- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng tai mũi họng
- Bệnh học khó thở thanh quản
Bệnh học khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp. Vì vậy đòi hỏi người thầy thuốc phải chẩn đoán nhanh và chính xác và kịp thời xử trí.
Đặc điểm của khó thở thanh quản
Khó thở vào.
Khó thở nhịp chậm.
Có tiếng rit, có co kéo (co rút) ở hõm trên xương đòn và xương ức, khoang liên sườn.
Nguyên nhân của khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản do viêm nhiễm
Viêm thanh quản do bạch hầu: thường xuất hiện sau bạch hầu họng. Nguyên nhân do vi khuẩn bạch hầu. Đặc điểm của khó thở bạch hầu là khó thở từ từ và tăng dần.
Hội chứng nhiễm trùng: sốt vừa, số lượng bạch cầu đa nhân tăng cao.
Hội chứng nhiễm độc: da xanh tái, có hạch ở cổ và vùng góc hàm.
Khám họng: có giả mạc trắng ở họng, giả mạc trắng xám, khó bóc dễ chảy máu, không tan trong nước. Tốt nhất là tìm vi khuẩn bạch hầu. Để muộn giả mạc sẽ lan xuống thanh quản.
Dấu hiệu khó thở thanh quản diễn biến từ từ.
Nói, khóc giọng khàn.
Xuất hiện ho, có khi ho "ông ổng".
Điều trị
Nếu khó thở phải mở khí quản cấp cứu.
Điều trị bằng penicillin liều cao.
Huyết thanh chống bạch hầu.
Trợ tim.
Cần theo dõi sát và điều trị tại khoa truyền nhiễm.
Viêm thanh quản do lao: bệnh tích chủ yếu ở liên phễu thường gặp ở người lớn, thứ phát sau lao phổi. Toàn thân yếu, khó thở xuất hiện từ từ.
Viêm thanh quản do virút (cúm hoặc sởi).
Thường xuất hiện sốt 39C- 400C.
Khó thở thường xuất hiện nhanh, trong trạng thái nguy ngập: mặt xám, xanh tái, thở nông, cháu mệt mỏi.
Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao.
Tất cả các dấu hiệu là viêm long đường hô hấp trên. Khi bị nặng, sức đề kháng yếu dễ bị bội nhiễm và dẫn tới tình trạng khó thở thanh quản, cần can thiệp.
Do cúm:
Đặc điểm: viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn tiến triển rất nhanh. Thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, bắt đầu là viêm mũi họng (giống như cúm). Rồi xuất hiện khó thở thanh quản, khó thở ngày càng tăng, khó thở có tiếng rít, rồi có ho, giọng khàn.
Xử trí: cần tiêm ngay Depersolon 2mg/1kg tiêm tĩnh mạch, đồng thời giải quyết nguyên nhân viêm nhiễm là tiêm kháng sinh nếu tiến triển xấu phải mở khí quản hoặc đặt nội khí quản.
Do sởi: sau khi sởi bay một tuần, có khi xuất hiện cùng với sởi. Chủ yếu là khàn tiếng, tiếng ho "ông ổng" như chó sủa đột nhiên gây khó thở cấp tính.
Viêm thanh quản do viêm V.A (Viêm thanh quản rít).
Hay sảy ra ở trẻ 3-6 tuổi xuất hiện ban đêm. Em bé đột nhiên thức dậy, với hiện tượng khó thở kịch phát, thanh môn như bị co thắt, cơn khó thở xuất hiện trong vài phút, rồi cơn khó thở qua đi, em bé ngủ trở lại. Hôm sau trong trạng thái bình thường. Cơn khó thở có thể xuất hiện trở lại vào những đêm sau, nguyên nhân có thể là do viêm V.A, các cháu này nên nạo V.A.
Khó thở thanh quản do dị vật thanh quản
Đặc điểm:
Có hội chứng xâm nhập.
Do các dị vật bằng kim loại như đinh gim, kim băng, nắp bút...
Do hít phải thức ăn khi ăn: như cơm, bột...
Do các dị vật sống khi đi rừng hít phải các loại côn trùng sống ở suối như: tắc te, vắt rừng.
Đề phòng: bằng cách chú ý trông nom các cháu nhỏ chu đáo.
Khó thở thanh quản do các khối u thanh quản
Có thể khối lành tính hoặc ác tính xuất phát từ lòng thanh quản như: papillome, polyp, hoặc bên ngoài thanh quản như: ung thư hạ họng, áp xe thành bên họng ở sâu.
Khó thở thanh quản do chấn thương thanh quản và sẹo hẹp thanh quản
Chấn thương do đụng dập hoặc phù nề thanh quản như: mảnh bom, đạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động...
Sẹo hẹp thanh quản: sau chấn thương, sau mở khí quản, sau phẫu thuật ở thanh quản.
Khó thở thanh quản do dị tật bẩm sinh ở thanh quản: mềm sụn thanh quản
Khó thở thanh quản do nguyên nhân thần kinh
Liệt các cơ mở thanh quản: cơ nhẫn-phễu sau do liệt dây hồi qui.
