Tái hấp thu ở ống lượn gần: tái hấp thu chủ động và thụ động

2020-09-09 10:13 PM

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bình thường, khoảng 65 % lượng lọc Natri, nước và phần trăm ít hơn Clo được tái hấp thu bởi ống lượn gần trước khi dịch lọc vào quai Henle. Tỉ lệ phần trăm này có thể tăng hoặc giảm trong điều kiện sinh lí khác nhau, điều này sẽ được nhắc đến sau.

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu chủ động và thụ động lớn

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh. Hơn nữa, tế bào biểu mô ống lượn gần có hệ thống diềm bàn chải ở màng đỉnh tế bào, cũng như mê cung rộng lớn kênh cơ bản ở gian bào, tất cả cùng tạo ra diện tích bề mặt rộng lớn ở đỉnh và màng đáy của tế bào biểu mô, giúp vận chuyển nhanh chóng ion Natri và các chất tan khác.

Đặc điểm siêu cấu trúc tế bào và vận chuyển chính của ống lượn gần

Hình. Đặc điểm siêu cấu trúc tế bào và vận chuyển chính của ống lượn gần. Các ống lượn gần tái hấp thu khoảng 65% natri, clorua, bicacbonat và kali đã lọc và về cơ bản là tất cả các axit amin và glucose đã lọc. Các ống lượn gần cũng tiết ra axit hữu cơ, bazơ và các ion hydro vào lòng ống.

Bề mặt diềm bàn chải của tế bào biểu mô cũng được gắn phân tử protein mang giúp vận chuyển lượng lớn ion Natri qua màng đỉnh, kết hợp đồng vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng như glucose, amino acid. Quá trình vận chuyển Natri từ lòng ống thận vào trong tế bào được bổ sung bằng cơ chế vận chuyển ngược chiều giúp tái hấp thu Natri đông thời bài tiết các chất tan khác vào lòng ống, đặc biệt là ion hydro. Bài tiết ion Hydro vào trong ống thận là một bước quan trọng để loại bỏ ion bicarbonate từ ống thận (bằng cách gắn H+ vào HCO3- tạo thành H2CO3, sau đó phân ly thành H2O và CO2).

Mặc dù bơm Natri-kali ATPase là yếu tố chính trong tái hấp thu Natri, Clo và nước suốt ống lượn gần, vẫn có sự khác nhau trong cơ chế giúp Natri và Clo vận chuyển qua màng đỉnh của đoạn đầu và đoạn cuối ống lượn gần.

Ở nửa đầu của ống lượn gần, Natri được tái hấp thu vận chuyển cùng chiều với glucose, amino acid, và các chất tan khác. Tuy nhiên, ở nửa sau ống lượn gần, ít glucose và lượng nhỏ amino acids còn lại được tái hấp thu. Thay vào đó, Natri được tái hấp thu chủ yếu với ion Clo. Nửa sau của ống lượn gần có nồng độ Clo tương đối cao (khoảng 140mEq/L) so với nửa đầu ống lượn gần (khoảng 105 mEq/L) bởi vì khi natri được tái hấp thu, nó ưu tiên vận chuyển với glucose, bicarbonate và các ion hữu cơ ở ống lượn gần, để lại dung dịch có nồng độ Clo cao hơn.

Ở nửa sau ống lượn gần, nồng độ Clo cao hơn giúp cho ion này khuyếch tán từ lòng ống thận qua vòng bịt vào khoảng kẽ. Một lượng nhỏ Clo cũng có thể được tái hấp thu qua kênh Clo đặc hiệu ở màng tế bào ống lượn gần.

Thay đổi nồng độ của các chất khác nhau trong dịch ống

Hình. Thay đổi nồng độ của các chất khác nhau trong dịch ống dọc theo ống lượn gần liên quan đến nồng độ của các chất này trong huyết tương và trong dịch lọc cầu thận. Giá trị 1,0 chỉ ra rằng nồng độ của chất trong dịch ống giống như nồng độ trong huyết tương. Giá trị dưới 1,0 cho thấy chất này được tái hấp thu nhiều hơn nước, trong khi giá trị trên 1,0 cho thấy chất được tái hấp thu ở mức độ thấp hơn nước hoặc được tiết vào ống.

