Quan niệm khoa học về bệnh nguyên

2012-11-05 10:26 AM
Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh

Nguyên nhân quyết định, điều kiện phát huy tác dụng của nguyên nhân

Không có nguyên nhân thì bệnh không thể phát sinh, có nguyên nhân nhưng thiếu điều kiện thì bệnh chưa phát sinh được.

Ví dụ bệnh lao chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của vi  trùng Koch, nhưng sự hiện diện của vi trùng Koch chưa đủ để gây ra bệnh nếu thiếu các điều kiện như suy giảm sức đề kháng của cơ thể, suy dưỡng,...

Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Trong những hoàn cảnh nhất định, nguyên nhân có thể trở thành điều kiện

Trong hoàn cảnh này, yếu tố bệnh nguyên này đóng vai trò nguyên nhân nhưng trong hoàn cảnh khác cũng chính nó lại đóng vai trò điều kiện. Ví dụ ăn uống kém chất bổ dưỡng, thiếu vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng lại là điều kiện làm dễ cho các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra.

Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học

Mỗi hậu quả đều có nguyên nhân và nguyên nhân có trước hậu quả

Nếu xem bệnh là hậu quả thì phải có nguyên nhân nhất định nào đó tác động và nguyên nhân ấy đã tác động trước khi bệnh xảy ra. Quan niệm nầy có ý nghĩa quyết định luận trong bệnh lý học.

Mặc dù trong y học hiện còn rất nhiều bệnh chưa rõ nguyên nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là do những bệnh ấy không có nguyên nhân mà do trình độ khoa học chưa cho phép tìm ra nguyên nhân. Khoa học phát triển không ngừng, mỗi ngày cái chưa biết phải lùi dần nhường chổ cho cái đã biết. Tin tưởng vào quyết định luận khoa học sẽ làm tăng tính tích cực nghiên cứu về nguyên nhân và các điều kiện gây bệnh, tránh được quan niệm duy tâm thần bí về bệnh.

Có nguyên nhân nhưng không nhất thiết có hậu quả nếu như không có điều kiện

Do tính chất phức tạp của hiện tượng sống, phản ứng tính của sinh vật phụ thuộc vào nhiều điều kiện (yếu tố gây bệnh thường là bên ngoài nên muôn hình muôn vẻ và yếu tố điều kiện thường là ở bên trong nên cực kỳ phức tạp) do vậy phản ứng tính thay đổi tùy theo từng cá thể mà ta thường gọi là yếu tố cơ địa. Vậy quy luật nhân quả đơn thuần không hoàn toàn đúng trong y học.

Cùng một nguyên nhân có thể có những hậu quả khác nhau tùy điều kiện cụ thể

Cùng một loại vi khuẩn nhưng tùy nơi tác dụng và tùy thuộc đáp ứng cơ thể mà hậu quả là bệnh cảnh có thể khác nhau. Người làm công tác phòng chống bệnh phải vận dụng sự hiểu biết của mình để từ những hậu quả khác biệt nhau đó tìm thấy được nguyên nhân hay nói cách khác phân biệt được hiện tượng (hậu quả) với bản chất (nguyên nhân)

Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm, sốt là những quá trình bệnh lý điển hình nhưng lại do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây chính là khó khăn của người thầy thuốc trong việc chẩn đoán bệnh. Cần phải tìm hiểu vai trò của nguyên nhân và hậu quả trong những điều kiện cụ thể vật chất và tinh thần của người bệnh đặc biệt là những điều kiện xã hội vì không thể tách rời môi trường mà trong đó sự kiện xảy ra.

Như vậy, khái niệm về bệnh nguyên học phải có tính chất toàn diện, nó nhìn nhận cả vai trò của nguyên nhân, điều kiện, thể tạng song mỗi yếu tố có tầm quan trọng và vị  trí nhất định trong quá trình gây bệnh.

Ngăn ngừa nguyên nhân, hạn chế tác dụng của điều kiện, tăng cường hoạt động tốt của thể tạng là toàn bộ sự  tích cực của công tác điều trị và dự phòng.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Những yếu tố chính gây xơ vữa động mạch

Gây xơ vữa động mạch bằng cách làm tăng nồng độ LDLs trong huyết tương, yêu tố khác như là tăng huyết áp, dẫn tới xơ vữa động mạch do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu và những thay đổi khác lên các mô mạch máu.

Định lượng nồng độ hormone trong máu

Phương pháp rất nhạy đã định lượng các hormone, tiền thân của chúng và sản phẩm chuyển hóa của chúng, bổ sung thêm nhiều phương pháp, như xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme.

Cơ chế đông máu: chất chống đông và chất đông máu

Khi mạch máu bị tổn thương, chất đông máu trong vùng mô tổn thương sẽ được hoạt hóa và ưu thế hơn các chất chống đông, từ đó hỉnh thành cục máu đông.

Kiểm soát tuần hoàn thận của hormon và các chất hóa học

Trong trạng thái căng thẳng, chẳng hạn như sự suy giảm khối lượng hoặc sau khi phẫu thuật, các thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ức chế tổng hợp prostaglandin có thể gây ra giảm đáng kể mức lọc cầu thận.

Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể

Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.

Hậu quả của truyền nhầm nhóm máu không hòa hợp

Tất cả các phản ứng truyền máu cuối cùng sẽ gây tan máu trực tiếp hoặc tán huyết. Các hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu bị phá huỷ sẽ được chuyển đổi bởi các đại thực bào thành bilirubin và sau đó sẽ được bài tiết qua gan mật.

Đông máu cầm máu: các xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng

Máu lấy từ bệnh nhân ngay lập tức hòa trộn với oxalat nên không xảy ra quá trình chuyển hóa prothrombin thành thrombin. Sau đó, một lượng lớn ion calci và yếu tố mô nhanh chóng được hòa trộn với máu có oxalat.

