- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Thay đổi trong quá trình lão hoá
Thay đổi trong quá trình lão hoá
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cơ thể già có thế thay đổi ở 4 mức: toàn thân, cơ quan, hệ thống, tế bào, và phân tử.
Thoái triển chức năng đi song song với thoái triển chuyển hoá hoạt động của cơ thể, biểu hiện bằng sự giảm sút các kết quả sinh học. Nhưng tất cả các chức năng trong cơ thể không biến đổi giống nhau với tuổi tác. Thời gian bắt đầu thoái triển, tốc độ thoái triển của từng chức phận cũng khác nhau.
Nhìn chung cơ quan thực hiện mau già hơn các hệ thống phối hợp chức năng, nhất là các hệ thống bảo đảm hằng định nội môi. Sự duy trì này ngày càng khó khăn. Ở người có tuổi, mỗi khi có gắng sức, stress, tăng gánh chức năng thì các hệ thống điều hoà phải mất thời gian dài mới đưa cơ thể trở lại ban đầu. Vì vậy, ở người có tuổi người ta sử dụng nghiệm pháp động thường chính xác hơn nghiệm pháp tĩnh.
Thay đổi ở mức toàn thân
Ngoại hình: Rất dễ phân biệt một cơ thể trẻ và một cơ thể già bằng cả một tập hợp dấu hiệu gồm cả dáng dấp, cử chỉ. v.v .
Thể lực: Giảm sút, kém chịu đựng, kém thích nghi trước hoàn cảnh không thuận lợi (nóng, lạnh, ồn, mất máu, chấn thương .v .v.)
Dễ mắc bệnh, dễ tử vong. Thí nghiệm: cùng một cường độ lao động, nhóm chuột già suy kiệt và tử vong nhiều hơn hẳn so với nhóm chuột trưởng thành; các thí nghiệm khác cho thấy chuột già khó duy trì thân nhiệt, nồng độ glucose, pH máu. v. v.
Tỷ lệ mỡ/cơ thể: cơ thể già thường có tăng tỉ lệ mỡ, hậu quả là nặng nề khi di chuyển (trong khi hệ cơ lại yếu đi), các hốc mỡ sẽ tồn tại lâu nhưng đến mức béo phì thì phải coi là “ bệnh”. Trong khi tỷ lệ nước ở cơ thể già lại giảm đi khiến các thuốc hoà tan trong nước mau bị đào thải.
Mức cơ quan, hệ thống
Thần kinh và tâm thần
Giảm số lượng tế bào thần kinh, trong khi đó mô đệm phát triển ở một số vùng đại não. Trong thân các nơron có sự tích tụ sắc tố lipofuchsin: chất được coi là đặc trưng của quá trình lão hoá. Giảm sản xuất chất dẫn truyền trung gian như acetylcholin, serotonin, dopamin, acid gamma aminobutyric hoặc hiện diện một số yếu tố sinh học khác như cortisol bất thường, gốc oxy tự do cũng có vai trò trong giảm trí nhớ của tuổi già . Giảm tốc độ phản xạ do kém dẫn truyền vận động và giác quan do mất myelin ở sợi thần kinh.
Giảm sản xuất catecholamin khiến cơ thể già giảm khả năng hưng phấn, nhưng nếu tới mức trầm cảm thì coi là “ bệnh”. Giải phẩu bệnh học thấy tổn thương teo não, chứa nhiều sắc tố mỡ, giới hạn của từng lớp tế bào vỏ não kém, điển hình là trong tế bào vỏ não có những đám hạt tròn. Ngoài ra, có sự tăng sinh và loạn dưỡng các tế bào hình sao, tế bào thần kinh đệm. Giảm sản xuất dopamin khiến dáng đi cứng đơ nhưng đến mức run rẩy thì là bệnh Parkinson. Có sự suy yếu rõ rệt một số hoạt động thần kinh cao cấp như: giảm sút trí nhớ, giảm hiệu quả học tập và sáng tạo. Tuy nhiên vẫn giữ hầu như nguyên vẹn: vốn từ ngôn ngữ, tri thức tích luỹ .
