. Hay gặp kèm theo tịt hoặc chít hẹp ống tai.
Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Dị hình nắp tai: nắp tai có thể quá to, không có sụn nắp hay có 2 - 3 nắp tai.
Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống, mất các gờ nếp.
Phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai khó khăn và phức tạp.
Dị hình ống tai
Thường gặp tịt ống tai ngoài hoàn toàn hay một phần làm chít hẹp ống tai. Tịt hay chít hẹp có thể do đơn thuần hoặc cả sụn, xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay dọc cả ống tai. Dị hình ống tai thường gặp kèm với dị hình vành tai, đôi khi có kèm theo dị hình tai giữa.
Tịt hoặc chít ống tai ngoài gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có thể gây viêm vì chất tiết ở da ống tai không thoát được ra ngoài.
Cần chụp X- quang để xác định tình trạng của tai giữa và hệ thống xương con.
Phẫu thuật chỉnh hình lại ống tai ngoài hay lấy bỏ các phần chít hẹp, cần ghép da tốt vì dễ gây sẹo chít hẹp lại.
Rò bẩm sinh
Thường gặp nhất là rò gờ trước tai hay rò Helix thường gọi là rò luân nhĩ.
Lỗ rò có thể thấy ở 1 bên hay cả 2 bên, ở trên nắp tai, trước gờ rìa tai. Tiếp theo thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau tai hoặc vào ống tai…
Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết nhầy nên khi bị viêm thường gây sưng tấy vùng trên trước nắp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ.
Nếu rò chưa bị áp xe có thể bơm chất ăn mòn như sút loãng (NaOH 20%), hoặc cồn iốt 5% vào làm cháy lớp biểu bì để đường rò dính tịt lại.
Tốt hơn hết là phẫu thuật: bơm xanh mêthylen vào để theo dõi đường rò, qua đó lấy bỏ toàn bộ.
Khi bị áp xe không nên trích rạch quá rộng vì làm mất đường rò sau khó phẫu thuật.
Bệnh tai ngoài
Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài. Có lớp tổ chức dưới da mỏng nhưng có hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú nên bệnh ở tai ngoài gây đau nhức rõ rệt.
Bệnh tai ngoài có thể ảnh hưởng cả chức năng nghe (ống tai) và thẩm mỹ (vành tai).
Nhọt ống tai ngoài
Là một bệnh thường gặp, nhất là vào mùa hè, do tụ cầu khuẩn.
Nguyên nhân
Do ngoáy tai bằng vật cứng, bẩn, gây xước da ống tai.
Do viêm ở nang lông hay tuyến bã.
Chẩn đoán
Triệu chứng cơ năng:
Đau tai là triệu chứng nổi bật, đau ngày càng tăng dữ dội, đau tăng khi nhai, ngáp, đau nhiều về đêm.
Nghe kém tiếng trầm, thường kèm theo ù tai.
Có thể sưng tấy ở nắp tai hoặc sau tai.
Sốt nhẹ hoặc sốt cao khi viêm tấy lan tỏa.
Triệu chứng thực thể:
Ấn nắp tai hoặc kéo vành tai gây đau rõ rệt.
Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau. Sau đó to dần và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng. Nhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng hay tái phát.
Xử trí
Tại chỗ: chườm nóng giảm đau. Nếu mới tấy đỏ thì chấm cồn iốt 2%-5% ở đầu nhọt. Khi đã nung mủ trắng dùng dao nhọn hay que nhọn trích nhọt, tháo mủ và sát khuẩn. Kết hợp kháng sinh, giảm đau.
Viêm tấy ống tai ngoài
Thường gặp do bơi lội, tắm biển.
Nguyên nhân
Do sang chấn nhỏ ở ống tai ngoài: ngoáy tay, vật cứng khi có nước hay cát vào tai.
Do dịch hay mủ ở tai giữa bị bít, đọng trong ống tai.
Chẩn đoán
Lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rát như bỏng, vài ngày sau đau dữ dội.
Nghe kém và ù tai.
Kéo vành tai, ấn nắp tai gây đau tằng rõ rệt.
Da ống tai nề đỏ, sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng.
Nếu không được điều trị sẽ thành mủ, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai ngoài.
Xử trí
Chừơm nóng ngoài tai hoặc chiếu tia hồng ngoại, làm giảm đau tại chỗ, đặt bấc thấm bôrat 2% hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào ống tai ngoài.
Kháng sinh toàn thân.
Chống viêm, giảm đau.
Viêm sụn vành tai
Nguyên nhân: có thể do tụ máu, dịch vành tai, nhưng thường do nhiễm tụ cầu, sau sang chấn (gãi gây xước) hay sau chấn thương (đụng, dập).
Chẩn đoán
Ban đầu chỉ thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị sây sát (thường ở phần trên vành tai) sau đó có biểu hiện nóng, sưng, đỏ.
Khi viêm tấy thành mủ đau tăng rõ, sưng ngày càng tăng, sờ nóng, làm mất các nếp sụn ở vành tai.
Viêm sụn hoại tử: đau dữ dội, sưng tấy căng mọng lan rộng cả một phần của vành tai làm mất các hố và nếp của vành tai, cả mặt trước lẫn mặt sau vành tai.
