Tái hấp thu ở đoạn xa của ống lượn xa và ống góp phần vỏ

2020-09-09 10:25 PM

Tế bào chính tái hấp thu Natri và nước từ lòng ống và bài tiết ion Kali vào trong ống thận. Các tế bào kẽ thận loại A tái hấp thu ion Kali và bài tiết ion Hydro vào lòng ống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nửa thứ hai của ống lượn xa và ống góp ở vùng vỏ sau đó có cùng đặc điểm chức năng. Về mặt giải phẫu học, chúng được cấu tạo từ hai loại tế bào khác nhau, tế bào chính và tế bào kẽ thận.

Tế bào chính tái hấp thu Natri và nước từ lòng ống và bài tiết ion Kali vào trong ống thận. Các tế bào kẽ thận loại A tái hấp thu ion Kali và bài tiết ion Hydro vào lòng ống.

Đặc điểm siêu cấu trúc và vận chuyển tế bào của ống lượn xa

Hình. Đặc điểm siêu cấu trúc và vận chuyển tế bào của ống lượn xa sớm và ống lượn xa muộn và ống góp. Ống lượn xa ban đầu có nhiều đặc điểm giống như quai dày lên của Henle và tái hấp thu natri, clorua, canxi và magie nhưng hầu như không thấm nước và urê. Các ống lượn xa muộn và ống góp vỏ não được cấu tạo bởi hai loại tế bào riêng biệt, tế bào chính và tế bào xen kẽ. Các tế bào chính tái hấp thu natri từ lòng mạch và tiết ra các ion kali vào lòng mạch. Tế bào xen kẽ loại A tái hấp thu các ion kali và bicacbonat từ lòng mạch và tiết ra các ion hydro vào lòng mạch. Sự tái hấp thu nước từ đoạn ống này được kiểm soát bởi nồng độ của hormone chống bài niệu.

Tế bào chính tái hấp thu Natri và bài tiết Kali

Tái hấp thu Natri và bài tiết Kali bởi tế bào chính phụ thuộc vào hoạt động của bơm Natri-Kali ATPase ở màng đáy mỗi tế bào. Bơm này duy trì nồng độ thấp Natri ở trong tế bào, do đó, Natri khuyếch tán vào trong tế bào qua kênh đặc biệt. Bài tiết Kali ở những tế bào này từ máu vào lòng ống gồm hai bước: (1) kali đi vào tế bào nhờ bơm Natri Kali ATPase, duy trì nòng độ cao Kali trong tế bào, sau đó (2) trong tế bào, Kali khuyếch tán theo chiều gradient nồng độ qua màng đỉnh vào ống thận.

Tế bào chính là nơi đầu tiên tác dụng của thuốc lợi tiểu giữ Kali, bao gồm spironolactone, eplerenone, amiloride, và triamterene. Spironolactone và eplerenone là chất đối kháng cạnh tranh với aldosterone trên receptor mineralocorticoid ở tế bào chính nên do đó ức chế các tác dụng kích thích của aldosterone trong tái hấp thu Natri và bài tiết Kali.

Cơ chế tái hấp thu Natri-Clo

Hình. Cơ chế tái hấp thu Natri-Clo và bài tiết Kali ở tế bào chính đoạn sau ống lượn xa và ống góp phần vỏ.

Natri đi vào trong tê bào qua kênh đặc biệt và được vận chuyển ra ngoài qua bơm Natri-Kali ATPase. Chất đối kháng Aldosterone cạnh tranh với aldosterone để gắn vào tế bào do đó ức chế các kích thích của aldosterone với quá trình tái hấp thu Natri và bài tiết Kali. Chẹn kênh Natri ức chế trực tiếp Natri đi vào trong kênh Natri.

Amiloride và triamterene là những chất chẹn kênh Natri ức chế trực tiếp Natri đi vào kênh Natri ở màng đỉnh, do đó làm giảm lượng Natri được vận chuyển qua màng đáy bởi bơm Natri-Kali ATPase. Điều này làm giảm lượng Kali được vận chuyển vào trong tế bào và cuối cùng làm giảm Kali bài tiết vào trong lòng ống. Vì lí do đó mà thuốc chẹn kênh Natri, cũng như chất đối kháng Aldosteron, giảm bài tiết Kali ra nước tiểu và hoạt động như lợi tiểu giữ Kali.