Nồng độ các chất tan dọc theo ống lượn gần

Những thay đổi nồng độ của các chất tan khác nhau dọc theo ống lượn gần. Mặc dù lượng Natri tromg dịch ống thận giảm đi rõ rệt dọc theo ống lượn gần, nồng độ Natri (và tổng độ thẩm thấu) vẫn tương đối ổn định vì độ thẩm thấu của nước ở ống lượn gần rất lớn giúp nước tái hấp thu giữ tốc độ với tái hấp thu Natri. Một vài chất tan hữu cơ như glucose, amino acid và bicarbonate được tái hấp thu nhiều hơn nước, và do đó nồng độ của chúng giảm rõ rệt dọc theo chiều dài ống lượn gần. Các chất tan hữu cơ khác có tính thấm thấp và không đước tái hấp thu tích cực như creatinin, nồng độ của chúng tăng dọc theo ống lượn gần. Tổng nồng độ chất tan, được phản ánh bởi độ thẩm thấu, chủ yếu vẫn giống nhau dọc theo ống lượn gần vì nước có tính thấm rất cao ở phần này của nephron.

Bài tiết acid hữu cơ và base ở ống lượn gần

Ống lượn gần cũng là một nơi quan trọng bài tiết acid hữu cơ và base như muối mật, oxalate, urate, và catecholamine. Rất nhiều chất trong những chất này là sản phẩm cuối của chuyển hóa và phải nhanh chóng loại bỏ khỏi cơ thể. Sự bài tiết các chất này vào ống lượn gần cộng thêm lượng lọc bởi mao mạch cầu thận đi vào ống lượn gần và gần như không được tái hấp thu, tất cả gộp lại và bài tiết nhanh chóng ra nước tiểu.

Ngoài các sản phẩm thừa cảu quá trình chuyển hóa, thận bài tiết nhiều thuốc nguy hiểm hay độc tố trực tiếp qua tế bào vào trong ống thận và nhanh chóng loại bỏ chất này trong máu. Ở một số loại thuốc, như penicillin và salicylates, thải trừ nhanh bởi thận gây ra thách thức trong việc duy trì nồng độ thuốc để điều trị hiệu quả.

Hợp chất khác được bài tiết nhanh ở ống lượn gần là para-aminohippuric acid (PAH). PAH được bài tiết rất nhanh, ở người trung bình có thể loại bỏ khoảng 90% PAH từ huyết tương chảy qua thận và biết tiết ra nước tiểu. Vì thế, độ thanh thải PAH có thể sử dụng để ước lượng lưu lượng huyết tương thận (renal plasma flow RPF).

Bài viết cùng chuyên mục

Bộ đệm Protein: điều chỉnh thăng bằng kiềm toan nội bào

Ngoài nồng độ cao trong tế bào, một yếu tố khác góp phần vào khả năng đệm của protein là pKs của nhiều hệ thống protein khá gần với pH nội bào.

Shock phản vệ và shock histamin

Shock phản vệ và shock histamin làm giảm đáng kể sự trở lại của tĩnh mạch và đôi khi shock nghiêm trọng đến mức bệnh nhân có thể chết trong vài phút.

Tái hấp thu ở đoạn xa của ống lượn xa và ống góp phần vỏ

Tế bào chính tái hấp thu Natri và nước từ lòng ống và bài tiết ion Kali vào trong ống thận. Các tế bào kẽ thận loại A tái hấp thu ion Kali và bài tiết ion Hydro vào lòng ống.

Ảnh hưởng của áp lực động động mạch đến lượng nước tiểu: bài niệu natri áp lực và bài niệu

Khi cơ chế tự điều hòa của mức lọc cầu thận bị suy giảm, thường xảy ra trong các bệnh thận, tăng áp lực động mạch sẽ làm tăng mức lọc cầu thận rất nhiều.

Lưu lượng máu qua thận và sự tiêu thụ ô xy

Trong mỗi gram trọng lượng cơ bản, thận bình thường tiêu thụ oxygen tốc độ gấp đôi so với não nhưng có gấp 7 lần dòng chảy của não.

Giải phẫu sinh lý của thận và hệ tiết niệu

Mặt giữa của mỗi quả thận chứa một vùng rốn, qua đó đi qua động mạch thận và tĩnh mạch, bạch huyết, cung cấp thần kinh và niệu quản, nơi mang nước tiểu cuối cùng từ thận đến bàng quang.

Loạn thị: rối loạn độ hội tụ của mắt

Loạn thị là tình trạng độ hội tụ của mắt bị rối loạn gây nên sự khác nhau về khả năng hội tụ của mắt trên các mặt phẳng vuông góc với nhau.

Thận: vai trò trong cân bằng acid base

Thận điều chỉnh nồng độ H+ của dịch ngoại bào qua 3 cơ chế chính. Bài tiết H+, Tái hấp thu và lọc HCO3-, sản xuất HCO3- mới. Tất cả các quá trình này, được hoàn thành bởi cơ chế bài tiết cơ bản.

