Sinh lý bệnh của suy giáp

2022-10-13 02:35 PM

Suy giáp thường có căn nguyên là tự miễn, có các kháng thể chống lại tuyến giáp, nhưng trong trường hợp này kháng thể kháng giáp phá hủy tuyến giáp hơn là kích thích tuyến giáp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nói chung, ảnh hưởng của suy giáp đối ngược với cường giáp, tuy nhiên có một số cơ chế sinh lý chỉ có riêng trong suy giáp. Giống như cường giáp, suy giáp thường có căn nguyên là tự miễn, có các kháng thể chống lại tuyến giáp (bệnh Hashimoto), nhưng trong trường hợp này kháng thể kháng giáp phá hủy tuyến giáp hơn là kích thích tuyến giáp. Tổn thương đầu tiên của tuyến giáp thường là phản ứng viêm. Viêm tuyến giáp là quá trình phá hủy làm hư hỏng tuyến cuối cùng là xơ hóa, kết quả là giảm dần hoặc không còn khả năng tiết ra hormon. Một vài typ suy giáp mà có tuyến giáp to ra, được gọi là bướu giáp.

Bướu cổ địa phương nguyên nhân do chế độ ăn thiếu hụt Iod

Gọi là ‘bướu’ có nghĩa là kích thước tuyến giáp to lên. Nhu cầu iod là khoảng 50 miligam mỗi năm để thỏa mãn được chất lượng hormon tuyến giáp. Một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là vùng cánh đồng Alps ở Thụy Sĩ, Andes và vùng Hồ Lớn nằm giữa Canada và Mỹ thiếu hụt iod trong thức ăn nước uống vẫn thường xuyên ngay cả hiện tại. Do đó, trước khi iod được cho vào muối ăn hàng ngày, nhiều người sống ở các khu vực này có bướu giáp cực kỳ lớn, thường được gọi là bướu cổ địa phương.

Cơ chế dẫn đến kết quả phát triển to lên của tuyến giáptrong bướu giáp địa phương do: Sự thiếu hụt iod ngăncản quá trình sản xuất cả thyroxin và triiodthyronin, kết quả là không sản xuất được hormon để ức chế sản xuấtTSH ở thùy trước tuyến yên nên tuyến yên sẽ bài tiết ra quá nhiều TSH. Sau đó TSH sẽ kích thích các tế bào tuyến giáp tiết ra số lượng lớn chất keo thyroglobulin vào nang giáp, và tuyến giáp phát triển ngày càng lớn hơn.Tuy nhiên, do thiếu hụt Iod, thyroxin và triiodothyronin không được sản sinh để gắn với phân tử thyroglobulin nên không thể ngăn cản sự sản sinh TSH từ thùy trước tuyến yên để trở về mức bình thường. Nang giáp có thể chứa rất nhiều chất keo và tuyến giáp có thể to lên từ 10-20 lần so với kích thước bình thường.

Bướu keo giáp tự phát lành tính

Tuyến giáp phát triển to ra tương tự như trong bướu cổ địa phương có thể xảy ra trên những người không bị thiếu hụt iod. Tuyến giáp có thể tiết ra hormon với số lượng bình thường nhưng thường lượng hormon tiết ra sẽ giảm hơn, như trong bướu cổ địa phương.

Nguyên nhân chính xác của sự phát triển to ra của tuyến giáp trong bướu giáp vô căn là chưa rõ ràng, nhưng phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu của viêm tuyến giáp nhẹ; vì vậy, gợi ý tuyến giáp bị viêm là nguyên nhân gây suy giáp nhẹ, từ đó gây ra tăng tiết TSH và quá trình phát triển phần tuyến giáp không bị viêm. Giả thuyết này có thể giải thích tại sao tuyến giáp thường có nhân, với từng phần tuyến giáp phát triển to hơn so với phần tuyến giáp bị phá hủy bởi quá trình viêm.

Ở một vài người có bướu keo, tuyến giáp có thể có bất thường hệ thống enzym tổng hợp hormon tuyến giáp. Những bất thường enzym hay gặp là:

Sự thiếu hụt cơ chế trong quá trình bắt iod, trường hợp bơm iod không hoạt động bình thường trong tế bào giáp.

Sự thiếu hụt hệ thống enzym peroxidase, khiến iod không được oxi hóa.

Sự thiếu hụt gắn nguyên tử iod vào tyrosine để tạo hormon gắn với thyroglobulin do đó hormon tuyến giáp cuối cùng không tạo ra.

Sự thiếu hụt enzym deiodinase, ngăn cản sự lấy lại iod từ iod tyrosine mà không cùng với hình thành hormon giáp? (khoảng 2/3 lượng iod) vì vậy dẫn đến thiếu iod.

Một số loại thực phẩm chứa chất goitrogenic

Chúng có một loại propylthiouracil của hoạt động kháng giáp, do vậy cũng dẫn dến TSH kích thích tuyến giáp phì đại. Chất goitrogenic được tìm thấy trong một vài loại củ cải và bắp cải.