Liệt cơ khép: cơ giáp-phễu, cơ liên phễu, cơ nhẫn-phễu bên.
Mức độ khó thở
Triệu chứng |
Khó thở cấp I |
Khó thở cấp II |
Khó thở cấp III |
Toàn thân |
Bình thường
|
Tình trạng kích thích vật vã, lo âu |
Tinh trạng ức chế, lơ mơ, nằm yên tím tái dần đi vào hôn mê, chân tay quờ quặng bắt chuồn chuồn |
Cơ năng |
Khó thở khi gắng sức, không khàn tiếng |
Khó thở thanh quản điển hình (khó thở chậm thì thở vào, co lõm cơ hô hấp, có tiếng thở rít), ho, khàn tiếng |
Khó thở nhanh nông, khó thở cả hai thì, rối loạn nhịp thở, khàn tiếng |
Xử trí |
Chống viêm, chống phù nề, an thần. Thở oxy Theo dõi. |
Mở khí quản cấp cứu Hồi sức tích cực |
Mở khí quản tối cấp. Hỗ trợ hô hấp. |
Thái độ xử trí
Thở oxy.
Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu khi có chỉ định.
Giải quyết nguyên nhân: lấy dị vật đường thở, kháng sinh, chống viêm, chống phù nề.
An thần.
Theo dõi tình trạng khó thở.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng thủ thuật tai mũi họng
Khí dung dùng trong tai mũi họng khác với khí dung dùng ở nội khoa. Khí dung trong tai mũi họng là những hạt vi thể cỡ trên 5 microm và lưu lượng lớn.
Bệnh học chấn thương khí quản
Nội soi là cần thiết để xác định được vị trí và tính chất tổn thương nhưng cần hết sức thận trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm và gây khó thở nặng.
Bệnh học ung thư vòm họng
Mặt trên là bờ dưới của thân xương bướm và mảnh nền của xương chẩm. Ở mặt này tổ chức bạch huyết tập trung thành đám gọi là amiđan Luschka.
Bệnh học u nhú thanh quản (Papillome)
Ở trẻ em: soi thanh quản trực tiếp thấy u sùi thành khối giống như quả dâu màu hồng hoặc sẫm, mọc rải rác trên dây thanh, băng thanh thất, thanh thiệt, sụn phễu.
Bệnh học viêm mũi cấp tính
Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơi axit và một số hoá chất khác.
Phương pháp khám mũi xoang
Để biết rõ về bệnh: phải xác định được thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? ngoài ra cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.
Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng
Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.
Bệnh học hội chứng tiền đình và điếc (bệnh học tai trong)
Đối với thầy thuốc Tai Mũi Họng, điếc là giảm sút sức nghe ít hoặc nhiều: giảm sút sức nghe dù ít cũng cần khám tai và đo sức nghe vì có khi là bắt đầu một bệnh nặng nh¬ư u dây thần kinh VIII.
Bệnh học viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới.
Bệnh học viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.
Bệnh học dị vật đường ăn
Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh học viêm họng cấp tính
Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú: viêm tấy xung quanh amiđan, viêm amiđan cấp tính, viêm V.A cấp tính hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng bựa trắng thông thường.
Bệnh học ung thư Amidan khẩu cái
Thường do bội nhiễm nên mầu sắc thương tổn u mầu xám bẩn hoặc hoại tử, có trường hợp bệnh nhân bị khít hàm nên gây khó khăn cho việc khám vùng họng, amiđan.
Bệnh học chấn thương tai xương đá
Chấn thương do hỏa khí, do vật cứng đụng dập (tai nạn giao thông, tai nạn lao động) do áp lực, do sức nén, do tăng áp hoặc giảm áp đột ngột. Chấn thương âm thanh kéo dài (chỉ gây những tổn thương vi thể ở ốc tai).
Bệnh học chấn thương họng
Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.
Bệnh học viêm VA
Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: amiđan vòi và amiđan vòm họng.
Bệnh học chấn thương thanh quản
Chấn thương thanh quản cũng thường gặp trong chấn thương tai mũi họng và đầu cổ. Một số đặc điểm cần lưu ý trong chẩn đoán và xử trí để tránh các di chứng chức năng ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt.
Bệnh học biến chứng viêm tai xương chũm
Vi khuẩn gây bệnh thường cùng loại với vi khuẩn gây viêm tai. Nhưng trong viêm tai xương chũm mạn tính nhiều khi có vi khuẩn bội nhiễm thêm vào.
Bệnh học viêm mũi quá phát
Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính. Dính xảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốn mũi và vách ngăn).
Bệnh học viêm tai giữa mạn tính
Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.
Bệnh học viêm mũi vận mạch
Soi mũi sau: thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có it dịch xuất tiết nhầy.
Bệnh học u nhầy xoang mặt
Với đặc tính u lành tính nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng hoặc có màu vàng chanh, dịch nhầy chứa mucin.
Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)
Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.
Bệnh học dị vật đường thở
Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.
Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)
Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.