- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Đông máu cầm máu: các xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Đông máu cầm máu: các xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Máu lấy từ bệnh nhân ngay lập tức hòa trộn với oxalat nên không xảy ra quá trình chuyển hóa prothrombin thành thrombin. Sau đó, một lượng lớn ion calci và yếu tố mô nhanh chóng được hòa trộn với máu có oxalat.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thời gian chảy máu
Khi dùng một vật nhọn để chọc vào đầu ngón tay hoặc dái tai, thời gian chảy máu thường kéo dài 1 đến 6 phút. Thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào độ sâu của vết thương và mức độ xung huyết ở ngón tay hay ở dái tai ở thời điểm làm xét nghiệm. Nếu thiếu bất kì yếu tố đông máu nào đều có thể làm kéo dài thời gian chảy máu, nhưng đặc biệt là do thiếu tiểu cầu.
Thời gian đông máu
Có nhiều phương pháp đã được nghĩ đến để xác định thời gian đông máu. Một phương pháp được dùng rộng rãi nhất là cho máu vào một ống nghiệm sạch, sau đó di chuyển ống theo chiều trước sau mỗi 30 giây một lần cho đến khi máu đông. Bằng phương pháp này, thời gian đông máu bình thường từ 6 đến 10 phút. Phương pháp dùng nhiều ống nghiệm được dùng để xác định thời gian đông máu chính xác hơn.
Tuy nhiên, thời gian đông máu thay đổi trong một khoảng rộng tùy thuộc vào phương pháp đo nên nó không còn được sử dụng ở nhiều cơ sở lâm sàng. Thay vào đó là kết quả đo lường các yếu tố đông máu co được từ các quy trình hóa học phức tạp.
Thời gian prothrombin và chỉ số INR
Thời gian prothrombin thể hiện nồng độ prothrombin trong máu. Hình chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ prothrombin và thời gian prothrombin.
Dưới đây là phương pháp xác định thời gian prothrombin.
Máu lấy từ bệnh nhân ngay lập tức hòa trộn với oxalat nên không xảy ra quá trình chuyển hóa prothrombin thành thrombin. Sau đó, một lượng lớn ion calci và yếu tố mô nhanh chóng được hòa trộn với máu có oxalat. Lượng lớn calci làm mất tác động của oxalat, và yếu tố mô hoạt hóa phản ứng chuyển hóa prothrombin thành thrombin theo con đường đông máu ngoại sinh.Thời gian để quá trình đông máu xảy ra gọi là thời gian prothrombin. Giá trị của thời gian chủ yếu được xác định bởi nồng độ prothrombin. Thời gian
prothrombin bình thường khoảng 12 giây. Ở mỗi phòng thí nghiệm đều có đường cong liên hệ giữa nồng độ prothrombin và thời gian prothrombin như ở hình để xác định nồng độ prothrombin trong máu.
Kết quả thời gian prothrombin có thể biến đổi với cùng một người nếu có sự khác nhau giữa hoạt động của yếu tố mô và hệ thống phân tích kết quả. Yếu tố mô được phân lập từ mô của người, ví dụ như mô của nhau thai, và những loại mô khác nhau sẽ có hoạt động khác nhau.
Hình Liên hệ giữa nồng độ prothrombin và thời gian prothrombin
Chỉ số INR (international normalized ratio) được dùng để chuẩn hóa thời gian prothrombin. Với mỗi loại yếu tố mô, nhà sản xuất sẽ đăng kí chỉ số độ nhạy quốc tế (international sensitivity indexISI) để biểu thị hoạt động của yếu tố mô với mẫu chuẩn. Chỉ số ISI thường dao động giữa 1.0 và 2.0. INR là tỉ lệ thời gian prothrombin của một người với mẫu chuẩn bình thường theo công thức:
Khoảng giá trị bình thường của INR ở người khỏe mạnh là 0.9 đến 1.3. Nếu INR cao (ví dụ: 4 hoặc 5) thì biểu thị nguy cơ chảy máu cao; trong khi INR thấp (ví dụ: 0.5) gợi ý rằng có thể có cục máu đông. Bệnh nhân đang điều trị wafarin thường có giá trị INR từ 2.0 đến 3.0.