Nếu không được xử trí tốt sụn bị hoại tử, sưng tấy hoá mủ và vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Xử trí
Toàn thân: tuỳ theo mức độ và toàn trạng bệnh nhân để sử dụng kháng sinh. Đối với viêm sụn hoại tử cần dùng kháng sinh phối hợp và liều cao, lưu ý cho kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí.
Tại chỗ:
Khi mới viêm tấy da vành tai, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, sát khuẩn vết xước bằng cồn iốt.
Khi đã viêm mủ, hoại tử sụn: phải trích rạch rộng tháo mủ, nạo bỏ hết các mảnh sụn hoại tử.
Để chống viêm, hoại tử sụn có thể chấm nitrat bạc, axít boric, đặt bấc tẩm Betadin hay kháng sinh tại chỗ.
Cần theo dõi sát diễn biến của bệnh, dùng kháng sinh đầy đủ, tránh hoại tử sụn gây hẹp co rúm vành tai.
Chàm ống tai ngoài (Eczema)
Thường gặp ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân
Do mủ, thường mủ nhầy, chảy thường xuyên hay ứ đọng mủ lâu. Chàm từ ống tai lan ra vành tai.
Do dị ứng, chàm có thể từ đầu, cổ lan đến vành tai và ống tai ngoài.
Chẩn đoán
Da vùng tai ngoài ngứa, mẩn đỏ, mọc các mụn phỏng nhỏ chứa dịch nhầy trong. Các mụn phỏng vỡ thành các vẩy màu nâu, mỏng phủ lên trên.
Nếu chàm khô: da ngứa, mẩm đỏ, dày lên, cũng có những mảnh biểu bì nhỏ đục hoặc xám nổi thành vảy dễ bong ra.
Do ngứa nên trẻ thường hay gãi gây xây xước dễ bị nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm khuẩn với những mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, trên bề mặt có vẩy nâu cứng có thể gây viêm tấy rộng cả tổ chức dưới da vùng sau tai, thái dương.
Xử trí
Tại chỗ:
Lau sạch mủ ở ống tai nếu có.
Rắc bột oxyt kẽm hoặc bôi thuốc mỡ oxyt kẽm.
Nếu nhiều dịch ướt, bôi bằng dung dịch nitrat bạc 5%.
Nếu có nhiễm khuẩn thành mủ bôi xanh mêthylen.
Bôi mỡ corticoid.
Toàn thân: tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng tốt, chống dị ứng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.
Bệnh học viêm VA
Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: amiđan vòi và amiđan vòm họng.
Phương pháp khám mũi xoang
Để biết rõ về bệnh: phải xác định được thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? ngoài ra cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.
Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng
Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.
Bệnh học viêm xương chũm mạn tính
Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm là đợt viêm cấp tính với các biểu hiện giống như viêm xương chũm cấp tính, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp khám tai
Dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như: hang chũm, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai để tìm điểm đau. Chú ý hiện tượng nhăn mặt khi ta ấn vào tai bệnh.
Bệnh học viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.
Bệnh học u xơ vòm mũi họng
U xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt tất cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi.
Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đưược gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưưới.
Bệnh học ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.
Bệnh học viêm mũi vận mạch
Soi mũi sau: thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có it dịch xuất tiết nhầy.
Bệnh học viêm xương chũm cấp tính
Viêm xương chũm cấp tính khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xương chũm xuất ngoại và có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo.
Bệnh học ung thư Amidan khẩu cái
Thường do bội nhiễm nên mầu sắc thương tổn u mầu xám bẩn hoặc hoại tử, có trường hợp bệnh nhân bị khít hàm nên gây khó khăn cho việc khám vùng họng, amiđan.
Bệnh học chấn thương họng
Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.
Bệnh học viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà... diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần.
Bệnh học viêm xoang mạn tính
Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp. Xuất hiện gờ Kauffman, do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai.
Bệnh học viêm mũi do thuốc
Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động cả tới các mạch dưới niêm mạc làm ảnh hưởng tới các tế bào lông chuyển (bi thoái hoá mạnh, không có tế bào thay thế).
Bệnh học ung thư vòm họng
Mặt trên là bờ dưới của thân xương bướm và mảnh nền của xương chẩm. Ở mặt này tổ chức bạch huyết tập trung thành đám gọi là amiđan Luschka.
Bệnh học dị vật đường ăn
Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh học dị vật đường thở
Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.
Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)
Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.
Bệnh học chấn thương mũi xoang
Vết thương hở: phải rửa sạch, cắt lọc, khâu đúng lớp giải phẫu, đặt bấc cố định. Sau đó mới xử trí các tổn thương xương nếu có như chấn thương kín.
Bệnh học khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp.
Bệnh học viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới.
Bệnh học chấn thương tai xương đá
Chấn thương do hỏa khí, do vật cứng đụng dập (tai nạn giao thông, tai nạn lao động) do áp lực, do sức nén, do tăng áp hoặc giảm áp đột ngột. Chấn thương âm thanh kéo dài (chỉ gây những tổn thương vi thể ở ốc tai).