Ước tính mức lọc cầu thận: độ thanh thải inulin

Inulin không được sản xuất bởi cơ thể, được tìm thấy ở rễ một số loại thực vật và phải tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân để đo mức lọc cầu thận.

Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể

Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.

Các yếu tố ngăn ngừa tình trạng phù

Khi áp lực gian bào lớn hơn 0 thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ áp lực cũng sẽ gây nên sự thay đổi thể tích lớn.

Bài tiết H + chủ động: trong các tế bào kẽ của ống lượn xa và ống góp

Mặc dù sự bài tiết H+ ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp chỉ chiếm khoảng 5% của tổng H+ bài tiết. Nhưng cơ chế này rất quan trọng trong việc acid hóa tối đa nước tiểu.

Tuổi già và bệnh tật

Các bệnh này hoặc mới mắc hoặc mắc từ trẻ nay nặng lên. Trên thực tế, số người chết thuần tuý do già là rất hiếm.

Thận giữ nước bằng cách bài tiết nước tiểu cô đặc

Khả năng cô đặc tối đa của thận bắt buộc phải có bao nhiêu khối lượng nước tiểu phải được thải ra mỗi ngày khỏi cơ thể của các sản phẩm chất thải chuyển hóa và ion từ thức ăn.

Protein niệu: tăng tính thấm cầu thận trong hội chứng thận hư

Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mất protein qua nước tiểu là do sự tăng tính thấm của màng đáy cầu thận. Vì vậy, các bệnh gây tăng tính thấm màng đáy cầu thận có thể gây hội chứng thận hư.

Tăng chức năng tuyến thượng thận và hội chứng Cushing

Tiết ACTH quá mức là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng Cushing và được đặc trưng bởi nồng độ cao ACTH và cortisol trong huyết tương.

Glucose và dung dịch khác cho mục đích dinh dưỡng

Nhiều loại dịch được dùng qua đường tĩnh mạch để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, trpng đó phổ biến nhất là glucose, ngoài ra còn có acid amin, lipid.

Đau đầu ngoài sọ: đau đầu do mắt và mũi

Sự căng thẳng cảm xúc thường làm co nhiều cơ của đầu, đặc biệt là cơ gắn vào da đầu và cơ cổ gắn với chẩm, trở nên co cứng, và nó được cho rằng cơ chế này là một trong những nguyên nhân thông thường của đau đầu.

Cơ chế bệnh sinh của rối loạn đại tràng

Bệnh rối loạn đại tràng bao gồm táo bón, bệnh tiêu chảy do tâm lý, bệnh tiêu chảy do viêm đại tràng và liệt đại tiện ở những người bị chấn thương tủy sống.

Tăng tái hấp thu natri ở ống thận: kích hoạt thần kinh giao cảm

Hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, nếu trầm trọng, có thể gây giảm sự bài tiết natri và nước do co mạch thận, làm giảm mức lọc cầu thận.

Cơn đau khác thường trên lâm sàng: những cảm giác bản thể

Nhiều bệnh của cơ thể gây đau. Hơn nữa khả năng chẩn đoán những bệnh khác nhau phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của bác sĩ lâm sàng về những đặc tính khác nhau của đau.

Cân bằng Acid Base và cân bằng Kali

Trường hợp nhiễm kiềm chuyển hóa: H+ đi ra khỏi tế bào, K+ đi vào tế bào. Do đó nhiễm kiềm chuyển hóa sẽ đưa đến hạ kali máu.

Bệnh van hai lá: huyết động học trong hẹp và hở van

Khi áp lực tâm nhĩ trái tăng lên, máu bắt đầu dồn lên phổi, cuối cùng trở lại động mạch phổi. Ngoài ra, phù nề phổi ngay từ đầu gây co thắt tiểu động mạch phổi.

Huyết khối: tại tĩnh mạch đùi và động mạch phổi

Cục máu đông thường phát triển theo hướng dòng máu chảy chậm trong tĩnh mạch, đôi khi theo toàn bộ chiều dài tĩnh mạch chi dưới và thậm chí phát triển lên đến tĩnh mạch chậu chung và tĩnh mạch chủ dưới.

Cơ chế bệnh sinh của rối loạn tiêu hóa

Cơ chế bệnh sinh của rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và buồn nôn, tắc nghẽn đường tiêu hóa, đầy hơi ứ khí đường tiêu hóa.