Sự tái hấp thu ở ống thận: lớn về mặt định lượng và có tính chọn lọc cao

2020-09-09 02:25 PM

Đối với nhiều chất, tái hấp thu ở ống thận đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều bài tiết trong việc xác định tỉ lệ bài tiết cuối cùng trong nước tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khi dịch lọc đi vào ống thận, nó chảy lần lượt qua các phần của ống thận ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống nối và cuối cùng là ống góp trước khi bài tiết ra nước tiểu. Trong quá trình này, một số chất được tái hấp thu trở lại máu, trong khi một số chất khác được bài tiết từ máu vào trong lòng ống.

Cuối cùng, nước tiểu được hình thành và tất cả các chất có trong nước tiểu là sự tổng hợp của ba quá trình cơ bản ở thận lọc ở cầu thận, bài tiết và tái hấp thu ở ống thận:

Bài tiết nước tiểu = lọc ở cầu thận - tái hấp thu ống thận + bài tiết ở ống thận

Đối với nhiều chất, tái hấp thu ở ống thận đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều bài tiết trong việc xác định tỉ lệ bài tiết cuối cùng trong nước tiểu. Tuy nhiên, bài tiết giải thích cho số lượng đáng kể của các ion kali, ion hydro, và một vài chất khác xuất hiện trong nước tiểu.

Bảng cho thấy quá trình xử lí các chất được lọc hoàn toàn ở thận và tái hấp thu ở các mức độ khác nhau. Khả năng lọc của thận đối với một số chất được tính:

Độ lọc = (mức lọc cầu thận) x (nồng độ chất trong huyết tương)

Công thức này dùng cho những chất được lọc hoàn toàn ở thận và không gắn với protein huyết tương. Ví dụ, nếu nồng độ glucose huyết tương là 1 g/L, lượng glucose lọc mỗi ngày khoảng180 L/ ngày × 1 g/L, hay 180 g/ngày. Bởi vì bình thường hầu như không có glucose nào thải ra ngoài. Tỉ lệ glucose tái hấp thu cũng là 180 g / ngày.

Tỉ lệ lọc, bài tiết, tái hấp thu tại thận của các chất

Bảng. Tỉ lệ lọc, bài tiết, tái hấp thu tại thận của các chất.

Từ bảng có thể thấy ngay 2 điều.

Đầu tiên quá trình lọc ở cầu thận và tái hấp thu ống thận rất lớn so với sự bài tiết nhiều chất ra nước tiểu.

Điều này có nghĩa là chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở lọc cầu thận hay tái hấp thu ống thận có thể gây ra sự thay đổi lớn sự bài tiết nước tiểu.

Ví dụ giảm 10% trong tái hấp thu ở ống thận từ 187.5 đến 160.7 L/ ngày sẽ làm tăng lượng nước tiểu từ 1.5 lên 19.3 L/ ngày (tăng gần gấp 13 lần) nếu như lưu lượng lọc cầu thận (GFR) không đổi. Tuy nhiên trong thực tế, thay đổi trong tái hấp thu ống thận và lọc cầu thận phối hợp chặt chẽ với nhau nên những thay đổi lớn trong nước tiểu bài tiết có thể tránh được.

Thứ hai, khác với sự lọc gần như không chọn lọc ở cầu thận (tất cả các chất hoà tan trong huyết tương đều được lọc qua trừ protein huyết tương và những chất gắn vào chúng), tái hấp thu ở ống thận có tính chọn lọc cao. Một vài chất, như glucose và amino acid được tái hấp thu gần như hoàn toàn ở ống thận, nên mức bài tiết ra nước tiểu gần như bằng không. Rất nhiều ion trong huyết tương, như là Natri, clo, và bicarbonate cũng được tái hấp thu với lượng cao nhưng mức độ tái hấp thu và bài tiết trong nước tiểu của chúng luôn thay đổi, phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Ngược lại, những sản phẩm thừa được tái hấp thu rất ít ở ống thận và được đào thải với 1 lượng tương đối lớn.

