Định lượng nồng độ hormone trong máu

2022-09-29 10:19 AM

Phương pháp rất nhạy đã định lượng các hormone, tiền thân của chúng và sản phẩm chuyển hóa của chúng, bổ sung thêm nhiều phương pháp, như xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các hormone tồn tại trong máu với một lượng rất nhỏ; một số hormone có nồng độ thấp đến mức khoảng bằng 1 phần tỷ của một gam (1 pico gam) trên 1ml. Do đó, rất khó để định lượng được những nồng độ này bằng những phương pháp thông thường. Tuy nhiên, một phương pháp rất nhạy đã được phát triển từ 50 năm trước đã giải quyết được vấn đề định lượng các hormone, tiền thân của chúng và sản phẩm chuyển hóa của chúng. Phương pháp này được gọi là phương pháp miễn dịch phóng xạ (radioimmunoassay). Gần đây, chúng ta đã bổ sung thêm nhiều phương pháp, như xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA- enzyme-linked immune-sorbent assays), đã và đang được phát triển để định lượng một cách chính xác, có tính thông lượng cao các loại hormone.

Phương pháp miễn dịch phóng xạ

Phương pháp tiến hành miễn dịch phóng xạ như sau. Đầu tiên, sản xuất một kháng thể có tính đặc hiệu cao với hormone đang cần định lượng.

Bước tiếp theo, một lượng nhỏ kháng thế sẽ được (1) trộn với một lượng dịch từ động vật có chứa hormone cần định lượng và (2) đồng thời trộn với một lượng thích hợp hormone chuẩn tinh khiết đã được gắn một đồng vị phóng xạ.Tuy nhiên, bắt buộc phải tạo được trạng thái: chỉ có một lượng rất nhỏ kháng thể gắn hoàn toàn với cả hormone gắn phóng xạ và hormone trong dịch cần định lượng. Do đó, hormone tự nhiên trong dịch cần định lượng và hormone gắn phóng xạ tranh chấp vị trí gắn trên kháng thể. Trong quá trình tranh chấp, hàm lượng mỗi loại hormone được gắn tỉ lệ thuận với nồng độ mỗi hormone trong dung dịch thí nghiệm.

Thứ ba, sau khi sự gắn kết đạt trạng thái cân bằng, phức hợp kháng thể- hormone được tách ra khỏi phần còn lại của dung dịch, và lượng hormone gắn phóng xạ trong phức hợp được định lượng bằng những kĩ thuật đếm phóng xạ. Nếu một lượng lớn hormone gắn phóng xạ liên kết với kháng thể, rõ ràng là chỉ một lượng nhỏ hormone tự nhiên tranh chấp với các hormone gắn phóng xạ này, và do đó nồng độ của hormone tự nhiên trong dịch cần định lượng là rất ít. Ngược lại, nếu chỉ một lượng nhỏ hormone gắn phóng xạ liên kết kháng thể, tức là một lượng lớn hormone tự nhiên tranh chấp các vị trí gắn trên kháng thể.

Thứ tư, để tăng tính chính xác của xét nghiệm, quá trình định lượng miễn dịch phóng xạ được thực hiện với một số dung dịch chuẩn của một vài hormone không được gắn ở các nồng độ khác nhau. Sau đó một đường cong chuẩn được vẽ ra. Bằng cách so sánh lượng phóng xạ được ghi nhận từ quá trình thí nghiệm với một đường cong chuẩn, ta có thể tính toán được với sai số từ 10- 15% nồng độ của hormone trong lượng dịch cần định lượng. Một phần tỷ hoặc phần nghìn tỷ gam hormone có thể được định lượng bằng phương pháp này.

Đường cong chuẩn cho xét nghiệm phóng xạ

Hình. Đường cong chuẩn cho xét nghiệm phóng xạ của aldosterone.

Xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA)

Xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA) có thể được dùng để định lượng hầu hết các protein, bao gồm cả các hormone. Xét nghiệm này gắn một số kháng thể đặc hiệu với một enzyme thử. Các yếu tố cơ bản của phương pháp này, xét nghiệm thường được thực hiện trên các tấm nhựa có khoảng 96 giếng nhỏ. Mỗi giếng được tráng bởi kháng thể (AB1), kháng thể này đặc hiệu với hormone cần định lượng. Mẫu cần định lượng hoặc mẫu chứng được cho vào mỗi giếng, sau đó là là kháng thể thứ hai (AB2), kháng thể này cũng đặc hiệu với hormone nhưng gắn vào một vị trí khác trên phân tử hormone. Một kháng thể thứ ba (AB3) được thêm vào để nhận diện AB2 và được gắn với một enzyme chuyển chất nền thích hợp thành sản phẩm có thể dễ dàng nhận ra bởi phương pháp nhuộm màu hoặc huỳnh quang.

