Phương pháp nghiên cứu trong sinh lý bệnh

2012-11-05 06:47 AM

Các thực nghiệm khoa học thường xây dựng các mô hình thực nghiệm trên súc vật từ những quan sát lâm sàng để chứng minh cho các giả thuyết đề ra.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

GS. Thomas “ Thực nghiệm trên súc vật và quan sát trên người bệnh là phương pháp cơ bản của sinh lý bệnh “. Phương pháp thực nghiệm trong Y học được Claude Bernard phát triển và tổng kết từ gần 200 năm trước đây, đã giúp cho các nhà Y học nói chung và Sinh lý bệnh nói riêng một vũ khí quan trọng trong nghiên cứu. Mục đích của y học thực nghiệm là phát hiện được những quy luật hoạt động của cơ thể bị bệnh qua các mô hình thực nghiệm trên súc vật.

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu xuất phát từ sự quan sát khách quan từ các hiện tượng tự nhiên (hiện tượng bệnh lý xảy ra), sau đó dùng các kiến thức hiểu biết từ trước tìm cách cắt nghĩa chúng (gọi là đề ra giả thuyết); sau đó dùng một hay nhiều thực nghiệm để chứng minh giả thuyết đúng hay sai (có thể thực nghiệm trên mô hình súc vật).

Các bước nghiên cứu thực nghiệm

Sơ đồ nghiên cứu trong sinh lý bệnh

Hình: Sơ đồ nghiên cứu trong sinh lý bệnh.

Quan sát và đặt giả thuyết

Trước một  hiện tượng bệnh lý, dù là nhà y học cổ truyền hay y học hiện đại, người ta đều quan sát và nhận xét những hiện tượng bệnh lý. Sau khi quan sát (chủ quan hay khách quan), người ta tìm cách cắt nghĩa và giải thích những điều quan sát được. Những người quan sát có thể đồng thời phát hiện giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau; cũng có thể giải thích khác nhau về cùng một hiện tượng mà họ cùng quan sát; tuy nhiên những giải thích trên mang tính chủ quan của con người, tuỳ thuộc vào quan điểm triết học của người quan sát mà nội dung giải thích cũng khác nhau (duy tâm, duy vật, biện chứng hay siêu hình), tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của y học mà ý nghĩa cũng thay đổi.

Từ quan sát, Hypocrate (500 năm BC) đã cho rằng: dịch mũi trong do não tiết ra; thể hiện tình trạng cơ thể bị lạnh; máu đỏ do tim tiết ra, thể hiện tình trạng nóng; còn máu đen do lách tiết ra, thể hiện tình trạng ẩm; và mật vàng do gan tiết ra, thể hiện tình trạng khô. Mọi bệnh lý xảy ra do sự mất cân bằng của 4 chất dịch trên.

Phương pháp thực nghiệm do Claude Bernarde đã yêu cầu nhà khoa học.

Quan sát thật tỉ mỉ, khách quan. Càng nhiều thông tin trung thực thì giả thuyết càng dễ gần chân lý.

Khi giải thích, càng vận dụng những kết quả lý luận đã có càng làm cho việc đặt giả thuyết càng có nhiều cơ hội tiếp cận chân lý.

Ngày nay, cần lưu ý đến những thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, và tuỳ theo điều kiện cụ thể mà vận dụng cho thích hợp. Người bệnh đến với thầy thuốc với những triệu chứng, cần được phát hiện bằng mọi cách một cách khách quan. Trước tiên người thầy thuốc phải dùng ngũ quan của mình để quan sát; sau đó kết hợp với những phương tiện kỹ thuật cận lâm sàng để tăng cường phát hiện những hiện tượng mà khả năng quan sát con người không làm được. Các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò chức năng cho những kết quả khách quan, chính xác và nhạy hơn những điều mà bản thân thầy thuốc thu nhận được bằng ngũ quan của mình, song những kỹ thuật ấy cũng do con người làm ra nên chúng phải được tuân thủ những quy tắc và điều kiện thực hiện thì mới có đủ sức tin cậy. Khả năng quan sát của người thầy thuốc chỉ có thể phát triển khi được tiếp xúc với người bệnh thường xuyên.

Sau khi có đầy đủ các dữ kiện ở người bệnh, người thầy thuốc hình thành trong trí óc của mình một mô hình bệnh lý nhất định. Đồng thời so sánh mô hình này với các mô hình khác (có được qua học tập, kinh nghiệm) để xem nó giống mô hình nào nhất và định hướng chẩn đoán phù hợp nhất. Như vậy chẩn đoán chỉ là một giả thuyết mà người thầy thuốc đặt ra dựa trên những quan sát khách quan thu được.

Chứng minh giả thuyết bằng thực nghiệm

Đây là bước bắt buộc, nhưng Y học cổ truyền đã không có điều kiện thực hiện mà chỉ dừng lại ở bước 1, tức là quan sát; rồi giải thích sau khi thử áp dụng "Y lý" của mình trong thực tiễn.