Do đó, bằng việc kiểm soát sự tái hấp thu của các chất khác nhau, thận điều hòa bài tiết của các chất tan độc lập với nhau, điều này rất cần thiết cho việc điều hòa chính xác thành phần dịch cơ thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm nhiễm: sự đáp ứng của đại thực bào và bạch cầu hạt trung tính

Đại thực bào có thể thực bào nhiều vi khuẩn hơn (khoảng gấp 5 lần) và các phần tử lớn hơn, bao gồm cả bạch cầu hạt trung tính. Đại thực bào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động sản xuất kháng thể.

Bất thường bài tiết hormone tăng trưởng (GH)

Bất thường bài tiết hormone tăng trưởng gây ra suy tuyến yên trước, chứng lùn, bệnh khổng lồ, bệnh to cực chi, suy tuyến yên trước ở người trưởng thành.

Tăng mức lọc cầu thận: tăng hệ số lọc mao mạch cầu thận

Mặc dù tăng Kf kéo theo tăng mức lọc cầu thận và giảm Kf, làm giảm mức lọc cầu thận, nhưng thay đổi Kf hầu như chắc chắn không là cơ chế tiên phát cho việc điều chỉnh mức lọc cầu thận hàng ngày bình thường.

Rối loạn cân bằng glucose máu

Trong đói dài ngày, giảm glucose máu có biểu hiện lâm sàng trung bình sau khoảng 50 ngày (đối với người khỏe mạnh) do kiệt cơ chất cần cho sinh đường mới.

Cơ chế đông máu: chất chống đông và chất đông máu

Khi mạch máu bị tổn thương, chất đông máu trong vùng mô tổn thương sẽ được hoạt hóa và ưu thế hơn các chất chống đông, từ đó hỉnh thành cục máu đông.

Màng mao mạch cầu thận: bước đầu hình thành nước tiểu

Khả năng lọc của chất tan tỉ lệ ngịch với kích thước của chúng. Màng mao mạch cầu thận dày hơn các mao mạch khác, nhưng có nhiều lỗ nhỏ hơn và do đó lọc dịch tốc độ cao.

Sơ lược sự phát triển về khái niệm bệnh

Bệnh là do rối loạn các thể dịch đó. Ví dụ: có quá nhiều dịch nhầy ở khắp nơi như ở phổi , ở ổ bụng, ở ruột, ở trực tràng

Đối kháng thụ thể mineralocorticoid: giảm tái hấp thu natri và giản bài tiết kali của ống góp

Do các thuốc này cũng ức chế tác dụng của aldosterone trong việc làm tăng bài tiết kali, nên dẫn đến giảm bài tiết kali ra nước tiểu. Đối kháng thụ thể mineralocorticoid cũng làm kali từ các tế bào đi vào trong dịch ngoại bào.

Tự điều chỉnh mức lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận

Mức lọc cầu thận bình thường vẫn tự động điều chỉnh (có nghĩa là, nó vẫn còn tương đối không đổi) bất chấp những biến động huyết áp đáng kể xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của một người.

Độ chính xác của thể tích máu và điều chỉnh dịch ngoại bào

Sự thay đổi nhỏ trong huyết áp gây ra sự thay đổi lớn về lượng nước tiểu. Những yếu tố này kết hợp với nhau để cung cấp phản hồi kiểm soát lượng máu hiệu quả.

Đánh giá chức năng thận: sử dụng độ thanh thải

Độ thanh thải của một chất tượng trưng cho thể tích huyết tương cần thiết để cung cấp một lượng tương đương chất đó được bài tiết ra nước tiểu trong một đơn vị thời gian.

Bất thường trong điều hòa thân nhiệt cơ thể người

Một số chất gây sốt, khi được tiêm vào vùng dưới đồi, có thể ngay lập tức và trực tiếp tác động trên đây làm tăng điểm nhiệt chuẩn, các chất gây sốt khác tác động gián tiếp và có thể mất vài giờ để chúng gây tác dụng.