Nguyên tắc của xét nghiệm hấp thụ miễn dịch

Hình. Nguyên tắc của xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym để đo nồng độ của hormone (H). AB1 và AB2 là các kháng thể nhận biết hormone tại các vị trí liên kết khác nhau và AB3 là kháng thể nhận biết AB2. E là một enzym liên kết với AB3 xúc tác sự hình thành sản phẩm huỳnh quang màu (P) từ cơ chất (S). Lượng sản phẩm được đo bằng phương pháp quang học và tỷ lệ với lượng hormone trong giếng nếu trong giếng có kháng thể dư thừa.

Bởi vì mỗi phân tử enzyme xúc tác quá trình tạo ra hàng ngàn phân tử khác, nên dù chỉ có một lượng rất nhỏ các phân tử hormone cũng có thể được nhận ra bằng phương pháp này. Ngược lại với phương pháp tranh chấp gắn miễn dịch phóng xạ, phương pháp ELISA sử dụng lượng dư kháng thể nhằm mục đích tất cả các phân tử hormone đều được gắn và đều tạo ra phức hợp kháng thể- hormone. Do đó, lượng hormone trong mẫu cần định lượng hoặc trong mẫu chuẩn sẽ tỉ lệ thuận với lượng sản phẩm được tạo ra.

Phương pháp ELISA đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng và trên nghiên cứu bởi vì (1) không dùng đến các đồng vị phóng xạ, (2) xét nghiệm được tự động sử dụng tấm gồm 96 giếng, và (3) nó đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá chính xác nồng độ hormone cũng như về giá thành thực hiện.

Bài viết cùng chuyên mục

Tuần hoàn ngoài cơ thể: sử dụng trong phẫu thuật tim

Các hệ thống khác nhau đều gặp rất nhiều khó khăn, bao gồm tan máu, phát triển các cục máu đông nhỏ trong máu, khả năng các bong bóng oxy nhỏ hoặc các khối đệm nhỏ của chất chống tạo bọt đi vào động mạch.

Nguyên nhân cụ thể của loét dạ dày tá tràng

Các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày tá tràng bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, bởi rượu có xu hướng phá vỡ hàng rào niêm mạc; và uống thuốc aspirin và các NSAID khác.

Tái hấp thu ở ống thận: bao gồm các cơ chế thụ động và chủ động

Chất tan được vận chuyển qua tế bào bởi vận chuyển chủ động hoặc thụ động, hay giữa các tế bào bằng cách khuyếch tán. Nước được vận chuyển qua tế bào và giữa các tế bào ống thận bằng cách thẩm thấu.

Những chức năng của thận

Thận thực hiện các chức năng quan trọng nhất của chúng bằng cách lọc huyết tương và loại bỏ các chất từ ​​dịch lọc với tốc độ thay đổi, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.

Trong ống thận: HCO3- được lọc sau đó tái hấp thu bởi sự tương tác với H+

Quá trình tái hấp thu này được khởi đầu bởi một phản ứng trong ống thận giữa HCO3- được lọc ra ở cầu thận và H+ được bài tiết bởi tế bào thành ống thận.

Chuyển hóa prothrombin thành thrombin: cơ chế đông máu cầm máu

Nếu gan không sản xuất được prothrombin thì nồng độ prothrombin trong huyết tương có thể hạ xuống quá thấp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng cho quá trình đông máu.

Nồng độ ion H+: các yếu tố chính ảnh hưởng đến acid base

Nồng độ H+ được quyết định bởi sự hoạt động của hầu hết các loại enzyme trong cơ thể. Do đó những thay đổi trong nồng độ H+ thể hiện hoạt động chức năng của tế bào và cơ quan trong cơ thể.

Tổn thương thận cấp tại thận: nguyên nhân do các bất thường tại thận

Tổn thương thận cấp tại thận có thể chia thành các nhóm sau: tình trạng tổn thương các mao mạch cầu thận hoặc các mạch nhỏ của thận, tình trạng tổn thương biểu mô ống thận, và tình trạng gây tổn thương kẽ thận.

Đối kháng thụ thể mineralocorticoid: giảm tái hấp thu natri và giản bài tiết kali của ống góp

Do các thuốc này cũng ức chế tác dụng của aldosterone trong việc làm tăng bài tiết kali, nên dẫn đến giảm bài tiết kali ra nước tiểu. Đối kháng thụ thể mineralocorticoid cũng làm kali từ các tế bào đi vào trong dịch ngoại bào.