Hệ nội tiết
Đa số chức năng thần kinh-nội tiết giảm theo tuổi già như tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng. Tác động của các tuyến nội tiết trục vùng dưới đồi-tuyến yên tham gia qúa trình lão hoá. Tuyến thượng thận giảm mức cảm ứng với sự kích thích của vùng dưới đồi và tuyến yên, cũng như giảm sự liên hệ ngược từ nồng độ 17- OH-Cetosteroid. Đều này được sử dụng để cắt nghĩa sự kém chịu đựng stress ở cơ thể già, thậm chí có coi đây là một cơ chế gây già.
Thay đổi nồng độ nhiều loại hormon trong máu và giảm nhạy cảm ở cơ quan đích do các thụ thể cảm thụ với hormon cũng giảm số lượng (tế bào lympho, tế bào gan .v .v ). Rõ nhất là sự suy giảm tuyến sinh dục, mặc dù tuyến yên tiết nhiều hormon kích thích tuyến này.
Có nhiều rối loạn trong hoạt động tuyến tuỵ. Nhiều trường hợp có giảm cảm thụ với insulin, khiến tuỵ tăng tiết hormon này. Có thể thiểu năng tế bào bêta nguyên phát (do quá trình già), hoặc thứ phát do thời gian dài tăng tiết. Từ đó, có những thay đổi chuyển hoá glucid, lipid ở người già (gầy, mập, tăng mỡ máu, xơ vữa...).
Tuyến ức liên tục giảm kích thước và chức năng ngay từ khi cơ thể còn trẻ, đến tuổi trung niên thì thoái hoá hẳn. Cấu trúc tuyến cũng có nhiều thay đổi, góp phần vào cơ chế suy giảm miễn dịch ở tuổi già.
Hệ miễn dịch
Kháng thể dịch thể
Giảm nồng độ các kháng thể tự nhiên (kháng thể nhóm máu).
Giảm đáp ứng tạo kháng thể với kháng nguyên lạ.
Tăng sản xuất tự kháng thể: gặp ở 10-15% người già, càng cao tuổi càng hay gặp ( kháng thể chống hồng cầu bản thân, kháng thể anti- DNA, kháng thể anti-thyroglobulin, chống tế bào viền dạ dày, yếu tố dạng thấp...). Cơ chế: Có thể do giảm hoạt động của tế bào lympho T ức chế.
Đáp ứng miễn dịch tế bào
Giảm phản ứng da: Tuberculin, DNCB (Dinitroclorobenzene).
Giảm phân bào với các chất kích thích thường dùng: phytohemagglutinin, concanavalin A ).
Giảm sản xuất Interleukin-2, đồng thời giảm cả số thụ thể ái tính cao với Interleukin-2. Giảm sản xuất Interleukin-3, GM-CSF (Granulomonocyte-clony stimulating factor).
Interleukin-4, Interleukin-5, Interleukin-6 thì bình thường hoặc tăng.
Giảm hoạt tính và số lượng tế bào lympho TCD4 (giảm sản xuất kháng thể)
Mô liên kết
Có thuyết cho rằng sự thay về lượng và chất của mô liên kết là đặc trưng của sự lão hoá. Giảm các glycoprotein, proteoglycan cấu trúc nền các sợi đàn hồi, trong khi đó lại tăng collagen. Các sợi collagen thay đổi cấu trúc, bị gắn nhóm glycosyl trở nên khó hoà tan, trơ và có sự đảo lộn cấu trúc gọi là ”collagen già”, chính nó gây tình trạng xơ hoá (sclerose) các cơ quan, các mô. Hệ xương của người già cũng bị xơ, giảm lắng đọng can xi, có thể đưa đến thoái hóa khớp, loãng xương hay rỗ xương.
Có tác giả cho rằng mô liên kết còn có chức năng nuôi dưỡng (chứa mạch máu) và tái tạo. Sự biến chất của mô này ở tuổi già góp phần làm cơ quan nhận được ít máu và vết thương lâu lành.