Tế bào kẽ thận bài tiết hoặc tái hấp thu Hydro, Bicarbonate, và ion Kali

Tế bào kẽ thận đóng vai trò quan trọng điều hòa thăng bằng acid-base và chiếm 30 đến 40% các tế bào ở ống góp và ống nối. Có hai loại tế bào kẽ thận, type A và type B. Tế bào kẽ thận type A bài tiết ion hydro qua men vận chuyển hydro-ATPase và men vận chuyển hydro-kaliATPase . Hydro được tổng hợp trong tế bào bởi enzym carbonic anhydrase trong nước và carbon dioxide từ acid carbonic, sau đó phân ly thành ion hydro và ion bicarbonate. Ion hydro bài tiết vào trong lòng ống, với mỗi ion hydro được bài tiết, một ion bicarbonate được tái hấp thu qua màng đáy. Tế bào kẽ thận type A đặc biệt quan trọng trong việc đào thải ion Hydro khi tái hấp thu bicarbonat trong trường hợp nhiễm toan.

Tế bào kẽ thận type B có chức năng ngược với chức năng tế bào A và bài tiết bicarbonat vào trong lòng ống thận đồng thời tái hấp thu ion hydro trường hợp nhiễm kiềm. Tế bào kẽ thận type B có protein vận chuyển hydrogen và bicarbonat đối diện với tế bào type A trên màng tế bào. Ion hydro được vận chuyển tích cực ra khỏi tế bào ở màng đáy tế bào bởi men hydroATPase và bicarbonate được bài tiết vào lòng ống, do đó đào thải được bicarbonate huyết tương trong trường hợp nhiễm kiềm. Tế bào kẽ thận cũng có thể tái hấp thu hoặc bài tiết ion Kali.

Các tế bào ống góp

Hình. Các tế bào ống góp loại A và loại B xen kẽ. Tế bào loại A chứa hydro-ATPase và hydro kali-ATPase trong màng tế bào và tiết ra các ion hydro trong khi tái hấp thu các ion bicarbonat và kali trong tình trạng nhiễm toan. Trong tế bào loại B, các chất vận chuyển hydro-ATPase và hydro-kali-ATPase nằm ở màng đáy và tái hấp thu các ion hydro trong khi tiết ra các ion bicarbonat và kali trong nhiễm kiềm.

Chức năng của đoạn cuối ống lượn xa và đoạn vỏ của ống góp có những đặc trưng sau:

1. Màng tế bào của cả 2 đoạn hầu như không thấm ure, giống tính thấm ở đoạn đầu ống lượn xa; do dó, hầu như tất cả ure đi qua những đoạn này đều xuống ống góp và bài tiết trong nước tiểu.

Trừ một số ít lượng ure được tái hấp thu ở đoạn tủy của ống nhú.

2. Cả hai đoạn này đều tái hấp thu ion natri, mức độ tái hấp thu phụ thuộc vào hoocmon, đặc biệt là aldosterol. Cùng với lúc tái hấp thu natri, chúng cũng bài tiết ion kali vào trong lòng ống, quá trình này cũng được điều hòa bởi aldosterol và một số yếu tố khác như nồng độ kali trong cơ thể.

3. Các tế bào xen kẽ (the intercalated cells) ở những đoạn này bài tiết ion hydro chủ yếu nhờ hoạt hóa kênh H+-ATPase. Quá trình này khác với quá trình vận chuyển tích cực thứ phát ở ống lượn gần. Nó có khả năng bài tiết Ion Hydro chống lại gradient nồng độ lên đến 1000:1, trong khi đó với quá trình vận chuyển tích cực thứ phát, đoạn ống lượn gần chỉ có khả năng bài tiết khi gradient nồng độ thấp (từ 4 đén 10 lần). Do đó, tế bào xen kẽ có vai trò quan trọng trong thằng bằng acidbase trong dịch nội môi.