Những xét nghiệm tương tự xét nghiệm thời gian prothrombin và INR được dùng để định lượng các yếu tố đông máu khác. Trong mỗi xét nghiệm này, một lượng lớn ion calci và tất cả các yếu tố khác (ngoài yếu tố đang được định lượng) được thêm vào máu chứa sẵn oxalat trong cùng một lúc. Sau đó thời gian cần cho quá trình đông máu cũng được xác định giống cách đo thời gian prothrombin. Nếu yếu tố đang được định lượng bị thiếu thì thời gian đông máu sẽ kéo dài. Thời gian sau đó sẽ được dùng để định lượng nồng độ của yếu tố đó.
Bài viết cùng chuyên mục
Cảm giác nhiệt: Receptor và sự hưng phấn của chúng
Những receptor nóng và lạnh nằm ngay dưới da ở những điểm tách biệt riêng rẽ. Hầu hết các vùng của cơ thể, các điểm lạnh gấp 3 đến 10 lần điểm nóng, và những vùng khác nhau thì có số điểm khác nhau.
Sinh lý bệnh của bệnh đần độn
Thiếu hụt bẩm sinh tuyến giáp, tuyến giáp không có khả năng sản xuất hormon giáp do khiếm khuyết một gen của tuyến, hoặc do thiếu hụt iod trong chế độ ăn.
Hệ thống mono đại thực bào/ hệ thống võng nội mô
Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho được gọi là hệ thống võng nội mô.
Tăng chức năng tuyến thượng thận tác dụng lên chuyển hóa cacbohydrat và protein
Tác dụng của glucocorticoid trên dị hóa protein thường rõ trong hội chứng Cushing, làm giảm rất nhiều protein mô gần như ở khắp mọi nơi trong cơ thể với ngoại trừ của gan.
Bài giảng rối loạn chuyển hóa protid
Giảm protid huyết tương phản ánh tình trạng giảm khối lượng protid của cơ thể, một gam protid huyết tương đại diện cho 30 gam protid của cơ thể.
Tái hấp thu ở đoạn xa của ống lượn xa và ống góp phần vỏ
Tế bào chính tái hấp thu Natri và nước từ lòng ống và bài tiết ion Kali vào trong ống thận. Các tế bào kẽ thận loại A tái hấp thu ion Kali và bài tiết ion Hydro vào lòng ống.
Sơ lược sự phát triển về khái niệm bệnh
Bệnh là do rối loạn các thể dịch đó. Ví dụ: có quá nhiều dịch nhầy ở khắp nơi như ở phổi , ở ổ bụng, ở ruột, ở trực tràng
Kiểm soát dịch ngoại bào: các cơ chế của thận
Sự thay đổi lượng natri clorua trong dịch ngoại bào tương ứng với sự thay đổi tương tự lượng nước ngoại bào, và do đó duy trì nồng độ thẩm thấu và nồng độ natri tương đối ổn định.
Định lượng bài tiết acid base qua thận
Để cân bằng acid-base, lượng acid bài tiết thuần phải bằng lượng acid sản xuất không bay hơi trong cơ thể. Trong nhiễm toan, acid bài tiết thuần tăng rõ rệt, đặc biệt do tăng tiết NH4+, do đó loại bỏ acid ra khỏi máu.
Quá trình bệnh lý
Thời kỳ tiệm phát có thể kéo dài mấy ngày và nếu sức đề kháng của cở thể mạnh thì bệnh cũng có thể kết thúc trong giai đoạn nầy, ta gọi là bệnh ở thể sẩy.
Cơ chế bệnh sinh của gầy mòn chán ăn và suy nhược
Kho dự trữ chất béo hoàn toàn cạn kiệt, và chỉ còn nguồn năng lượng duy nhất là protein, thời điểm này, kho protein dự trữ một lần nữa bước vào giai đoạn suy giảm nhanh chóng.