Các cơ quan khác
Các cơ quan khác như tuần hoàn có cung lượng và lưu lượng tim đều giảm. Nhưng quan trọng hơn là giảm thích nghi của tim: tim người trẻ có thể tăng năng suất 15-20 lần, tim người 65 tuổi chỉ 7-10 lần. Huyết áp tăng càng làm tim dễ bị quá tải. Phổi có xu phát triển tổ chức xơ làm nhu mô phổi kém đàn hồi, tổ chức liên kết phát triển làm màng trao đổi ở phổi dày hơn, trong khi mật độ mao mạch quanh phế nang giảm xuống. Do vậy dung tích sống ở người từ 45-50 tuổi đã bắt đầu giảm rõ rệt. Thận kém cô đặc nước tiểu, nước tiểu tăng số lượng và giảm tỉ trọng, mặc dù máu qua cầu thận giảm rõ rệt. Urê máu có thể tăng ở người già, cùng với giảm hệ số thanh lọc.
Thay đổi ở mức tế bào
Cơ thể được cấu tạo từ nhiều loại tế bào, mỗi loại khác nhau về hình thái, chức năng (sự biệt hoá) và ở đây quan trọng là khác nhau về khả năng phân chia và thời hạn sống.
Đặc điểm của tế bào cơ thể già:
Màng tế bào thay đổi thành phần lipid và protein theo tuổi già, nồng độ cholesterol tăng và thay đổi tỷ lệ phospholipid (mất phosphatidylcholine) làm thay đổi tính thấm và môi trường bên trong, chất oxy hoá dẫn đến tích luỹ nội bào chất trơ (lipofusin). Giảm chuyển hoá năng lượng, giảm lượng kali nội bào, do đó giảm điện thế màng và làm giảm tính chịu kích thích, tính dẫn truyền, tính nhạy cảm, tính đáp ứng với các kích thích, và tính tương tác giữa các tế bào.
Sự lão hoá của tế bào thể hiện bằng giảm số lượng và giảm khả năng phân bào, đặc biệt là sự kéo dài chu kỳ phân bào của chúng:
Chúng chậm bước vào chu kỳ tế bào ở G0 –G1.
Chậm chuyển từ giai đoạn tiền tổng hợp DNA sang tổng hợp (G1-S).
Chậm tổng hợp DNA và chuyển sang giai đoạn phân bào (G2 -M). Khi cấy ghép tế bào gốc từ cơ thể già sang cơ thể trẻ thì tế bào này hoạt động mạnh lên, phục hồi rõ rệt chức năng phân chia của mình. Ngược lại, cấy tế bào gốc từ cơ thể trẻ sang cơ thể già, tế bào trẻ giảm sức hoạt động rõ rệt. Như vậy, vai trò môi trường cũng quan trọng như vai trò nguồn gốc tế bào.
Thay đổi ở mức phân tử
Quá trình lão hoá kéo theo sự tích luỹ các loại phân tử chỉ gặp ở tuổi trẻ trong các tình trạng bệnh lý, ví dụ: chất lipofuscin trong nhiều loại tế bào, hoặc chất hemosiderin trong đại thực bào hệ liên võng, chất dạng tinh bột (amyloid) ở hầu hết tế bào người già trên 80 tuổi. Ba cơ quan nhiễm tinh bột là não, tim và tuỵ thường gặp. Các phân tử collagen trở nên trơ ỳ, kém hoà tan, dễ bị co do nhiệt, đảo lộn cấu trúc và đường hoá. Tích luỹ nhiều enym không đặc hiệu không còn hoạt động, nhưng đáng chú ý nhất là những biến đổi trong DNA và RNA. DNA gắn chặt hơn với histon và kim loại, dễ bị phân đoạn, nhiều nhiễm sắc thể có cấu tạo sai lạc. Giảm hoạt tính các enzym chịu trách nhiệm phục hồi những tổn thương của DNA.
