Cân bằng thẩm thấu được duy trì giữa dịch nội và ngoại bào

2020-09-01 03:35 PM

Nếu dung dịch muối đẳng trương được đưa vào ngoại bào thì nồng độ thẩm thấu sẽ không đổi, chỉ có thể tích dịch ngoại bào tăng lên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiều yếu tố có thể gây ra sự thay đổi đáng kể dịch nội bào và ngoại bào như sự hấp thu quá mức, chức năng giữ nước của thận, hay mất dịch qua đường tiêu hóa, mồ hôi hay qua thận.

Có 2 nguyên tắc cần nhớ là:

1. Nước di chuyển rất nhanh qua màng tế bào do đó nồng độ thẩm thấu trong và ngoài tế bào luôn bằng nhau.

2. Màng tế bào hầu như không thấm với các chất tân nên số lượng các chất tan trong và ngoài tế bào luôn hằng định.

Ảnh hưởng của muối tan tới dịch ngoại bào. Nếu dung dịch muối đẳng trương được đưa vào ngoại bào thì nồng độ thẩm thấu sẽ không đổi, chỉ có thể tích dịch ngoại bào tăng lên. Nếu đưa vào ngoại bào dịch ưu trương thì nồng độ thẩm thấu ngoại bào sẽ lớn hơn tế bào, nước sẽ từ tế bào ra ngoài. Khi đó thể tích dịch ngoại bào sẽ tăng nhiều hơn lượng dịch đưa vào.

Còn khi đưa vào dịch ngoại bào dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào trong tế bào, khi đó cả dịch ngoại bào và nội bào đều tăng thể tích.

Tính lượng nước di chuyển và nồng độ thẩm thấu sau khi đưa dung dịch muối vào ngoại bào: Giả sử đưa vào trong cơ thể 1 người 70 kg với nồng độ thẩm thấu huyết tương là 280 mOsm/L 2 lít dịch muối NaCl 3%, thì thể tích dịch ngoại bào, nội bào và nồng độ thẩm thấu của chúng sẽ thay đổi như thế nào.

Đầu tiên là tính thể tích, nồng độ và nộng độ thẩm thấu của cơ thể ở trạng thái ban đầu. Do dịch ngoại bào chiếm 20% trọng lượng và dịch nội bào chiếm 40% trọng lượng ta có bảng sau:

Điều kiện ban đầu

Bảng. Điều kiện ban đầu

Bước 1. Điều kiện ban đầu

Tiếp theo ta tính nồng độ thẩm thấu của dung dịch đưa vào. Dung dịch NaCl 3% tức là có 30g NaCl / 1 lít hay 0,5128 mol NaCl. 2 lít dịch sẽ có 1,0256 mol NaCl. Mà 1 mol NaCl tương ứng 2 Osm nồng độ thẩm thấu (do phân tử NaCl có 2 ion) nên nồng độ thẩm thấu của dịch đưa vào là 2051 mOsm

Bước 2, do cơ thể có khoảng 16 L dịch ngoại bào với 3920 mOsm nên khi cho 2051 mOsm vào thì sẽ có 5971 mOsm hay 373 mOsm/L. Khi đó ta có bảng:

Hiệu quả tức thì của việc thêm 2 lít natri clorua 3,0%

Bảng. Hiệu quả tức thì của việc thêm 2 lít natri clorua 3,0%

Bước 2. Hiệu quả tức thì của việc thêm 2 lít natri clorua 3,0%

Bước 2, ta tính nồng độ và thể tích dịch sau khi đạt được cân bằng. Do tổng lượng dịch trong cơ thể lúc này là 44L với 13811 mOsm nên nồng độ thẩm thấu sau khi đạt cân bằng là 313,9 mosm/L. Do chất tan không di chuyển qua màng tế bào nên lượng chất tan trong và ngoài tế bào không đổi. Khi đó thể tích của dịch nội bào =7480 : 313,9 = 24,98 L. Tương tự thể tích dịch ngoại bào là 19,02 L.

Bước 3. Hiệu quả của việc thêm 2 lít natri clorua 3,0% sau khi cân bằng thẩm thấu

Hiệu quả của việc thêm 2 lít natri clorua

Bảng. Hiệu quả của việc thêm 2 lít natri clorua 3,0% sau khi cân bằng thẩm thấu

Từ ví dụ trên ta thấy khi cho 2 L dịch muối ưu trương vào thì thể tích ngoại bào tăng 5L trong khi thể tích dịch nội bào giảm 3L.

Bài viết cùng chuyên mục

Tiếng thổi của tim: được tạo ra bởi tổn thương của van

Các đồ thị chỉ ra cường độ của tiếng thổi thay đổi như thế nào trong suốt các phần khác nhau của thì tâm trương và thì tâm thu. Thời gian tương đối của mỗi tiếng thổi cũng là hiển nhiên.

Thận bài tiết kali: bởi tế bào chính của ống lượn xa và ống góp

Việc bài tiết kali từ máu vào lòng ống là một quá trình gồm hai bước, bắt đầu bằng sự hấp thu từ các kẽ vào trong tế bào nhờ bơm natri-kali ATPase ở màng tế bào bên.

Sinh lý bệnh của bệnh đần độn

Thiếu hụt bẩm sinh tuyến giáp, tuyến giáp không có khả năng sản xuất hormon giáp do khiếm khuyết một gen của tuyến, hoặc do thiếu hụt iod trong chế độ ăn.

Tái hấp thu và bài tiết của thận: tính từ sự thanh thải

Nếu lưu lượng thải một chất lớn hơn lưu lượng lọc chất đó, khi đó, lưu lượng bài tiết sẽ là tổng của lưu lượng lọc và bài tiết của ống thận.

