- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận
Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận
Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Liệu một chất tan có trở nên cô đặc trong dịch ống hay không được xác định bởi mức độ tương đối của sự tái hấp thu chất tan đó so với sự tái hấp thu nước. Nếu một tỷ lệ phần trăm lớn hơn của nước được tái hấp thu, chất này sẽ trở nên cô đặc hơn. Nếu một tỷ lệ lớn hơn của chất tan được tái hấp thu, chất đó sẽ trở nên loãng hơn.
Hình cho thấy mức độ tập trung của một số chất trong các phân đoạn ống khác nhau.
Tất cả các giá trị trong hình này đại diện cho nồng độ chất lỏng trong ống chia cho nồng độ huyết tương của một chất. Nếu nồng độ trong huyết tương của chất được giả định là không đổi, thì bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ lệ nồng độ dịch ống / huyết tương phản ánh những thay đổi về nồng độ dịch ống.
Khi dịch lọc di chuyển dọc theo hệ thống ống, nồng độ tăng dần lên lớn hơn 1,0 nếu hơn, hoặc nếu chất đó được bài tiết vào lòng ống.
Nếu tỉ số nồng độ trở nên nhỏ hơn 1, điều đó có nghĩa chất đó được tái hấp thu nhiều hơn nước. Những chất đứng đầu bảng, như creatinin có nồng độ cao trong nước tiểu. Nói chung thì, đó là những chất không cần thiết cho cơ thể nên thận sẽ hấp thu rất ít hoặc hoàn toàn không hấp thu, hơn thế nữa, chúng còn được bài tiết vào lòng ống, làm tăng số lượng các chất đó trong nước tiểu.
Ngược lại, những chất đứng cuối bảng số liệu, như glucose, amino acid, sẽ được tái hấp thu mạnh mẽ; đó là những chất cần thiết cho cơ thể, gần như chúng không có mặt trong nước tiểu.
Hình. Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc. Giá trị 1.0 là nồng độ của chất đó ở trong dịch lọc đầu cũng như trong huyết tương. Giá trị dưới 1.0 chỉ ra chất đó được tái hấp thu nhiều hơn nước, ngược lại, lớn hơn 1.0 là chất đó được tái hấp thu ít hơn nước hoặc chất đo đươc bài tiết vào lòng ống
Tỉ số giữa nồng độ Inulin trong lòng ống/ huyết tương có thể dùng để tính sự tái hấp thu nước ở ống thận Inulin; một polysaccharide được dùng để đo GFR, hoàn toàn không được tái hấp thu hay bài tiết trong ống thận. Sự thay đổi của nồng độ inulin ở bất cứ đoạn nào của ống thận sẽ phản ánh lượng nước hiện diện ở doạn đó.
Ví dụ như, nồng độ inulin trong lòng ống/ huyết tương tăng lên đến 3.0 ở ống lươn gần, phản ánh nồng độ tại đây cao hơn gấp 3 lần nồng độ tại cầu thận hay chính là trong huyết tương. Vì inulin không được bài tiết hay tái hấp thu ở ống thận, cho thấy sự thay đổi của tỉ số nồng độ trong lòng ống/ huyết tương là do 2/3 lượng nước đươc tái hấp thu khi đi qua ống lượn gần, và chỉ có 1/3 lượng nước lọc qua cầu thận có mặt tại đoạn cuối ống lượn gần. Tại điểm cuối cùng của ống góp, tỉ số nồng độ của inulin trong lòng ống/ huyết tương lên đến 125, cho thấy chỉ có 1/125 lượng nước được lọc ở cầu thận có mặt tại đây, và điều đó có nghĩa hơn 99% lượng nước tiểu đầu được tái hấp thu.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoạt hóa prothrombin: khởi đầu quá trình đông máu
Hầu hết các yếu tố đông máu được đánh số thứ tự La Mã. Khi muốn kí hiệu dạng hoạt hóa sẽ thêm chữ “h” nhỏ đằng sau số La Mã, ví dụ như yếu tố VIIh là dạng hoạt hóa của yếu tố VII.
Dịch trong khoảng trống tiềm ẩn của cơ thể
Hầu như tất cả các không gian tiềm ẩn đều có các bề mặt gần như tiếp xúc với nhau, chỉ có một lớp chất dịch mỏng ở giữa và các bề mặt trượt lên nhau.
Phòng chống xơ vữa động mạch
Giảm 1 mg/dl LDL cholesterol trong huyết tương, thì tương đương giảm 2% tỷ lệ tử vong do bệnh tim xơ vữa động mạch. Do đó, các biện pháp phòng ngừa thích hợp có giá trị hiệu quả trong làm giảm các cơn đau tim.
Hệ thần kinh giao cảm kiểm soát bài tiết của thận: cơ quan thụ cảm động mạch và phản xạ áp suất
Sự giảm thể tích máu đủ lớn để làm giảm áp lực động mạch hệ thống, thì sự hoạt hóa hơn nữa của hệ thần kinh giao cảm xảy ra do sự giảm căng của các cơ quan thụ cảm động mạch nằm trong xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ.
Rối loạn thân nhiệt
Giảm thân nhiệt bệnh lý có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý có rối loạn chuyển hóa trầm trọng như: xơ gan, tiểu đường, suy dinh dưỡng, shock
Giãn nở và co phổi: sự tham gia của các cơ hô hấp
Trong kì hít vào, cơ hoành co làm kéo bề mặt phần dưới phổi xuống. Sau đó, kì thở ra, với cơ hoành giãn, phổi đàn hồi, thành ngực, sự nén các tạng bụng làm tống không khí ra ngoài.