Bài viết cùng chuyên mục
Tính đặc hiệu của tế bào lympho B: miễn dịch dịch thể và kháng thể
Tế bào lympho B đặc hiệu ngay lập tức phóng đại kháng nguyên và giao cho sự xuất hiện của nguyên bào lympho. Một số nguyên bào Lympho đẩy mạnh biệt hóa để tạo thành tiền tương bào, đó là tiền chất của tương bào.
Áp suất thẩm thấu và nồng độ natri của cơ thể
Sự gia tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào làm cho các tế bào thần kinh đặc biệt gọi là các tế bào osmoreceptor, nằm ở phần trước vùng dưới đồi gần các nhân opraotic, co rút lại.
Kiểm soát sự bài tiết Canxi của thận
Tái hấp thu canxi tương tự như đối với natri, sự bài tiết canxi được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, khi tăng lượng canxi ăn vào, cũng làm tăng bài tiết canxi qua thận. Canxi vừa được lọc vừa tái hấp thu ở thận nhưng không được bài tiết ra ngoài. Do đó, tốc độ bài tiết canxi qua thận...
Suy tim: ứ dịch do thận gây phù ngoại vi
Giảm cung lượng tim thường làm giảm áp lực cầu thận do giảm huyết áp động mạch và co tiểu động mạch đến do cường giao cảm.
Rối loạn thân nhiệt
Giảm thân nhiệt bệnh lý có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý có rối loạn chuyển hóa trầm trọng như: xơ gan, tiểu đường, suy dinh dưỡng, shock
Chu kỳ tế bào và cơ chế sửa sai trong sao chép
Bộ gen tuyến trùng Caenorhabditis elegans có 1031 gen, trong đó có 131 gen có phân định sẳn là chết theo chương trình.
Định nghĩa bệnh sinh
Trong điều trị học, nếu biết được nguyên nhân để điều trị là tốt nhất nhưng nếu không biết được nguyên nhân thì điều trị theo cơ chế bệnh sinh.
Các yếu tố ngăn ngừa tình trạng phù
Khi áp lực gian bào lớn hơn 0 thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ áp lực cũng sẽ gây nên sự thay đổi thể tích lớn.
Lác mắt: tổn thương điều hợp của mắt
Ở một số bệnh nhân lác, mắt thay thế trong việc chú ý đến đối tượng. Ở những bệnh nhân khác, một mắt đơn độc được sử dụng mọi lúc, và mắt kia trở nên bị ép và không bao giờ được sử dụng để nhìn chính xác.
Nguồn gốc của các dòng lympho: đề kháng của cơ thể trong nhiễm khuẩn
Đối với mỗi chức năng của T hoặc B được hình thành cuối cùng, các mã cấu trúc gen chỉ cho một kháng nguyên đặc hiệu. Tế bào trưởng thành sau đó trở thành T và B tế bào đặc hiệu cao được nhân lên và lan ra cuối mô bạch huyết.
Bạch cầu ưa acid (bạch cầu ái toan): chống lại nhiễm kí sinh trùng và dị ứng
Bạch cầu ái toan cũng có xu hướng đặc biệt tập trung nhiều trong các mô có phản ứng dị ứng, như trong các mô quanh phế quản ở người bị hen phế quản và trong da sau khi có phản ứng dị ứng da.
Sinh lý bệnh của bệnh đần độn
Thiếu hụt bẩm sinh tuyến giáp, tuyến giáp không có khả năng sản xuất hormon giáp do khiếm khuyết một gen của tuyến, hoặc do thiếu hụt iod trong chế độ ăn.
Sinh lý bệnh ung thư
Tác dụng gián tiếp qua chuyển hoá (tiền thân chất gây ung thư): sau khi đưa vào cơ thể thì sẽ được các enzym hay vi khuẩn đường ruột biến đổi trở thành chất gây ung thư.