Cân bằng cầu thận ống thận: tăng tái hấp thu để đáp ứng với sự gia tăng lưu lượng ống thận
Cân bằng giữa cầu thận và ống thận là hiện tượng tăng khả năng tái hấp thu tuyệt đối khi mức lọc cầu thận tăng, mặc dù phần trăm dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần vẫn giữ nguyên ở khoảng 65%.
Hệ thống đệm phosphat: điều chỉnh thăng bằng kiềm toan trong cơ thể
Hệ thống đệm phosphat có pK của 6.8, giá trị đó không xa pH bình thường trong dịch cơ thể là 7,4; điều này cho phép hệ thống đệm hoạt động gần tối đa.
Tổn thương thận cấp trước thận: nguyên nhân do giảm lượng máu tới thận
Khi dòng máu tới thận giảm thấp hơn nhu cầu cơ bản, thường dưới 20-25% dòng máu tới thận bình thường, các tế bào thận trở nên thiếu oxy, và giảm hơn nữa lượng máu tới thận, nếu kéo dài, sẽ gây tổn thương.
Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể
Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.
Cơ chế bù trừ trong nhiễm Acid Base
Sự di chuyển của Cl- từ huyết tương vào trong hồng cầu và HCO3- từ hồng cầu ra huyết tương do CO2 tăng lên ở tổ chức (hiện tượng Hamberger).
Vị trí tính chất và vai trò của môn sinh lý bệnh
Môn sinh lý bệnh, như định nghĩa đã nêu rõ; đi từ những hiện tượng bệnh lý cụ thể, tìm cách khái quát hóa thành những quy luật.
Nội tiết điều hòa tái hấp thu ở ống thận
Để giữ cho thể tích dịch cơ thể và nồng độ các chất tan ở mức ổn định, đòi hỏi thận phải bài tiết nước và các chất tan khác nhau ở các mức độ khác nhau, chất này độc lập với chất kia.
Chuyển hóa fibrinogen thành fibrin: hình thành cục máu đông
Cục máu đông là một mạng lưới sợi fibrin chạy theo mọi hướng và giam giữ các tế bào máu, tiểu cầu và huyết tương. Các sợi fibrin cũng gắn với bề mặt mạch máu bị tổn thương.
Tuổi già và bệnh tật
Các bệnh này hoặc mới mắc hoặc mắc từ trẻ nay nặng lên. Trên thực tế, số người chết thuần tuý do già là rất hiếm.
Bệnh tim bẩm sinh: huyết động học bất thường thường gặp
Ảnh hưởng của các tổn thương tim khác nhau có thể dễ dàng hiểu được. Ví dụ, hẹp van động mạch chủ bẩm sinh gây ra các tác động tương tự như hẹp van động mạch chủ do các tổn thương van tim khác gây ra.
Cơ chế sự điều tiết của mắt: cơ chế quang học của mắt
Sự co một trong hai loại cơ thể mi này đều làm giảm độ căng của dây treo, giảm lực kéo dây treo tác dụng vào bao thấu kính và làm thấu kính trở thành hình cầu - như trạng thái tự nhiên của bao xơ đàn hồi.
Kích thích tiết ADH: tầm quan trọng của độ thẩm thấu và phản xạ tim mạch
Với sự giảm thể tích máu, nồng độ ADH nhanh chóng tăng lên. Như vậy, với mức giảm nghiêm trọng về thể tích máu, các phản xạ tim mạch đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích sự bài tiết ADH.
Huyết khối: nguy cơ gây tắc mạch nghiêm trọng
Nguyên nhân tạo nên huyết khối thường là bề mặt nội mô của mạch máu xù xì có thể gây ra bởi xơ vữa động mạch, nhiễm trùng hay chấn thương và tốc độ chảy rất chậm của máu trong lòng mạch.
Lác mắt: tổn thương điều hợp của mắt
Ở một số bệnh nhân lác, mắt thay thế trong việc chú ý đến đối tượng. Ở những bệnh nhân khác, một mắt đơn độc được sử dụng mọi lúc, và mắt kia trở nên bị ép và không bao giờ được sử dụng để nhìn chính xác.