Một số vấn đề quan trọng trong bệnh sinh học

2012-11-05 10:44 AM

Cục bộ và toàn thân: một tổn thương tại chỗ, gây nên bất cứ do yếu tố bệnh nguyên nào, xét cho cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn thân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vai trò của yếu tố bệnh nguyên

Yếu tố bệnh nguyên đóng vai trò rất quan trọng trong diễn tiến của bệnh. Yếu tố bệnh nguyên tác động tùy thuộc:

Cường độ: Một số yếu tố bình thường vô hại nhưng nếu quá lớn (âm thanh, từ trường) sẽ trở thành yếu tố gây bệnh.

Thời gian: Tiêm vi khuẩn liều nhỏ, lập lại nhiều lần gây chết súc vật thí nghiệm.Tiếng ồn thường xuyên gây tâm lý căng thẳng, cao huyết áp, suy nhược thần kinh.

Vị trí: Lậu cầu nhiễm vào giác mạc gây viêm cấp, nhiễm vào đường sinh dục gây viêm mãn. Lao cũng vậy.

Vai trò của phản ứng tính trong bệnh sinh

Phản ứng tính là đặc tính của cơ thể đáp ứng lại kích thích bên ngoài. Nó biểu hiện hình thái quan hệ giữa cơ thể và ngoại môi. Phản ứng tính thay đổi tùy theo từng cá thể. Đối với cùng một yếu tố bệnh nguyên nhưng mỗi người phản ứng mỗi khác (chấn thương, viêm phổi).

Những yếu tố dễ ảnh hưởng đến phản ứng tính:

Tuổi: "mỗi tuổi mỗi bệnh" là nhận xét phổ biến trong dân gian. Thực  vậy,  một  số  bệnh  là  đặc  thù  của  tuổi  trẻ  như  sởi,  ho  gà,  đậu mùa,...các bệnh tim mạch, ung thư thường gặp ở tuổi già.

Giới: Một số bệnh thường gặp ở nam giới như loét dạ dày-tá tràng, nhồi máu cơ tim, ung thư phổi,... Ngược lại, hay gặp ở nữ các bệnh viêm túi mật, ung thư vú, u xơ hoặc ung thư tử cung, viêm phần phụ,... Điều nầy được giải thích do khác biệt về hoạt động thần kinh nội tiết hoặc do sự khác biệt về công việc làm, về sinh hoạt, thói quen  hằng ngày, ...

Hoạt động thần kinh nội tiết: Ảnh hưởng rõ đến phản ứng tính và qua đó ảnh hưởng đến quá trình bệnh sinh. Trên súc vật thí nghiệm khi gây hưng phấn thần kinh (bằng cafein hay phénamin) thì phản ứng viêm sẽ mạnh hơắo với các con vật bị ức chế thần kinh (bằng bromur). Ở người, vào những lúc có thay đổi hoạt động nội tiết như dậy thì, tiền mãn kinh,... thường thấy thay đổi tính tình và cả phản ứng đối với những yếu tố bệnh nguyên nữa.

Yếu tố môi trường: ngoại môi ảnh hưởng đến phản ứng tính qua những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực, địa phương và nhất là dinh dưỡng, ... Ánh sáng quá mạnh, nhiệt độ cao làm cho thần kinh dễ hưng phấn. Tình trạng thiếu ăn, đặc biệt thiếu protid làm phản ứng sút kém, dễ nhiễm khuẩn. Ngày nay người ta chú ý đến nhịp sinh học của cơ thể vào các thời điểm trong ngày, tháng, năm để đưa thuốc vào cơ thể hoặc can thiệp phẩu thuật sao cho có hiệu quả cao nhất.

Mối liên quan giữa toàn thân và cục bộ trong quá trình bệnh sinh

Toàn thân và cục bộ: toàn thân khỏe mạnh thì sức đề kháng cục bộ sẽ tốt, do đó yếu tố gây bệnh sẽ khó xâm nhập vào hoặc nếu có thì cũng nhanh chóng bị loại bỏ. Vết thương cục bộ sẽ chóng lành nếu người bệnh được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cục bộ và toàn thân: một tổn thương tại chỗ, gây nên bất cứ do yếu tố bệnh nguyên nào, xét cho cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn thân. Cho nên cần quan niệm rằng quá trình bệnh lý cục bộ là biểu hiện tại chổ của tình trạng bệnh lý toàn thân.