4. Tính thấm của hai đoạn trên với nước được điều khiển bởi nồng độ hormon ADH, hay còn gọi là vasopressin. Khi có ADH, những đoạn này có tính thấm với nước, khi vắng ADH chúng gần như không thấm nước. Do đó, với đặc điểm đặc trưng trên mà nó đóng vai tro quan trọng trong việc quyết định độ cô đặc nước tiểu.

Bài viết cùng chuyên mục

Giảm mức lọc cầu thận: hoạt động của hệ thần kinh giao cảm mạnh

Tất cả mạch máu trong thận, gồm tiểu động mạch đến và đi, giàu phân bố các dây thần kinh của hệ thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm hoạt động mạnh làm co tiểu động mạch thận và giảm dòng chảy qua thận và mức lọc cầu thận.

Bài tiết nước tiểu cô đặc: nồng độ ADH cao và áp suất thẩm thấu cao vùng tủy thận

Các ống góp xung quanh kẽ tủy thận thường có áp suất thẩm thấu cao, vì vậy khi nồng độ ADH cao, nước di chuyển qua màng tế bào ống thận bằng cách thẩm thấu vào kẽ thận.

Rối loạn dạ dày trong quá trình tiêu hóa

Viêm dạ dày thường gây ra bởi sự nhiễm khuẩn mạn tính niêm mạc dạ dày, tình trạng này có thể chữa khỏi hoàn toàn bới một liệu trình kháng sinh cường độ lớn.

Tái hấp thu ở ống thận: bao gồm các cơ chế thụ động và chủ động

Chất tan được vận chuyển qua tế bào bởi vận chuyển chủ động hoặc thụ động, hay giữa các tế bào bằng cách khuyếch tán. Nước được vận chuyển qua tế bào và giữa các tế bào ống thận bằng cách thẩm thấu.

Viêm thận kẽ mạn: nguyên nhân do tổn thương kẽ thận

Tổn thương kẽ thận do nguyên nhân nhiễm khuẩn được gọi là viêm thận-bể thận. Tình trạng nhiễm khuẩn có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau nhưng thường gặp nhất là E.coli do nhiễm khuẩn ngược dòng từ đường hậu môn.

Các thuyết giải thích sự lão hoá

Tích luỹ các phân tử LDL bị oxy hoá bởi các gốc tự do, bị thu hút bởi các đại thực bào, tạo nên các tế bào bọt (foam cell) dẫn đến xơ vữa động mạch.

Hấp thu và bài tiết kali qua thận

Sự thay đổi hàng ngày trong bài tiết kali được gây ra chủ yếu bởi những thay đổi trong bài tiết kali ở các ống ở lượn xa và ống góp. Các vị trí quan trọng nhất để điều hòa bài tiết kali là các tế bào chính của cuối ống lượn xa và ống góp.

Sinh lý và hóa sinh chuyển hóa protid

Protid mang mã thông tin di truyền và là bản chất của nhiều hoạt chất sinh học quan trọng như enzym, kháng thể, bổ thể, hormon peptid

Màng mao mạch cầu thận: bước đầu hình thành nước tiểu

Khả năng lọc của chất tan tỉ lệ ngịch với kích thước của chúng. Màng mao mạch cầu thận dày hơn các mao mạch khác, nhưng có nhiều lỗ nhỏ hơn và do đó lọc dịch tốc độ cao.

Các chỉ số cơ bản trong rối loạn cân bằng Acid Base

Các chỉ số cần theo dõi.(Giá trị bình thường) pH = 7,36 - 7,45. PaCO2 = 35 - 45 mmHg. HCO3- = 22 - 27 mmol/l. BE = (-1) đến (+2) mmol/l.

Hệ thống đệm photphat mang H + dư thừa vào nước tiểu và tạo ra HCO3− mới

Trong điều kiện bình thường, phần lớn các phosphate được tái hấp thu và chỉ khoảng 30-40 mEq/ngày dành cho đệm H+. Do đó, phần lớn các bộ đệm với H+ dư trong dịch toan ở ống thận xảy ra thông qua hệ đệm ammoniac.

Shock giảm khối lượng tuần hoàn không phục hồi

Trong tình trạng shock nặng, cuối cùng sẽ đạt đến giai đoạn mà bệnh nhân đó sẽ chết mặc dù liệu pháp điều trị tích cực vẫn có thể đưa cung lượng tim trở lại bình thường trong thời gian ngắn.

