Xác định vị trí đau của tạng: đường dẫn truyền đau tạng và đau thành

2021-09-10 04:07 PM

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí. Thứ nhất, não không nhận thức được về sự hiện diện của các cơ quan. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường:

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiều bệnh của cơ thể gây đau. Hơn nữa khả năng chẩn đoán những bệnh khác nhau phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của bác sĩ lâm sàng về những đặc tính khác nhau của đau.

Đau xảy ra bất cứ khi nào mô bị tổn thương và làm cho cá thể phản ứng để loại bỏ kích thích đau. Thậm chí những hoạt động đơn giản như ngồi trong một khoảng thời gian dài có thể gây hủy hoại mô vì thiếu máu chảy đến da chỗ ụ ngồi nơi bị đè ép bởi sức nặng của cơ thể. Khi da bị đau bởi thiếu máu cục bộ, con người thường thay đổi tư thế của cơ thể một cách vô thức. Tuy nhiên, một ngườ mất cảm giác đau, như sau khi tổn thương tủy sống, mất cảm giác đau, nên không thể thay đổi vị trí tỳ đè. Tình trạng này sẽ sớm dẫn đến phá hủy hoàn và bong tróc da ở những vùng bị tỳ đè này.

Khi một bệnh lý xảy ra tại một cơ quan, nó sẽ lan dần đến phúc mạc thành, màng phổi hay màng ngoài tim. Những lá mạc này, giống như da, đều đáp ứng với những kích thích đau dữ dội từ các dây thần kinh ngoại biên. Chính vì thế, cơn đau từ các bao quanh tạng luôn có dạng đau nhói. Một ví dụ minh chứng cho sự khác nhau giữa dạng đau này và dạng đau từ bản thân tạng là: một nhát dao xuyên qua phúc mạc cắt xuyên qua phúc mạc thành thì đau mãnh liệt, trong khi cũng một vết thương tương tự vào phúc mạc tạng hay qua thành ruột lại không gây đau nhiều.

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí bởi vì nhiều lý do. Thứ nhất, não không nhận thức được ngay từ đầu về sự hiện diện của các cơ quan khác nhau trong cơ thể; do đó, khi cơn đau xuất hiện, nó chỉ có thể định vị mơ hồ. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường: Đường thực sự từ tạng và đường từ thành. Con đường cảm giác từ tạng được truyền qua sợi cảm giác đau trong bó thần kinh tự chủ và luôn phản ánh lên một vùng bề mặt cơ thể mà vùng đó đôi khi lại nằm xa cơ quan đang chịu tổn thương. Trái lại, cảm giác thành phải chịu kiểm soát trực tiếp qua thần kinh gai sống tại chỗ, qua phúc mạc, màng phổi và màng ngoài tim và chúng luôn chỉ điểm được vùng thương tổn.

Các vùng bề mặt da bị đau do các cơ quan nội tạng khác nhau

Hình. Các vùng bề mặt da bị đau do các cơ quan nội tạng khác nhau.

Định vị trí đau quy chiếu trong con đường đau tạng

Khi một cơn đau tạng quy chiếu lên bề mặt cơ thể, con người chi xác định được vị trí của nó trên vùng da nguyên ủy trong giai đoạn phôi thai, không phải vị trí hiện tại mà tạng đó đang nằm. Ví dụ, tim có vị trí ban đầu từ cổ và phần ngực trên; vì thế, các sợi cảm giác đau tạng của tim đi lên song hành cùng các dây thần kinh cảm giác giao cảm và đi vào tủy sống trong đoạn giữa C3 và T5. Do đó, SƠ ĐỒ 49-6 đã giải thích vì sao cơn đau tim lại lan lên một bên cổ, trên vai và các cơ ngực, xuống cánh tay rồi xuống vùng dưới xương ức. Có những vùng của bề mặt cơ thể cũng gửi những sợi thần kinh cảm giác bản thể vào trong khoanh tủy C3 đến T5. Ngoài ra, cơn đau hay nằm ở bên trái hơn là bên phải vì bên trái của tim có vẻ như gặp nhiều bệnh lý mạch vành hơn.

Dạ dày có nguyên ủy từ khoảng đoạn ngực thứ bảy đến thứ chín trong thời kỳ phôi bào. Vì vậy, cảm giác đau từ dạ dày quy chiếu lên vùng thượng vị phía trên rốn, là vùng bề mặt cơ thể kiểm soát bởi tủy ngực 7 đến 9. Vài vùng khác nhau của cơ thể mà đau tạng phóng chiếu đến từ một cơ quan khác, tương ứng với vùng của nó trong thời kỳ phôi thai.