Huyết khối: nguy cơ gây tắc mạch nghiêm trọng

Nguyên nhân tạo nên huyết khối thường là bề mặt nội mô của mạch máu xù xì ­ có thể gây ra bởi xơ vữa động mạch, nhiễm trùng hay chấn thương và tốc độ chảy rất chậm của máu trong lòng mạch.

Thuốc ức chế carbonic anhydrase: ức chế tái hấp thu NaHCO3 ở ống lượn gần

Do việc bài tiết ion hydro (H+) và tái hấp thu HCO3- ở ống lượn gần được thực hiện cùng nhau thông qua cơ chế đồng vận chuyển ngược chiều Na-H+ ở mặt trong màng, giảm tái hấp thu HCO3- cũng làm giảm tái hấp thu natri.

Sốc do tim: suy tim giảm cung lượng tim

Hội chứng sốc tuần hoàn do tim bơm không đủ máu được gọi là sốc do tim. Một khi sốc do tim tiến triển, tỉ lệ sống sót thường nhỏ hơn 30% ngay cả khi có cấp cứu nhanh chóng.

Sinh lý bệnh của suy giáp

Suy giáp thường có căn nguyên là tự miễn, có các kháng thể chống lại tuyến giáp, nhưng trong trường hợp này kháng thể kháng giáp phá hủy tuyến giáp hơn là kích thích tuyến giáp.

Đau đầu nguồn gốc trong sọ: các thể đau đầu trong sọ

Mô não hầu như hoàn toàn không nhạy cảm với đau. Thậm chi khi cắt hoặc khi kích thích điện những vùng nhạy cảm của vỏ não chỉ thỉnh thoảng gây đau.

Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch

Các mảng xơ vữa bám vào còn ảnh hưởng tới dòng máu chảy, bề mặt thô ráp của chúng làm cho các cục máu đông phát triển tại đó, tạo thành huyết khối tại chỗ hoặc cục máu đông.

Sinh lý bệnh tử vong

Hoạt động của tim và phổi ngừng hẳn, lúc nầy thần kinh trung ương hoàn toàn bị ức chế do không còn quá trình oxy hóa vì rối loạn enzyme hô hấp.

Đa hồng cầu: tăng số lượng hồng cầu và hematocrit

Các nguyên bào không ngừng sản xuất hồng cầu khi đã đủ lượng hồng cầu. Điều này làm cho tăng quá mức sản xuất hồng cầu giống như trong ung thư vú sản xuất dư thừa của một loại tế bào vú nào đó.

Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể

Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.

Hội chứng thận hư: mất protein theo nước tiểu và giữ natri

Do nồng độ protein huyết tương giảm, áp suất thẩm thấu keo huyết tương giảm xuống mức thấp. Điều này khiến các mao mạch trên khắp cơ thể lọc một lượng lớn dịch vào các mô khác nhau, do đó gây ra phù nề và giảm thể tích huyết tương.

Cảm giác nhiệt: Receptor và sự hưng phấn của chúng

Những receptor nóng và lạnh nằm ngay dưới da ở những điểm tách biệt riêng rẽ. Hầu hết các vùng của cơ thể, các điểm lạnh gấp 3 đến 10 lần điểm nóng, và những vùng khác nhau thì có số điểm khác nhau.

Điều chỉnh trao đổi dịch và cân bằng thẩm thấu dịch trong và ngoài tế bào

Sự trao đổi giữa dịch nội bào và ngoại bào chủ yếu dựa vào chênh lêch áp suất thẩm thấu của những chất tan như Na, K, Cl.

Dịch ngoại bào: phân bố dịch giữa khoảng kẽ và mạch máu

Thể tích dịch ngoại bào và thể tích máu thường được kiểm soát đồng thời, nhưng số lượng phân phối dịch giữa kẽ và máu phụ thuộc vào các đặc tính vật lý của tuần hoàn và khoảng kẽ, cũng như động lực của quá trình trao đổi dịch qua các màng mao mạch.