Phản hồi cầu thận và tự động điều chỉnh mức lọc cầu thận

Phức hợp cầu thận bao gồm các tế bào điểm vàng ở phần ban đầu của ống lượn xa và các tế bào cạnh cầu thận trong thành của tiểu động mạch hướng tâm và tiểu động mạch ra.

Chảy máu qúa mức: do thiếu các yếu tố đông máu

Chảy máu quá mức có thể từ sự thiếu bất kì yếu tố đông máu nào. Có ba thể hay gặp nhất sẽ được nói đến ở đây đó là: (1) thiếu vitamin K, (2) hemophila và (3) giảm tiểu cầu.

Rối loạn nuốt và co thắt thực quản

Co thắt thực quản là tình trạng mà cơ thắt thực quản dưới không thể giãn khi nuốt. Hệ quả là thức ăn nuốt vào thực quản không thể đi tới dạ dày.

Cơ chế sự điều tiết của mắt: cơ chế quang học của mắt

Sự co một trong hai loại cơ thể mi này đều làm giảm độ căng của dây treo, giảm lực kéo dây treo tác dụng vào bao thấu kính và làm thấu kính trở thành hình cầu - như trạng thái tự nhiên của bao xơ đàn hồi.

Các yếu tố ngăn ngừa tình trạng phù

Khi áp lực gian bào lớn hơn 0 thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ áp lực cũng sẽ gây nên sự thay đổi thể tích lớn.

Tăng chức năng tuyến thượng thận tác dụng lên chuyển hóa cacbohydrat và protein

Tác dụng của glucocorticoid trên dị hóa protein thường rõ trong hội chứng Cushing, làm giảm rất nhiều protein mô gần như ở khắp mọi nơi trong cơ thể với ngoại trừ của gan.

Cử động vận nhãn: thần kinh chi phối cử động của mắt

Các cử động của mắt được phụ trách bởi ba nhóm cơ: cơ thẳng ngoài và cơ thẳng trong, cơ thẳng trên và cơ thẳng dưới, và cơ chéo trên và cơ chéo dưới.

Mức lọc cầu thận bằng hai mươi phần trăm lưu lượng máu qua thận

Mức lọc cầu thận được quyết định bởi cân bằng thủy tĩnh và áp suất keo qua màng mao mạch hệ số lọc cầu thận, phụ thuộc tính thấm mao mạch cầu thận và diện tích.

Đánh giá chức năng thận: sử dụng độ thanh thải

Độ thanh thải của một chất tượng trưng cho thể tích huyết tương cần thiết để cung cấp một lượng tương đương chất đó được bài tiết ra nước tiểu trong một đơn vị thời gian.

Protein niệu: tăng tính thấm cầu thận trong hội chứng thận hư

Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mất protein qua nước tiểu là do sự tăng tính thấm của màng đáy cầu thận. Vì vậy, các bệnh gây tăng tính thấm màng đáy cầu thận có thể gây hội chứng thận hư.

Quá trình bệnh lý

Thời kỳ tiệm phát có thể kéo dài mấy ngày và nếu sức đề kháng của cở thể mạnh thì bệnh cũng có thể kết thúc trong giai đoạn nầy, ta gọi là bệnh ở thể sẩy.

Khí ra vào phổi: áp lực gây ra sự chuyển động của không khí

Áp suất màng phổi là áp lực của dịch trong khoang mỏng giữa màng phổi lá tạng và màng phổi lá thành. Áp lực này bình thường hút nhẹ hay áp lực âm nhẹ.

Ống thận: sự bài thiết H+ và sự tái hấp thu HCO3-

Khoảng 80-90% HCO3- tái hấp thu (và H+ bài tiết) được thực hiện ở ống lượn gần, chỉ một số ít HCO3- xuống ống lượn xa và ống góp. Ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, khoảng 10% HCO3- nữa được tái hấp thu, và phần còn lại được hấp thu ở ống lượn xa và ống góp.

Phòng chống xơ vữa động mạch

Giảm 1 mg/dl LDL cholesterol trong huyết tương, thì tương đương giảm 2% tỷ lệ tử vong do bệnh tim xơ vữa động mạch. Do đó, các biện pháp phòng ngừa thích hợp có giá trị hiệu quả trong làm giảm các cơn đau tim.

Khả năng giãn nở của phổi: ảnh hưởng của lồng ngực

Lồng ngực có khả năng đàn hồi và dẻo, tương tự như phổi, thậm chí nếu phổi không hiện diện trong ngực, cơ hỗ trợ sẽ vẫn giúp lồng ngực giãn nở.

Hình thành nước tiểu cô đặc: ure góp phần tăng áp lực thẩm thấu vùng tủy thận

Nồng độ cao của urê trong dịch ống thận của ống góp vùng tủy trong làm cho urê khuếch tán ra khỏi ống thận đi vào dịch kẽ thận.

Thận bài tiết natri và dịch: phản hồi điều chỉnh dịch cơ thể và áp suất động mạch

Trong quá trình thay đổi lượng natri và dịch, cơ chế phản hồi giúp duy trì cân bằng dịch và giảm thiểu những thay đổi về thể tích máu, thể tích dịch ngoại bào và áp suất động mạch.

Ảnh hưởng cấp tính của suy tim mức độ trung bình

Khi cung lượng tim giảm tạm thời, nhiều phản xạ tuần hoàn nhanh chóng được kích hoạt. Phản xạ được biết đến nhiều nhất là phản xạ thụ thể áp lực, được kích hoạt khi áp lực tâm nhĩ thay đổi.