Con đường đau thành trong dẫn truyền đau của bụng và ngực

Cơn đau từ tạng thường quy chiếu chủ yếu lên hai bề mặt cơ thể cùng một lúc, do có hai con đường dẫn truyền đau là đường truyền tín hiệu đau tạng quy chiếu và con đường đau thành trực tiếp. Ví dụ, hình dưới minh họa cho cơ chế đau trong bệnh cảnh viêm ruột thừa.

Nội tạng và thành bên truyền tín hiệu đau từ ruột thừa

Hình. Nội tạng và thành bên truyền tín hiệu đau từ ruột thừa.

Sự lan truyền kép từ ruột thừa bị viêm. Các xung động đau truyền lần đầu tiên qua ruột thừa qua các sợi đau nội tạng nằm trong các bó dây thần kinh giao cảm, và sau đó vào tủy sống ở khoảng T10 hoặc T11; Cơn đau này được đề cập đến một khu vực xung quanh rốn và thuộc loại đau nhức, chuột rút. Các xung động đau cũng thường bắt nguồn từ phúc mạc thành nơi ruột thừa bị viêm tiếp xúc hoặc dính vào thành bụng. Những xung động này gây ra cơn đau buốt trực tiếp trên phúc mạc bị kích thích ở phần tư bên phải của bụng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng rối loạn cân bằng nước điện giải

Sự tiết ADH vẫn xãy ra ngay cả khi đáng lẽ ra nó phải được ức chế. Sự tăng tiết ADH này có nguồn gốc thể tạng đưa đến sự bài tiết nước tự do qua thận bị thay đổi trong khi sự điều hòa cân bằng muối là bình thường.

Sinh lý bệnh rối loạn chuyển hóa lipid

Tùy theo phương pháp, có thể đánh giá khối lượng mỡ toàn phần, hoặc sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Angiotensin II: vai trò trong việc kiểm soát bài tiết của thận

Khi lượng natri giảm xuống dưới mức bình thường, nồng độ Angiotensin II tăng lên gây giữ natri và nước, đồng thời chống lại việc giảm huyết áp động mạch nếu không xảy ra.

Một số vấn đề quan trọng trong bệnh sinh học

Cục bộ và toàn thân: một tổn thương tại chỗ, gây nên bất cứ do yếu tố bệnh nguyên nào, xét cho cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn thân.

Cân bằng thẩm thấu được duy trì giữa dịch nội và ngoại bào

Nếu dung dịch muối đẳng trương được đưa vào ngoại bào thì nồng độ thẩm thấu sẽ không đổi, chỉ có thể tích dịch ngoại bào tăng lên.

Kích thích Receptor nhiệt và truyền tín hiệu nhiệt trong hệ thần kinh

Lượng đầu mút tận cùng lạnh và nóng trong bất kì vùng bề mặt nào của cơ thể là không đáng kể, rất khó để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ khi một vùng da nhỏ bị kích thích.

Tái hấp thu của ống góp tủy thận

Các ống góp của tuỷ tích cực tái hấp thu natri và tiết ra các ion hydro và có thể thấm qua urê, được tái hấp thu trong các đoạn ống này. Sự tái hấp thu nước trong ống góp của tuỷ được kiểm soát bởi nồng độ của hormone chống bài niệu.

Bài tiết nước tiểu cô đặc: nồng độ ADH cao và áp suất thẩm thấu cao vùng tủy thận

Các ống góp xung quanh kẽ tủy thận thường có áp suất thẩm thấu cao, vì vậy khi nồng độ ADH cao, nước di chuyển qua màng tế bào ống thận bằng cách thẩm thấu vào kẽ thận.

Bệnh thận: tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn

Trong phạm vi 2 phân loại, có rất nhiều các bệnh thận cụ thể có thể ảnh hưởng đến các mạch máu thận, cầu thận, ống thận, kẽ thận, các bộ phận của đường tiết niệu bên ngoài thận bao gồm cả niệu quản và bàng quang.

Chuyển hóa fibrinogen thành fibrin: hình thành cục máu đông

Cục máu đông là một mạng lưới sợi fibrin chạy theo mọi hướng và giam giữ các tế bào máu, tiểu cầu và huyết tương. Các sợi fibrin cũng gắn với bề mặt mạch máu bị tổn thương.

Giai đoạn mạn của suy tim: sự giữ dịch và cung lượng tim được bù

Ảnh hưởng bất lợi của ứ quá nhiều dịch lên suy tim nặng. Ngược với ảnh hưởng tích cực của giữ dịch mức độ trung bình trong suy tim, quá nhiều dịch ứ đọng sẽ gây nên những hậu  quả sinh lý nghiêm trọng.

Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân thông thường của loét đường tiêu hóa là sự mất cân bằng giữa tốc độ bài tiết dịch vị và các yếu tố bảo vệ bao gồm lớp hàng rào niêm mạc dạ dày - tá tràng và là sự trung hòa của acid dịch vị và dịch tá tràng.

Quá trình tạo cục máu đông: điều hòa ngược dương tính

Khi đã có một lượng thrombin nhất định được tạo thành, sẽ có một điều hòa ngược dương tính tạo nên càng nhiều cục máu đông và thrombin. Do đó, cục máu đông tiếp tục phát triển cho đến khi máu ngừng chảy.

Giải phẫu sinh lý bàng quang hệ tiết niệu

Mặc dù phản xạ tiểu tiện là một phản xạ tủy sống tự chủ, nó cũng có thể bị ức chế hoặc tạo điều kiện cho các trung tâm ở vỏ não hoặc thân não.

Hình thành nước tiểu: lọc ở cầu thận tái hấp thu ở ống thận và sự bài tiết ở ống thận

Khi dịch được lọc ra khỏi bao Bowman và đi qua các ống, nó được biến đổi bằng cách tái hấp thu nước và các chất hòa tan cụ thể trở lại máu hoặc bằng cách tiết các chất khác từ các mao mạch phúc mạc vào ống.

Thành phần của dịch lọc cầu thận

Dịch lọc cầu thận gồm chủ yếu muối và các phân tử hữu cơ, tương tự như trong huyết thanh. Trừ một số trường hợp ngoại lệ đó là các phân tử có trọng lượng phân tử thấp như Canxi và acid béo không được lọc một cách tự do.

Chuyển hóa sắt: tổng hợp hemoglobin

Khi hồng cầu bị phá hủy, các hemoglobin từ các tế bào này được đưa vào các tế bào monocytemacrophage. Sắt giải phóng và được lưu trữ chủ yếu trong ferritin được sử dụng khi cần thiết cho sự hình thành của hemoglobin mới.

Nhắc lại sinh lý sinh hóa glucose máu

Tất cả các loại glucid đều được chuyển thành đường đơn trong ống tiêu hóa và được hấp thu theo thứ tự ưu tiên như sau: galactose, glucose, fructose và pentose.

Kết hợp của H+ dư thừa với đệm photphat và amoniac trong ống thận tạo ra HCO3-

Các bộ đệm quan trọng nhất là bộ đệm phosphate và bộ đệm ammoniac. Ngoài ra còn có có hệ thống đệm yếu khác như đệm urat và citrate nhưng ít quan trong hơn.

Receptor đau: sự kích thích đầu tận cùng tự do của dây thần kinh

Các receptor đau trong da và trong các mô khác là các đầu tận cùng tự do của các dây thần kinh. Chúng có nhiều trên bề mặt da cũng như trong các nội tạng, như màng xương, thành động mạch, màng khớp, liềm đại não và lều tiểu não trong vòm sọ.

Cơ chế thận bài tiết nước tiểu pha loãng

Qúa trình pha loãng đạt được bằng cách tái hấp thu các chất tan đến một mức độ lớn hơn so với nước, nhưng điều này chỉ xảy ra trong các phân đoạn nhất định của hệ thống ống thận.

Tổn thương thận cấp: nguyên nhân gây tổn thương

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương thận cấp (AKI) có thể chia thành 3 nguyên nhân chính là tổn thương thận cấp trước thận, tổn thương thận cấp tại thận, và tổn thương thận cấp sau thận.

Tổn thương thận cấp sau thận: nguyên nhân do các bất thường đường tiết niệu dưới

Một số nguyên nhân gây ra tổn thương thận cấp sau thận bao gồm tắc nghẽn cả 2 bên niệu quản hoặc bể thận do sỏi lớn hoặc cục máu động, tắc nghẽn bàng quang, và tắc nghẽn niệu đạo.

Khả năng giãn nở của phổi: ảnh hưởng của lồng ngực

Lồng ngực có khả năng đàn hồi và dẻo, tương tự như phổi, thậm chí nếu phổi không hiện diện trong ngực, cơ hỗ trợ sẽ vẫn giúp lồng ngực giãn nở.

Một số chỉ định điều trị shock

Bởi vì tác động có hại chính của hầu hết các loại shock là phân phối quá ít oxy đến các mô, việc cho bệnh nhân thở oxy có thể có lợi trong một số trường hợp.