Cơ chế hệ số nhân ngược dòng: tạo ra áp suất thẩm thấu cao vùng tủy thận

Khi nồng độ chất tan cao trong tủy thận đạt được, nó được duy trì bởi tính cân bằng giữa sự vào và thoát ra của các chất tan và nước trong tủy thận.

Cơ chế bù trừ trong nhiễm Acid Base

Sự di chuyển của Cl- từ huyết tương vào trong hồng cầu và HCO3- từ hồng cầu ra huyết tương do CO2 tăng lên ở tổ chức (hiện tượng Hamberger).

Giảm bài tiết hormone GH gây ra các biến đổi liên quan đến sự lão hóa

Kiểu hình theo độ tuổi chủ yếu là kết quả của việc giảm lắng đọng protein ở các mô cơ thể và thay vào đó là tăng lắng đọng mỡ ở các mô này, các ảnh hưởng thực thể và sinh lý làm tăng nếp nhăn, giảm chức năng một số cơ quan.

Phương pháp nghiên cứu trong sinh lý bệnh

Các thực nghiệm khoa học thường xây dựng các mô hình thực nghiệm trên súc vật từ những quan sát lâm sàng để chứng minh cho các giả thuyết đề ra.

Sinh lý bệnh về sốt

Ngày nay người ta biết, có nhiều chất có tác động lên trung tâm điều nhiệt, gây sốt được sản xuất từ nhiều loại tế bào khác nhau, gọi chung là các cytokine gây sốt.

Các yếu tố ngăn ngừa tình trạng phù

Khi áp lực gian bào lớn hơn 0 thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ áp lực cũng sẽ gây nên sự thay đổi thể tích lớn.

Cơn đau khác thường trên lâm sàng: những cảm giác bản thể

Nhiều bệnh của cơ thể gây đau. Hơn nữa khả năng chẩn đoán những bệnh khác nhau phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của bác sĩ lâm sàng về những đặc tính khác nhau của đau.

Bài tiết H + chủ động: trong các tế bào kẽ của ống lượn xa và ống góp

Mặc dù sự bài tiết H+ ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp chỉ chiếm khoảng 5% của tổng H+ bài tiết. Nhưng cơ chế này rất quan trọng trong việc acid hóa tối đa nước tiểu.

Lợi tiểu thẩm thấu: tăng áp lực thẩm thấu lòng ống thận gây giảm hấp thu nước

Lượng lớn nước tiểu cũng được đào thải trong các bệnh liên quan đến sự dư thừa các chất hòa tan và không được tái hấp thu từ lòng ống. Ví dụ, trong bệnh đái tháo đường, lượng glucose được lọc vào trong ống thận vượt quá khả năng tái hấp thu glucose.

Hormon chống bài niệu kiểm soát sự cô đặc nước tiểu

Khi độ thẩm thấu của các dịch cơ thể tăng trên bình thường, thùy sau tuyến yên tiết ra nhiều hơn ADH, điều đó làm tăng tính thấm nước của các ống lượn xa và ống góp.

Shock nhiễm trùng: do vi khuẩn gram dương hoặc âm

Shock nhiễm trùng cực kỳ quan trọng đối với bác sĩ lâm sàng vì ngoài shock tim, shock nhiễm trùng là nguyên nhân thường xuyên nhất gây tử vong do shock.

Tái hấp thu ở ống lượn gần: tái hấp thu chủ động và thụ động

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh.

Lượng natri đưa vào cơ thể: các đáp ứng kiểm sát tổng hợp

Lượng natri cao ức chế hệ thống chống bài niệu và kích hoạt hệ thống bài niệu. Khi lượng natri tăng lên, lượng natri đầu ra ban đầu hơi chậm hơn lượng hấp thụ.

Kết hợp của H+ dư thừa với đệm photphat và amoniac trong ống thận tạo ra HCO3-

Các bộ đệm quan trọng nhất là bộ đệm phosphate và bộ đệm ammoniac. Ngoài ra còn có có hệ thống đệm yếu khác như đệm urat và citrate nhưng ít quan trong hơn.

Các nguyên nhân rối loạn cân bằng acid base trên lâm sàng

Cách điều trị tốt nhất cho nhiễm acid hoặc nhiễm kiềm là điều chỉnh lại tình trạng gây ra sự bất thường. Điều này thường rất khó, đặc biệt đối với các bệnh mạn tính làm suy yếu chức năng của phổi hoặc gây ra suy thận.

Tăng thông khí phổi: giảm nồng độ H+ dịch ngoại bào và làm tăng pH

Nếu chuyển hóa tạo CO2 vẫn không đổi, chỉ có các yếu tố ảnh hưởng đến pCO2 trong dịch ngoại bào là tốc độ thông khí ở phổi. Thông khí phế nang càng cao, pCO2 càng thấp.