Cung cấp lưu lượng máu đến thận
Tuần hoàn thận là duy nhất ở chỗ có hai giường mao mạch, mao mạch cầu thận và màng bụng, được sắp xếp thành dãy và ngăn cách nhau bởi các tiểu động mạch.
Tồn tại ống động mạch: bệnh tim bẩm sinh shunt trái phải
Ngay sau khi trẻ được sinh ra và bắt đầu thở, phổi sẽ phồng lên, các phế nang chứa đầy không khí mà sức cản của dòng máu qua cây mạch phổi cũng giảm rất nhiều, tạo điều kiện cho áp lực động mạch phổi giảm xuống.
Sinh lý bệnh về sốt
Ngày nay người ta biết, có nhiều chất có tác động lên trung tâm điều nhiệt, gây sốt được sản xuất từ nhiều loại tế bào khác nhau, gọi chung là các cytokine gây sốt.
Dự trữ tim: đánh giả khả năng của tim khi nghỉ và khi gắng sức
Giảm dự trữ tim có thể do bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim nguyên phát, thiếu vitamin có thể ảnh hưởng đến cơ tim, tổn thương cơ tim, bệnh van tim, và nhiều yếu tố khác.
Quá trình viêm: vai trò của bạch cầu hạt trung tính và dại thực bào
Viêm đặc trưng bởi sự giãn rộng của mạch tại chỗ, gây tăng lưu lượng máu tại chỗ; tăng tính thấm của mao mạch, cho phép rò rỉ một lượng lớn dịch vào khoảng kẽ; thường đông tụ dịch ở khoảng kẽ.
Thay đổi trong quá trình lão hoá
Tuyến ức liên tục giảm kích thước và chức năng ngay từ khi cơ thể còn trẻ, đến tuổi trung niên thì thoái hoá hẳn
Bó gai đồi thị cũ và mới: hai con đường dẫn truyền đau trong tủy sống và thân não
Khi vào tủy sống, tín hiệu đau có hai con đường đến não, qua (1) bó gai đồi thì mới và (2) bó gai đồi thị cũ. Con đường dẫn truyền cảm giác đau chậm trong bó gai đồi thị cũ phần lớn sẽ tận cùng trong thân não.
Hệ thống đệm amoniac: bài tiết H + dư thừa và tạo HCO3 mới
Đệm amoniac (NH3) bài tiết ion hydro trong ống góp. Amoniac khuếch tán vào lòng ống, tại đây nó phản ứng với H + được tiết ra) để tạo thành NH4 +, sau đó được thải ra ngoài.
Mối liên quan giữa ổ viêm và toàn thân
Ngày nay, người ta biết dùng corticoid và các thuốc kháng viêm không steroid, để làm giảm bớt hiện tượng viêm khi cần thiết
Điều chỉnh phân phối kali trong cơ thể
Hấp thụ kali trong một bữa ăn nhiều rau và trái cây vào một thể tích dịch ngoại bào, sẽ làm tăng nồng độ kali trong huyết tương, hầu hết kali ăn vào sẽ nhanh chóng di chuyển vào các tế bào cho đến khi thận có thể loại bỏ lượng dư thừa.
Điều trị shock phản vệ và shock thần kinh: tác dụng của thuốc cường giao cảm
Thuốc cường giao cảm có tác dụng co mạch đối lập với tác dụng giãn mạch của histamine. Do đó, epinephrine, norepinephrine, hoặc các loại thuốc cường giao cảm khác thường là cứu cánh.
Bất thường bài tiết hormone tăng trưởng (GH)
Bất thường bài tiết hormone tăng trưởng gây ra suy tuyến yên trước, chứng lùn, bệnh khổng lồ, bệnh to cực chi, suy tuyến yên trước ở người trưởng thành.
Kiểm soát tuần hoàn thận của hormon và các chất hóa học
Trong trạng thái căng thẳng, chẳng hạn như sự suy giảm khối lượng hoặc sau khi phẫu thuật, các thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ức chế tổng hợp prostaglandin có thể gây ra giảm đáng kể mức lọc cầu thận.
Cơ chế hệ số nhân ngược dòng: tạo ra áp suất thẩm thấu cao vùng tủy thận
Khi nồng độ chất tan cao trong tủy thận đạt được, nó được duy trì bởi tính cân bằng giữa sự vào và thoát ra của các chất tan và nước trong tủy thận.
Bạch cầu ưa acid (bạch cầu ái toan): chống lại nhiễm kí sinh trùng và dị ứng
Bạch cầu ái toan cũng có xu hướng đặc biệt tập trung nhiều trong các mô có phản ứng dị ứng, như trong các mô quanh phế quản ở người bị hen phế quản và trong da sau khi có phản ứng dị ứng da.
Cơ chế đông máu: chất chống đông và chất đông máu
Khi mạch máu bị tổn thương, chất đông máu trong vùng mô tổn thương sẽ được hoạt hóa và ưu thế hơn các chất chống đông, từ đó hỉnh thành cục máu đông.
Đại cương về điều hoà thân nhiệt
Bình thường có sự cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, để giữ cân bằng phải có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương, đó là trung tâm điều nhiệt.
Tăng thể tích máu do tăng lưu lượng mạch máu
Trong thai kỳ, sức chứa mạch máu của tử cung, nhau thai và các cơ quan mở rộng khác của cơ thể người phụ nữ tăng lên thường xuyên làm tăng lượng máu từ 15 đến 25 phần trăm.
Thận: vai trò trong cân bằng acid base
Thận điều chỉnh nồng độ H+ của dịch ngoại bào qua 3 cơ chế chính. Bài tiết H+, Tái hấp thu và lọc HCO3-, sản xuất HCO3- mới. Tất cả các quá trình này, được hoàn thành bởi cơ chế bài tiết cơ bản.