Các thực nghiệm khoa học thường xây dựng các mô hình thực nghiệm trên súc vật từ những quan sát lâm sàng để chứng minh cho các giả thuyết đề ra. Các thực nghiệm này được tiến hành chủ động cấp diễn hoặc trường diễn, cho các hình ảnh bệnh lý sinh động theo thời gian thực nghiệm. Thực nghiệm có thể tiến hành trên từng tổ chức, từng cơ quan cô lập và trên cơ thể nguyên vẹn; hoặc phối hợp với nhau và tiến hành trên cơ thể sống (in vivo) hoặc trong ống nghiệm (in vitro).

Nếu chẩn đoán đúng thì quyết định được biện pháp điều trị thích hợp và bệnh khỏi. Như vậy điều trị cũng là một bằng chứng thực nghiệm. Cần lưu ý bằng chứng này cũng có những điều kiện riêng cuả nó. Ví dụ như sức đề kháng của cơ thể cần thiết cho quá trình tự khỏi của bệnh, hổ trợ cho người thầy thuốc cũng như điều trị và làm cho quá trình tự lành bệnh được nhanh hơn. Cũng có bệnh tuy chẩn đoán ra nhưng khoa học hiện nay vẫn chưa điều trị khỏi. Cuối cùng nếu bệnh quá nặng, điều trị không phù hợp thì người bệnh chết và phương pháp giải phẩu thi thể và chẩn đoán sinh thiết là một bằng chứng thực nghiệm vô cùng quý giá.

Muốn có kết quả cần thiết phải có  các phương pháp đúng, Claude Bernard:”Chỉ có những phương pháp tốt mới cho phép chúng ta phát triển và sử dụng tốt hơn những khả năng mà tự nhiên đã phú cho chúng ta”. Muốn vậy phải có được những nhận xét lâm sàng chính xác, khách quan; đề ra những giả thuyết đúng đắn, khoa học; tìm các phương pháp thực nghiệm thích hợp để chứng minh cho sự phù hợp giữa thực tế lâm sàng và giả thuyết đã nêu; từ đó rút ra được những quy luật chung nhất của bệnh lý và cuối cùng là ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong thực tế (đối với công tác phòng bệnh và điều trị).

Vận dụng phương pháp thực nghiệm trong lâm sàng

Thầy thuốc là người làm khoa học, quá trình khám để phát hiện đúng bệnh giống như quá trình phát hiện chân lý, nghĩa là tuân thủ theo đúng  các bước đi trên. Chẩn đoán bệnh thực chất là ứng dụng các bước của phương pháp thực nghiệm để tăng khả năng tìm ra được chân lý. Tác phong và đức tính của người thầy thuốc trong trường hợp này vẫn là tỉ mỉ, chính xác, trung thực.

Bài viết cùng chuyên mục

Hấp thu và bài tiết kali qua thận

Sự thay đổi hàng ngày trong bài tiết kali được gây ra chủ yếu bởi những thay đổi trong bài tiết kali ở các ống ở lượn xa và ống góp. Các vị trí quan trọng nhất để điều hòa bài tiết kali là các tế bào chính của cuối ống lượn xa và ống góp.

Thận giữ nước bằng cách bài tiết nước tiểu cô đặc

Khả năng cô đặc tối đa của thận bắt buộc phải có bao nhiêu khối lượng nước tiểu phải được thải ra mỗi ngày khỏi cơ thể của các sản phẩm chất thải chuyển hóa và ion từ thức ăn.

Huyết khối: tại tĩnh mạch đùi và động mạch phổi

Cục máu đông thường phát triển theo hướng dòng máu chảy chậm trong tĩnh mạch, đôi khi theo toàn bộ chiều dài tĩnh mạch chi dưới và thậm chí phát triển lên đến tĩnh mạch chậu chung và tĩnh mạch chủ dưới.

Tính đặc hiệu của tế bào lympho B: miễn dịch dịch thể và kháng thể

Tế bào lympho B đặc hiệu ngay lập tức phóng đại kháng nguyên và giao cho sự xuất hiện của nguyên bào lympho. Một số nguyên bào Lympho đẩy mạnh biệt hóa để tạo thành tiền tương bào, đó là tiền chất của tương bào.

Định nghĩa bệnh nguyên

Về lý luận, nó thể hiện rõ lập trường duy tâm hay duy vật. Về thực hành, nó quyết định kết quả của công tác phòng bệnh và điều trị bệnh.

Quan niệm khoa học về bệnh nguyên

Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Kiểm soát áp suất thẩm thấu và nồng độ natri: cơ chế osmoreceptor-ADH và cơ chế khát

Trong trường hợp không có các cơ chế ADH-khát, thì không có cơ chế feedback khác có khả năng điều chỉnh thỏa đáng nồng độ natri huyết tương và áp suất thẩm thấu.

Cân bằng thẩm thấu được duy trì giữa dịch nội và ngoại bào

Nếu dung dịch muối đẳng trương được đưa vào ngoại bào thì nồng độ thẩm thấu sẽ không đổi, chỉ có thể tích dịch ngoại bào tăng lên.