Đặc điểm sinh lý của nhược giáp

Cho dù suy tuyến giáp do viêm tuyến giáp, bướu nang địa phương, bướu nang tự phát, sư phá hủy tuyến giáp bởi chiếu xạ, hoặc phẫu thuật cắt tuyến giáp, thì ảnh hưởng sinh lý đều giống nhau. Biểu hiện bao gồm mệt mỏi, ngủ nhiều, có người ngủ 12-14 giờ mỗi ngày, mỏi cơ, chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim, giảm thể tích máu,đôi khi tăng cân, táo bón, chậm trí tuệ, mất chức năng dinh dưỡng trong cơ thể bằng chứng là chậm mọc tóc, da vảy, thay đổi giọng (khàn kiểu ếch kêu), và trong trường hợp nặng có thể phù khắp cơ thể gọi là phù niêm (myxedema).

Phù niêm. Phù niêm ở những người hầu như thiếu hụt hormon chức năng tuyến giáp. HÌNH 77-9 hình ảnh một bệnh nhân thấy rõ bọng dưới mắt và căng ở mặt. Trong tình trạng này, là do ứ đọng một lượng lớn acid hyaluronic và chrondoitin sulfat kết hợp với protein trong khoảng kẽ do đó làm tăng dịch trong khoảng kẽ. Cơ chế chưa rõ.

Do chất gel của chất lỏng dư thừa, phù không di chuyển và phù ấn không lõm.

Xơ vữa động mạch trong nhược giáp. Như đã chỉ ra ở trên, thiếu hụt hormon tuyến giáp tăng số lượng lớn cholesterol trong máu do biến đổi chuyển hóa chất béo và cholesterol và gan giảm tiết cholesterol trong ống mật. Tăng cholesterol máu thường liên quan với tăng xơ vữa động mạch. Do vậy, nhiều bệnh suy giáp, đặc biệt những người có phù niêm phát triển xơ vữa động mạch, là hậu quả của bệnh mạch máu ngoại biên, điếc, và bệnh mạch vành dẫn tới tử vong sớm.

Xét nghiệm chuẩn đoán suy giáp

Các xét nghiệm chẩn đoán cường giáp cho kết quả ngược lại trong nhược giáp. Thyroxine tự do trong máu thấp. Chuyển hóa cơ sở ở những người phù niêm thấp khoảng giữa −30 và −50. Thêm vào đó, bài tiết TSH ở thùy trước tuyến yên thường tăng nhiều khi tiêm TRH (ngoại trừ ít trường hợp nhược năng do đáp ứng tuyến yên với TRH bị ức chế.

Điều trị suy giáp thể hiện ảnh hưởng của tuyến giáp lên chuyển hóa cơ sở, chứng tỏ hormon thường có thời gian tác dụng hơn một tháng. Do đó, mức hoạt động ổn định tuyến giáp được duy trì trong cơ thể ăn uống hàng ngày một hoặc nhiều viên nén chứa thyroxine. Hơn nữa, điều trị đúng suy giáp cho kết quả hoàn toàn bình thường ở những bệnh nhân phù niêm sống vào những năm 90 sau khi trải qua điều trị hơn 50 năm

Bài viết cùng chuyên mục

ADH: vai trò trong việc bài tiết nước qua thận

Nồng độ ADH cao không gây ra sự gia tăng lớn về thể tích dịch cơ thể hoặc áp lực động mạch, mặc dù nồng độ ADH cao có thể làm giảm nghiêm trọng nồng độ ion natri ngoại bào.

Thiếu máu: giảm hồng cầu hoặc hemoglobin trong các tế bào

Khi mất máu mãn tính xảy ra, một người thường không thể hấp thụ chất sắt từ ruột để tạo thành hemoglobin nhanh như nó bị mất. Có nhiều hồng cầu nhỏ hơn bình thường và có quá ít hemoglobin bên trong, làm tăng tế bào nhỏ và thiếu máu nhược sắc.

Bệnh thận mạn: nguyên nhân do mạch máu thận

Ngay cả ở những người khỏe mạnh không có tăng huyết áp hay đái tháo đường tiềm ẩn, lượng huyết tương qua thận và mức lọc cầu thận (GFR) sẽ giảm 40-50% khi đến tuổi 80.

Lưu lượng máu qua thận và sự tiêu thụ ô xy

Trong mỗi gram trọng lượng cơ bản, thận bình thường tiêu thụ oxygen tốc độ gấp đôi so với não nhưng có gấp 7 lần dòng chảy của não.

Vận chuyển các chất ở ống lượn xa

Natri và clorua được vận chuyển từ lòng ống vào tế bào nhờ chất đồng vận chuyển bị ức chế bởi thuốc lợi tiểu thiazide.

Bệnh tim bẩm sinh: huyết động học bất thường thường gặp

Ảnh hưởng của các tổn thương tim khác nhau có thể dễ dàng hiểu được. Ví dụ, hẹp van động mạch chủ bẩm sinh gây ra các tác động tương tự như hẹp van động mạch chủ do các tổn thương van tim khác gây ra.

