Cảm giác nhiệt: Receptor và sự hưng phấn của chúng

2021-09-11 03:58 PM

Những receptor nóng và lạnh nằm ngay dưới da ở những điểm tách biệt riêng rẽ. Hầu hết các vùng của cơ thể, các điểm lạnh gấp 3 đến 10 lần điểm nóng, và những vùng khác nhau thì có số điểm khác nhau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Con người có thể nhận thức sự thay đổi khác nhau của lạnh và nóng, từ lạnh băng đến lạnh, đến trung bình, đến ấm, đến nóng đến nóng cháy.

Sự thay đổi nhiệt độ được phân biệt bởi ít nhất ba loại receptor cảm giác: receptor lạnh, receptor nóng và receptor đau. Những receptor đau chỉ được kích thích bởi nóng hoặc lạnh quá mức.

Những receptor nóng và lạnh nằm ngay dưới da ở những điểm tách biệt riêng rẽ. Hầu hết các vùng của cơ thể, các điểm lạnh gấp 3 đến 10 lần điểm nóng, và những vùng khác nhau thì có số điểm khác nhau: từ 15 đến 25 điểm lạnh trong một cm2 ở môi, từ 3 đến 5 điểm lạnh trong một cm2 ở ngón tay, ít hưn một điểm lạnh trong mỗi cm2 ở bề rộng của thân.

Mặc dù, những kiểm tra tâm lý diễn tả rằng sự tồn tại của đầu mút thần kinh nóng đặc biệt là khá chắc chắn, nhưng chúng không được nhận dạng trong nghiên cứu. Chúng được cho là đầu tận cùng tự do vì tín hiệu nóng được truyền chủ yếu qua sợi dây thần kinh loại C với tốc độ truyền chỉ 0.4 đến 2 m/s.

Một receptor lạnh cuối cùng đã được nhận ra. Nó là một đầu mút thần kinh có myelin nhỏ đặc biệt loại A delta, mà nó chia nhánh vài lần. Đầu mút của chúng nhô vào trong bề mặt cuối cùng của những tế bào da gốc. Những tín hiệu được truyền từ những receptor này theo đường những sợi thần kinh loại A delta với tốc độ khoảng 20m/s. Một vài cảm giác lạnh người ta tin rằng cũng được truyền trong sợi thần kinh loại C nữa, điều đó chỉ ra rằng một vài đầu mút thần kinh tự do có lẽ cũng có chức năng như receptor lạnh.

Sự kích thích của receptor nhiệt: cảm giác lạnh, mát, trung tính, ấm và nóng

Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau lên sự đáp ứng của bốn loại sợi dây thần kinh: (1) sợi đau được kích thích bởi lạnh, (2) sợi lạnh, (3) sợi ấm, (4) sợi đau được kích thích bởi nóng. Lưu ý đặc biệt rằng những sợi này đáp ứng một cách khác nhau ở mức khác nhau của nhiệt độ. Chẳng hạn như, trong vùng rất lạnh, chỉ có những sợi đau lạnh bị kích thích ( nếu da thậm chí trở nên lạnh hơn đến mức gần như đóng băng hoặc đóng băng thực sự, các sợi này không thể bị kích thích). Khi nhiệt độ tăng đến +10 đến 15 độ C, xung động đau lạnh dừng lại, nhưng receptor lạnh bắt đầu được kích thích, lên đến đỉnh kích thích ở khoảng 24 độ C và giảm đần ở trên 40 độ C. Trên khoảng 30 độ C, những receptor ấm bắt đầu bắt đầu bị kích thích, nhưng chúng cũng giảm dần ở 49 độ C. Cuối cùng, ở quanh 45 độ C, những sợi đau nóng bắt đầu bị kích thích bởi nhiệt một lần nữa, có thể vì phá hủy những đầu tận cùng lạnh đã được gây ra trước sự nóng quá mức.

Các tần số phóng điện ở các nhiệt độ da khác nhau của sợi giảm đau, sợi lạnh, sợi ấm và sợi giảm nhiệt

Hình. Các tần số phóng điện ở các nhiệt độ da khác nhau của sợi giảm đau, sợi lạnh, sợi ấm và sợi giảm nhiệt.

Có thể hiểu rằng một người cảm nhận sự thay đổi khác nhau của cảm giác nhiệt bởi dộ kích thích tương ứng của các đầu mút thần kinh khác nhau. Chúng ta cũng có thể hiểu tại sao lạnh và nóng quá mức có thể gây đau và tại sao cả hai cảm giác này, khi mà đủ dữ dội, nó sẽ có cảm giác như nhau - cảm giác lạnh băng và nóng cháy hầu như là tương tự nhau.