Kích thích tiết ADH: tầm quan trọng của độ thẩm thấu và phản xạ tim mạch
Với sự giảm thể tích máu, nồng độ ADH nhanh chóng tăng lên. Như vậy, với mức giảm nghiêm trọng về thể tích máu, các phản xạ tim mạch đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích sự bài tiết ADH.
Mức lọc cầu thận bằng hai mươi phần trăm lưu lượng máu qua thận
Mức lọc cầu thận được quyết định bởi cân bằng thủy tĩnh và áp suất keo qua màng mao mạch hệ số lọc cầu thận, phụ thuộc tính thấm mao mạch cầu thận và diện tích.
Thiếu máu: giảm hồng cầu hoặc hemoglobin trong các tế bào
Khi mất máu mãn tính xảy ra, một người thường không thể hấp thụ chất sắt từ ruột để tạo thành hemoglobin nhanh như nó bị mất. Có nhiều hồng cầu nhỏ hơn bình thường và có quá ít hemoglobin bên trong, làm tăng tế bào nhỏ và thiếu máu nhược sắc.
Những kết quả cơ bản nghiên cứu lão học
Chỉ số thời gian tỷ lệ chết tăng gấp đôi, mortality rate doubling time MRDT, Ở người MRDT là 8, nghĩa là cứ sau 8 năm, tỷ lệ chết lại tăng gấp đôi.
Hiệu chỉnh loạn thị bằng kính trụ: sử dụng hai kính trụ với độ hội tụ khác nhau
Sau khi thử vài thấu kính cầu khác nhau trước mắt loạn thị, mỗi độ hội tụ của thấu kính làm hội tụ rõ nét một vài các thanh song song nhau nhưng sẽ không rõ một vài các thanh khác vuông góc với các thanh sắc nét đó.
Đại cương sinh lý bệnh lão hóa
Tăng nhạy cảm với bệnh tật, tăng nguy cơ tử vong: hầu hết cơ thể già mang một hoặc nhiều bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất so với mọi giai đoạn phát triển trước đó.
Mối liên quan giữa ổ viêm và toàn thân
Ngày nay, người ta biết dùng corticoid và các thuốc kháng viêm không steroid, để làm giảm bớt hiện tượng viêm khi cần thiết
Huyết khối: tại tĩnh mạch đùi và động mạch phổi
Cục máu đông thường phát triển theo hướng dòng máu chảy chậm trong tĩnh mạch, đôi khi theo toàn bộ chiều dài tĩnh mạch chi dưới và thậm chí phát triển lên đến tĩnh mạch chậu chung và tĩnh mạch chủ dưới.
Tăng thông khí phổi: giảm nồng độ H+ dịch ngoại bào và làm tăng pH
Nếu chuyển hóa tạo CO2 vẫn không đổi, chỉ có các yếu tố ảnh hưởng đến pCO2 trong dịch ngoại bào là tốc độ thông khí ở phổi. Thông khí phế nang càng cao, pCO2 càng thấp.
Cơ chế bệnh sinh của rối loạn đại tràng
Bệnh rối loạn đại tràng bao gồm táo bón, bệnh tiêu chảy do tâm lý, bệnh tiêu chảy do viêm đại tràng và liệt đại tiện ở những người bị chấn thương tủy sống.
Thuốc chẹn kênh natri: giảm tái hấp thu natri ở ống góp
Sự giảm hoạt động của bơm Natri-Kali-ATP làm giảm vận chuyển Kali vào trong tế bào và do đó làm giảm bài tiết Kali vào dịch trong lòng ống thận. Vì lí do này, thuốc chẹn kênh Natri còn được gọi là lợi tiểu giữ kali, và giảm tỷ lệ bài tiết kali ra nước tiểu.
Tính mức lọc cầu thận (GFR): các lực gây ra quá trình lọc
Giá trị mức lọc cầu thận bình thường không đo được trực tiếp trên con người, chúng được ước lượng trên động vật như chó hay chuột. Dựa kết quả trên động vật, chúng ta có thể tin rằng chúng xấp xỉ trên con người.