Phương pháp nghiên cứu trong sinh lý bệnh

Các thực nghiệm khoa học thường xây dựng các mô hình thực nghiệm trên súc vật từ những quan sát lâm sàng để chứng minh cho các giả thuyết đề ra.

Tổn thương thận cấp: nguyên nhân gây tổn thương

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương thận cấp (AKI) có thể chia thành 3 nguyên nhân chính là tổn thương thận cấp trước thận, tổn thương thận cấp tại thận, và tổn thương thận cấp sau thận.

Ghép mô và cơ quan: phản ứng miễn dịch trong cấy ghép mô

Một số mô khác nhau và cơ quan đã được cấy ghép (hoặc nghiên cứu, hoặc thực nghiệm, điều trị) từ người này sang người khác là: da, thận, tim, gan, mô tuyến, tuỷ xương, phổi.

Các giai đoạn cầm máu: ngăn mất máu khi mạch máu bị tổn thương

Cơ chế tạo nút tiểu cầu cực kì quan trọng để sửa chữa hàng ngàn lỗ tổn thương xảy ra hàng ngày ở các mạch máu rất nhỏ, như trong quá trình tạo lớp tế bào nội mô mới sẽ xuất hiện nhiều lỗ tổn thương như thế.

Kích thích gây đau: phá hủy mô đạt mức đau

Trung bình một người bắt đầu cảm thấy đau khi da bị nóng trên 45 độ C. Đây cũng là nhiệt độ mà mô bắt đầu bị phá hủy bởi tác nhân nhiệt; thực tế là, mô thậm chí bị hủy hoại nếu nhiệt độ duy trì trên mức này.

Viêm dạ dày mãn tính có thể dẫn đến teo dạ dày và mất tuyến trong dạ dày

Việc mất khả năng tiết dịch vị trong teo niêm mạc dạ dày dẫn đến thiếu acid dịch vị, và đôi khi là thiếu máu ác tính.

Tứ chứng fallot: bệnh tim bẩm sinh shunt phải trái

Hầu hết máu giảm đi qua phổi, do đó máu động mạch chủ chủ yếu là máu tĩnh mạch chưa được oxy hóa. Trong tình trạng này, bốn bất thường của tim xảy ra đồng thời.

Xác định vị trí đau của tạng: đường dẫn truyền đau tạng và đau thành

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí. Thứ nhất, não không nhận thức được về sự hiện diện của các cơ quan. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường:

Cơ chế điều hòa nồng độ H+: hệ thống đệm phổi thận

Khi có sự thay đổi nồng độ H+, các hệ thống đệm trong dịch cơ thể sẽ phản ứng ngay trong vòng vài giây để giảm thiểu sự thay đổi này. Hệ thống đệm không thể loại bỏ H+ hoặc thêm H+ cho cơ thể.

Huyết khối: nguy cơ gây tắc mạch nghiêm trọng

Nguyên nhân tạo nên huyết khối thường là bề mặt nội mô của mạch máu xù xì ­ có thể gây ra bởi xơ vữa động mạch, nhiễm trùng hay chấn thương và tốc độ chảy rất chậm của máu trong lòng mạch.

Đau quy chiếu: cảm nhận đau xuất phát từ mô cơ thể

Những sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau từ các tạng có vị trí tiếp nối synapse trong tủy sống trên cùng một neuron thứ 2 (1 và 2) mà cũng nhận tín hiệu đau từ da.

Sinh lý bệnh rối loạn chuyển hóa lipid

Tùy theo phương pháp, có thể đánh giá khối lượng mỡ toàn phần, hoặc sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Quan niệm khoa học về bệnh nguyên

Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Tổn thương thận cấp sau thận: nguyên nhân do các bất thường đường tiết niệu dưới

Một số nguyên nhân gây ra tổn thương thận cấp sau thận bao gồm tắc nghẽn cả 2 bên niệu quản hoặc bể thận do sỏi lớn hoặc cục máu động, tắc nghẽn bàng quang, và tắc nghẽn niệu đạo.

Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể

Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.

Hệ thần kinh giao cảm kiểm soát bài tiết của thận: cơ quan thụ cảm động mạch và phản xạ áp suất

Sự giảm thể tích máu đủ lớn để làm giảm áp lực động mạch hệ thống, thì sự hoạt hóa hơn nữa của hệ thần kinh giao cảm xảy ra do sự giảm căng của các cơ quan thụ cảm động mạch nằm trong xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ.

Suy tim cấp: những thay đổi huyết động học

Nhiều người đặc biệt là người già có cung lượng tim khi nghỉ ngơi bình thường nhưng có tăng nhẹ áp lực nhĩ phải do mức độ bù của suy tim.

Cơ chế bệnh sinh của rối loạn tiêu hóa

Cơ chế bệnh sinh của rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và buồn nôn, tắc nghẽn đường tiêu hóa, đầy hơi ứ khí đường tiêu hóa.

Đại cương sinh lý bệnh

Tất cả xuất phát từ hiện tượng đi tìm bản chất của vấn đề là tìm hiểu được bệnh là gì ? bệnh do đâu mà có ? bệnh tiến triển như thế nào? quá trình lành bệnh và tử vong xảy ra như thế nào?.