Lượng natri đưa vào cơ thể: các đáp ứng kiểm sát tổng hợp

Lượng natri cao ức chế hệ thống chống bài niệu và kích hoạt hệ thống bài niệu. Khi lượng natri tăng lên, lượng natri đầu ra ban đầu hơi chậm hơn lượng hấp thụ.

Tái hấp thu clorua, urê và các chất hòa tan khác ở thận bằng cách khuếch tán thụ động

Creatinine là một phân tử lớn hơn ure và hầu như không thấm qua màng tế bào ống thận. Do đó, creatinin lọc ở cầu thận gần như không được tái hấp thu, và do đó tất cả creatinin lọc ở cầu thận đều bài tiết ra nước tiểu.

Cơ chế thận bài tiết nước tiểu pha loãng

Qúa trình pha loãng đạt được bằng cách tái hấp thu các chất tan đến một mức độ lớn hơn so với nước, nhưng điều này chỉ xảy ra trong các phân đoạn nhất định của hệ thống ống thận.

Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể

Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.

Tổn thương thận cấp tại thận: nguyên nhân do các bất thường tại thận

Tổn thương thận cấp tại thận có thể chia thành các nhóm sau: tình trạng tổn thương các mao mạch cầu thận hoặc các mạch nhỏ của thận, tình trạng tổn thương biểu mô ống thận, và tình trạng gây tổn thương kẽ thận.

Chuyển hóa sắt: tổng hợp hemoglobin

Khi hồng cầu bị phá hủy, các hemoglobin từ các tế bào này được đưa vào các tế bào monocytemacrophage. Sắt giải phóng và được lưu trữ chủ yếu trong ferritin được sử dụng khi cần thiết cho sự hình thành của hemoglobin mới.

Hệ thống Opiate của não: Endorphins và Enkephalins

Hệ thống opiate của não vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo, hoạt động của hệ thống vô cảm thông qua tín hiệu thần kinh vào chất xám quanh cống não và vùng quanh não thất.

Lưu lượng máu qua thận và sự tiêu thụ ô xy

Trong mỗi gram trọng lượng cơ bản, thận bình thường tiêu thụ oxygen tốc độ gấp đôi so với não nhưng có gấp 7 lần dòng chảy của não.

Diễn biến khi cơ thể tiếp xúc với quá lạnh

Trừ khi được điều trị ngay lập tức, một người ngâm trong nước lạnh thường chết sau 20 đến 30 phút, do ngừng tim hoặc rung tim. Lúc đó thân nhiệt sẽ giảm xuống mức 77 độ F.

Lưu lượng dịch mao mạch và dịch mô kẽ trong thận

Hai yếu tố quyết định sự tái hấp thu ở mao mạch ống thận chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thay đổi huyết động ở thận là áp suất thẩm thấu thủy tĩnh và chất keo của mao mạch ống thận.

Thận bài tiết natri và dịch: phản hồi điều chỉnh dịch cơ thể và áp suất động mạch

Trong quá trình thay đổi lượng natri và dịch, cơ chế phản hồi giúp duy trì cân bằng dịch và giảm thiểu những thay đổi về thể tích máu, thể tích dịch ngoại bào và áp suất động mạch.

Phản ứng trong truyền máu và cách xác định nhóm máu: quá trình ngưng kết

Thỉnh thoảng, khi truyền máu không hoà hợp, có thể gây ra sự tiêu máu trực tiếp. Trong trường hợp này, kháng thể li giải hồng cầu bằng cách kích thích hệ thống bổ thể, tiết ra enzim phân giải protein ở màng tê bào.

Sinh lý bệnh rối loạn chuyển hóa lipid

Tùy theo phương pháp, có thể đánh giá khối lượng mỡ toàn phần, hoặc sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Chất tan giữ lại trong tủy thận: những điểm đặc biệt của quai Henle

Nước khuếch tán ra ngoài đầu dưới nhánh xuống quai Henle vào kẽ tủy và áp suất thẩm thấu dịch ống thận dần dần tăng lên khi nó chảy về phía chóp quai Henle.

Thể tích máu của phổi: thể tích ở trạng thái bình thường và bệnh lý

Theo những tình trạng sinh lý và bệnh lý, số lượng máu trong phổi có thể khác nhau từ ít nhất một nửa bình thường lên đến gấp đôi bình thường. Khi thở dốc rất mạnh, tạo áp lực cao trong phổi, 250 ml máu có thể ra khỏi tuần hoàn phổi vào tuần hoàn toàn thân.

Tăng thể tích máu do tăng lưu lượng mạch máu

Trong thai kỳ, sức chứa mạch máu của tử cung, nhau thai và các cơ quan mở rộng khác của cơ thể người phụ nữ tăng lên thường xuyên làm tăng lượng máu từ 15 đến 25 phần trăm.

Mối liên quan giữa ổ viêm và toàn thân

Ngày nay, người ta biết dùng corticoid và các thuốc kháng viêm không steroid, để làm giảm bớt hiện tượng viêm khi cần thiết