Bài tiết H + chủ động: trong các tế bào kẽ của ống lượn xa và ống góp

Mặc dù sự bài tiết H+ ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp chỉ chiếm khoảng 5% của tổng H+ bài tiết. Nhưng cơ chế này rất quan trọng trong việc acid hóa tối đa nước tiểu.

Hệ thống mono đại thực bào/ hệ thống võng nội mô

Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho được gọi là hệ thống võng nội mô.

Dự trữ tim: đánh giả khả năng của tim khi nghỉ và khi gắng sức

Giảm dự trữ tim có thể do bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim nguyên phát, thiếu vitamin có thể ảnh hưởng đến cơ tim, tổn thương cơ tim, bệnh van tim, và nhiều yếu tố khác.

Tổn thương thận cấp trước thận: nguyên nhân do giảm lượng máu tới thận

Khi dòng máu tới thận giảm thấp hơn nhu cầu cơ bản, thường dưới 20-25% dòng máu tới thận bình thường, các tế bào thận trở nên thiếu oxy, và giảm hơn nữa lượng máu tới thận, nếu kéo dài, sẽ gây tổn thương.

Nồng độ ion H+: các yếu tố chính ảnh hưởng đến acid base

Nồng độ H+ được quyết định bởi sự hoạt động của hầu hết các loại enzyme trong cơ thể. Do đó những thay đổi trong nồng độ H+ thể hiện hoạt động chức năng của tế bào và cơ quan trong cơ thể.

Cân bằng Acid Base và cân bằng Kali

Trường hợp nhiễm kiềm chuyển hóa: H+ đi ra khỏi tế bào, K+ đi vào tế bào. Do đó nhiễm kiềm chuyển hóa sẽ đưa đến hạ kali máu.

Bộ đệm Protein: điều chỉnh thăng bằng kiềm toan nội bào

Ngoài nồng độ cao trong tế bào, một yếu tố khác góp phần vào khả năng đệm của protein là pKs của nhiều hệ thống protein khá gần với pH nội bào.

Giảm mức lọc cầu thận: tăng áp suất thẩm thấu keo mao mạch cầu thận

Tăng áp suất keo huyết tương động mạch kéo theo tăng áp suất keo mao mạch cầu thận, quay trở lại làm giảm mức lọc cầu thận.

Thận giữ nước bằng cách bài tiết nước tiểu cô đặc

Khả năng cô đặc tối đa của thận bắt buộc phải có bao nhiêu khối lượng nước tiểu phải được thải ra mỗi ngày khỏi cơ thể của các sản phẩm chất thải chuyển hóa và ion từ thức ăn.

Định nghĩa bệnh sinh

Trong điều trị học, nếu biết được nguyên nhân để điều trị là tốt nhất nhưng nếu không biết được nguyên nhân thì điều trị theo cơ chế bệnh sinh.

Shock giảm khối lượng tuần hoàn do mất huyết tương

Shock giảm thể tích do mất huyết tương có các đặc điểm gần giống với shock do xuất huyết, ngoại trừ một yếu tố phức tạp khác.

Những yếu tố chính gây xơ vữa động mạch

Gây xơ vữa động mạch bằng cách làm tăng nồng độ LDLs trong huyết tương, yêu tố khác như là tăng huyết áp, dẫn tới xơ vữa động mạch do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu và những thay đổi khác lên các mô mạch máu.

Kiểm soát áp suất thẩm thấu và nồng độ natri: tầm quan trọng của sự khát nước

Nhiều yếu tố trong số các yếu tố tương tự nhau gây kích thích sự bài tiết ADH cũng làm tăng sự khát nước, nó được định nghĩa là ý thức rõ ràng sự mong muốn nước.

Kiểm soát áp suất thẩm thấu và nồng độ natri: cơ chế osmoreceptor-ADH và cơ chế khát

Trong trường hợp không có các cơ chế ADH-khát, thì không có cơ chế feedback khác có khả năng điều chỉnh thỏa đáng nồng độ natri huyết tương và áp suất thẩm thấu.

Kiểm soát sự bài tiết magie qua thận và nồng độ ion magie ngoại bào

Điều chỉnh bài tiết magie được thực hiện chủ yếu bằng cách thay đổi tái hấp thu ở ống thận. Ống lượn gần thường chỉ tái hấp thu khoảng 25% lượng magie đã lọc.

Quan niệm khoa học về bệnh nguyên

Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Chuyển hóa fibrinogen thành fibrin: hình thành cục máu đông

Cục máu đông là một mạng lưới sợi fibrin chạy theo mọi hướng và giam giữ các tế bào máu, tiểu cầu và huyết tương. Các sợi fibrin cũng gắn với bề mặt mạch máu bị tổn thương.

Ảnh hưởng của Leukemia trên cơ thể: di căn các tế bào leukemia

Ảnh hưởng thường gặp trong leukemia là phát triển sự nhiễm khuẩn, thiếu máu nặng, thiếu tiểu cầu. Các ảnh hưởng này chủ yếu dẫn đến từ sự thay thế các bạch cầu bình thường bằng các tế bào leukemia không có chức năng.

Những kết quả cơ bản nghiên cứu lão học

Chỉ số thời gian tỷ lệ chết tăng gấp đôi, mortality rate doubling time MRDT, Ở người MRDT là 8, nghĩa là cứ sau 8 năm, tỷ lệ chết lại tăng gấp đôi.

Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận

Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc.

Sinh lý bệnh của suy giáp

Suy giáp thường có căn nguyên là tự miễn, có các kháng thể chống lại tuyến giáp, nhưng trong trường hợp này kháng thể kháng giáp phá hủy tuyến giáp hơn là kích thích tuyến giáp.