Giải phẫu sinh lý của thận và hệ tiết niệu

Mặt giữa của mỗi quả thận chứa một vùng rốn, qua đó đi qua động mạch thận và tĩnh mạch, bạch huyết, cung cấp thần kinh và niệu quản, nơi mang nước tiểu cuối cùng từ thận đến bàng quang.

Hệ nhóm máu ABO và kháng thể trong huyết thanh

Khi đứa trẻ ra đời, nồng độ kháng thể gần như bằng 0. Ở giai đoạn 2 đến 8 tháng, đứa trẻ bắt đầu sản xuất ra kháng thể và nồng độ kháng thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 8 đến 10 tuổi, rồi giảm dần trong những năm sau đó.

Giãn nở và co phổi: sự tham gia của các cơ hô hấp

Trong kì hít vào, cơ hoành co làm kéo bề mặt phần dưới phổi xuống. Sau đó, kì thở ra, với cơ hoành giãn, phổi đàn hồi, thành ngực, sự nén các tạng bụng làm tống không khí ra ngoài.

Chảy máu qúa mức: do thiếu các yếu tố đông máu

Chảy máu quá mức có thể từ sự thiếu bất kì yếu tố đông máu nào. Có ba thể hay gặp nhất sẽ được nói đến ở đây đó là: (1) thiếu vitamin K, (2) hemophila và (3) giảm tiểu cầu.

Các nguyên nhân gây phù ngoại bào

Có rất nhiều nguyên nhân gây phù ngoại bào, có thể chia làm 2 nhóm là tăng lọc qua mao mạch hay cản trở sự lưu thông hệ bạch huyết.

Quan niệm khoa học về bệnh nguyên

Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Tổng hợp ADH ở vùng dưới đồi và giải phóng từ thùy sau tuyến yên

Sự bài tiết ADH để đáp ứng với kích thích thẩm thấu là nhanh chóng, vì vậy nồng độ ADH huyết tương có thể tăng nhiều lần trong vòng vài phút, do đó cung cấp một phương thức thay đổi sự bài xuất nước qua thận của.

Tái hấp thu của ống góp tủy thận

Các ống góp của tuỷ tích cực tái hấp thu natri và tiết ra các ion hydro và có thể thấm qua urê, được tái hấp thu trong các đoạn ống này. Sự tái hấp thu nước trong ống góp của tuỷ được kiểm soát bởi nồng độ của hormone chống bài niệu.

Vận chuyển nước và các chất ở quai Henle của thận

Đoạn dày của ngành lên quai Henle hầu như không thấm nước. Do đó, hầu hết nước qua đoạn này vẫn ở lại trong lòng ống mặc dù có một lượng lớn chất tan được tái hấp thu.

Mức lọc cầu thận bằng hai mươi phần trăm lưu lượng máu qua thận

Mức lọc cầu thận được quyết định bởi cân bằng thủy tĩnh và áp suất keo qua màng mao mạch hệ số lọc cầu thận, phụ thuộc tính thấm mao mạch cầu thận và diện tích.

Vỏ não thị giác sơ cấp: hậu quả của sự loại bỏ vỏ não

Để chẩn đoán mù ở các vị trí cụ thể của võng mạc, một bảng ghi lại sự đánh giá thị trường của mỗi mắt bằng một quá trình gọi là đo thị trường (perimetry).

Phản ứng trong truyền máu và cách xác định nhóm máu: quá trình ngưng kết

Thỉnh thoảng, khi truyền máu không hoà hợp, có thể gây ra sự tiêu máu trực tiếp. Trong trường hợp này, kháng thể li giải hồng cầu bằng cách kích thích hệ thống bổ thể, tiết ra enzim phân giải protein ở màng tê bào.

Động lực học của mao mạch phổi: trao đổi dịch mao mạch và động lực học dịch kẽ phổi

Phù phổi xảy ra cùng cách phù nề xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Bất kì yếu tố làm tăng lọc dịch lỏng ra khỏi mao mạch phổi hoặc cản trở chức năng bạch huyết phổi và gây ra tăng áp lực lọc phổi kẽ từ âm sang dương.