Vòng xoắn bệnh lý và khâu chính

Trong quá trình phát triển, bệnh thường tiến triển qua nhiều giai đoạn gọi là khâu, những khâu đó liên tiếp theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Khâu trước là tiền đề, tạo điều kiện cho khâu sau hình thành và phát triển cho đến khi bệnh kết thúc. Chính bệnh sinh học nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của các khâu đó cũng như mối tương tác giữa chúng với nhau. Đặc biệt quan trọng là trong nhiều quá trình bệnh lý, các khâu sau thường tác động ngược trở lại khâu trước làm cho bệnh ngày càng nặng thêm gọi là vòng xoắn bệnh lý.

Vòng xoắn bệnh lý

Hình: Sơ đồ vòng xoắn bệnh lý.

Như vậy, trong quá trình bệnh sinh, nguyên nhân ban đầu thường gây ra một số hậu quả nhất định, những hậu quả nầy lại trở thành nguyên nhân của những rối loạn mới và có thể dẫn tới những hậu quả khác hoặc tác động ngược trở lại. Nhiệm vụ của người thầy thuốc là phải phát hiện những khâu chính để điều trị thích đáng nhằm ngăn chặn vòng xoắn hoặc cắt đứt vòng xoắn bệnh lý để loại trừ những rối loạn và phục hồi chức năng.

Bài viết cùng chuyên mục

Đau đầu nguồn gốc trong sọ: các thể đau đầu trong sọ

Mô não hầu như hoàn toàn không nhạy cảm với đau. Thậm chi khi cắt hoặc khi kích thích điện những vùng nhạy cảm của vỏ não chỉ thỉnh thoảng gây đau.

Suy tim mất bù: những thay đổi huyết động học trong suy tim nặng

Khi phát hiện tình trạng mất bù nghiêm trọng bằng tăng phù, đặc biệt là phù phổi, dẫn đến ran nổ và khó thở. Thiếu điều trị phù hợp trong giai đoạn cấp này có thể dẫn đến tử vong.

Quá trình bệnh lý

Thời kỳ tiệm phát có thể kéo dài mấy ngày và nếu sức đề kháng của cở thể mạnh thì bệnh cũng có thể kết thúc trong giai đoạn nầy, ta gọi là bệnh ở thể sẩy.

Các chỉ số cơ bản trong rối loạn cân bằng Acid Base

Các chỉ số cần theo dõi.(Giá trị bình thường) pH = 7,36 - 7,45. PaCO2 = 35 - 45 mmHg. HCO3- = 22 - 27 mmol/l. BE = (-1) đến (+2) mmol/l.

Ước tính mức lọc cầu thận: độ thanh thải và nồng độ creatinin huyết tương

Nếu như mức lọc cầu thận đột ngột giảm xuống còn 50% giá trị bình thường, thận sẽ không lọc hết và chỉ bài tiết một nửa lượn creatinine, gây lắng đọng creatinine trong cơ thể.

Đại cương rối loạn cân bằng acid base

Hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể luôn đòi hỏi một pH thích hơp, trong khi đó phần lớn các sản phẩm chuyển hóa của nó.

Cơ chế myogenic tự điều chỉnh lưu lượng máu qua thận và mức lọc cầu thận

Mặc dù cơ chế myogenic hoạt động ở hầu hết các tiểu động mạch đi khắp cơ thể, tầm quan trọng của nó trong lưu lượng máu thận và mức lọc cầu thận tự điều đã được đề cập.

Shock do giảm thể tích máu: shock mất máu

Giá trị đặc biệt của việc duy trì áp lực động mạch bình thường ngay cả khi giảm cung lượng tim là bảo vệ lưu lượng máu qua mạch vành và tuần hoàn não.

Sự hình thành bạch cầu: quá trình hình thành trong tủy xương

Bạch cầu được hình thành trong tủy xương được dự trữ trong tủy xương đến khi chúng cần thiết phải đi vào hệ tuần hoàn. Sau đó, khi có nhu cầu, các yếu tố khác nhau làm cho chúng được giải phóng.

Động lực học của mao mạch phổi: trao đổi dịch mao mạch và động lực học dịch kẽ phổi

Phù phổi xảy ra cùng cách phù nề xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Bất kì yếu tố làm tăng lọc dịch lỏng ra khỏi mao mạch phổi hoặc cản trở chức năng bạch huyết phổi và gây ra tăng áp lực lọc phổi kẽ từ âm sang dương.

Giảm mức lọc cầu thận: tăng áp suất thủy tĩnh của khoang Bowman

Trong trạng thái bệnh nào đó liên quan đến cấu trúc đường tiểu, áp lực khoang Bowman’s có thể tăng rõ rệt, gây ra giảm trầm trọng mức lọc cầu thận.

Kiểm soát dịch ngoại bào: các cơ chế của thận

Sự thay đổi lượng natri clorua trong dịch ngoại bào tương ứng với sự thay đổi tương tự lượng nước ngoại bào, và do đó duy trì nồng độ thẩm thấu và nồng độ natri tương đối ổn định.

Sinh lý và hóa sinh chuyển hóa protid

Protid mang mã thông tin di truyền và là bản chất của nhiều hoạt chất sinh học quan trọng như enzym, kháng thể, bổ thể, hormon peptid

Kiểm soát áp suất thẩm thấu và nồng độ natri: cơ chế osmoreceptor-ADH và cơ chế khát

Trong trường hợp không có các cơ chế ADH-khát, thì không có cơ chế feedback khác có khả năng điều chỉnh thỏa đáng nồng độ natri huyết tương và áp suất thẩm thấu.

Cơ chế thận bài tiết nước tiểu pha loãng

Qúa trình pha loãng đạt được bằng cách tái hấp thu các chất tan đến một mức độ lớn hơn so với nước, nhưng điều này chỉ xảy ra trong các phân đoạn nhất định của hệ thống ống thận.

Phân tích biểu đồ suy tim cung lượng cao

Nếu tập thể dục, sẽ có dự trữ tim ít do khả năng của tim đã đạt được mức gần cực đại để bơm thêm lượng máu qua lỗ thông động tĩnh mạch. Tình trạng này được gọi là suy tim cung lượng cao.

Shock nhiễm trùng: do vi khuẩn gram dương hoặc âm

Shock nhiễm trùng cực kỳ quan trọng đối với bác sĩ lâm sàng vì ngoài shock tim, shock nhiễm trùng là nguyên nhân thường xuyên nhất gây tử vong do shock.

Protein niệu: tăng tính thấm cầu thận trong hội chứng thận hư

Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mất protein qua nước tiểu là do sự tăng tính thấm của màng đáy cầu thận. Vì vậy, các bệnh gây tăng tính thấm màng đáy cầu thận có thể gây hội chứng thận hư.

Xác định vị trí đau của tạng: đường dẫn truyền đau tạng và đau thành

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí. Thứ nhất, não không nhận thức được về sự hiện diện của các cơ quan. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường:

Sơ lược sự phát triển về khái niệm bệnh

Bệnh là do rối loạn các thể dịch đó. Ví dụ: có quá nhiều dịch nhầy ở khắp nơi như ở phổi , ở ổ bụng, ở ruột, ở trực tràng

Phân loại điếc: các bất thường về thính giác

Nếu ốc tai hoặc thần kinh thính giác bị phá hủy thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Nếu ốc tai và thần kinh thính giác vẫn còn nguyên vẹn mà hệ màng nhĩ - xương con bị phá hủy hoặc bị cứng khớp, sóng âm vẫn có thể truyền đến ốc tai bằng phương tiện dẫn truyền qua xương.

Bệnh thận: tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn

Trong phạm vi 2 phân loại, có rất nhiều các bệnh thận cụ thể có thể ảnh hưởng đến các mạch máu thận, cầu thận, ống thận, kẽ thận, các bộ phận của đường tiết niệu bên ngoài thận bao gồm cả niệu quản và bàng quang.

Leukemia: tăng số lượng bạch cầu bất thường

Hai loại Leukemia thông thường: leukemia thể lympho gây ra bởi sự quá sản của bạch cầu lympho, thường bắt đầu trong một hạch lympho hoặc một mô lympho khác rồi lan ra các vùng khác của cơ thể.

Khuếch tán của màng hô hấp: công xuất khuếch tán O2 và CO2 và tỷ lệ thông khí tưới máu

Một số vùng của phổi có sự lưu thông khí nhưng không có sự lưu thông máu và ngược lại. Chỉ cần 1 trong các điều kiện đó, trao đổi khí qua màng hô hấp khó khăn nghiêm trọng và người đó có thể suy hô hấp nặng.

Cảm giác nhiệt: Receptor và sự hưng phấn của chúng

Những receptor nóng và lạnh nằm ngay dưới da ở những điểm tách biệt riêng rẽ. Hầu hết các vùng của cơ thể, các điểm lạnh gấp 3 đến 10 lần điểm nóng, và những vùng khác nhau thì có số điểm khác nhau.