Liệu pháp kích thích ảnh hưởng bởi sự tăng và giảm nhiệt độ - sự thích nghi của receptor nhiệt

Khi một receptor lạnh chịu một cú giảm nhiệt độ đột ngột, nó trở nên được kích thích mạnh mẽ lần đầu tiên, nhưng những kích thích này giảm xuống một cách nhanh chóng trong những giây đầu tiên và tăng dần lên một cách chậm rãi trong suốt 30 phút tiếp theo và sau đó. Trong một từ khác, receptor thích nghivới một khoảng rộng lớn, nhưng không bao giờ 100%. Do đó, hiển nhiên rằng cảm giác nhiệt phản ứng lại một cách rõ ràng với sự thay đổi nhiệt độ, thêm vào đó có thể được phản ứng lại với những trạng thái cố định của nhiệt độ. Điều này có nghĩa rằng khi nhiệt độ của da đang giảm nhanh, một người có thể cảm thấy lạnh hơn nhiều so với khi nhiệt độ duy trì lạnh ở cùng một mức. Ngược lại, nếu nhiệt độ đang tăng một cách nhanh, con người sẽ cảm thấy ấm hơn so với khi mà nhiệt độ được giữ cố định. Phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ giải thích tại sao một người cảm thấy cực kì nóng khi bước vào một bồn nươc nóng và cảm thấy cực kì lạnh khi bước ra khỏi cửa của một phòng ấm vào những ngày lạnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Hệ thần kinh giao cảm kiểm soát bài tiết của thận: cơ quan thụ cảm động mạch và phản xạ áp suất

Sự giảm thể tích máu đủ lớn để làm giảm áp lực động mạch hệ thống, thì sự hoạt hóa hơn nữa của hệ thần kinh giao cảm xảy ra do sự giảm căng của các cơ quan thụ cảm động mạch nằm trong xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ.

Hệ nhóm máu ABO và kháng thể trong huyết thanh

Khi đứa trẻ ra đời, nồng độ kháng thể gần như bằng 0. Ở giai đoạn 2 đến 8 tháng, đứa trẻ bắt đầu sản xuất ra kháng thể và nồng độ kháng thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 8 đến 10 tuổi, rồi giảm dần trong những năm sau đó.

Giảm mức lọc cầu thận: tăng áp suất thẩm thấu keo mao mạch cầu thận

Tăng áp suất keo huyết tương động mạch kéo theo tăng áp suất keo mao mạch cầu thận, quay trở lại làm giảm mức lọc cầu thận.

Ống thận: sự bài thiết H+ và sự tái hấp thu HCO3-

Khoảng 80-90% HCO3- tái hấp thu (và H+ bài tiết) được thực hiện ở ống lượn gần, chỉ một số ít HCO3- xuống ống lượn xa và ống góp. Ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, khoảng 10% HCO3- nữa được tái hấp thu, và phần còn lại được hấp thu ở ống lượn xa và ống góp.

Áp suất thẩm thấu và nồng độ natri của cơ thể

Sự gia tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào làm cho các tế bào thần kinh đặc biệt gọi là các tế bào osmoreceptor, nằm ở phần trước vùng dưới đồi gần các nhân opraotic, co rút lại.

Cơ chế đông máu: chất chống đông và chất đông máu

Khi mạch máu bị tổn thương, chất đông máu trong vùng mô tổn thương sẽ được hoạt hóa và ưu thế hơn các chất chống đông, từ đó hỉnh thành cục máu đông.

Bệnh van tim: huyết động học trong quá trình gắng sức thể lực

Ngay cả trong các trường hợp bệnh van tim nhẹ đến trung bình, dự trữ tim của bệnh nhân giảm tương ứng với mức độ nghiêm trọng của rối loạn chức năng van tim.

Suy tim: ứ dịch do thận gây phù ngoại vi

Giảm cung lượng tim thường làm giảm áp lực cầu thận do giảm huyết áp động mạch và co tiểu động mạch đến do cường giao cảm.

Kích thích gây đau: phá hủy mô đạt mức đau

Trung bình một người bắt đầu cảm thấy đau khi da bị nóng trên 45 độ C. Đây cũng là nhiệt độ mà mô bắt đầu bị phá hủy bởi tác nhân nhiệt; thực tế là, mô thậm chí bị hủy hoại nếu nhiệt độ duy trì trên mức này.

Lưu lượng dịch mao mạch và dịch mô kẽ trong thận

Hai yếu tố quyết định sự tái hấp thu ở mao mạch ống thận chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thay đổi huyết động ở thận là áp suất thẩm thấu thủy tĩnh và chất keo của mao mạch ống thận.

Kiểm soát dịch ngoại bào: các cơ chế của thận

Sự thay đổi lượng natri clorua trong dịch ngoại bào tương ứng với sự thay đổi tương tự lượng nước ngoại bào, và do đó duy trì nồng độ thẩm thấu và nồng độ natri tương đối ổn định.

Vị trí tính chất và vai trò của môn sinh lý bệnh

Môn sinh lý bệnh, như định nghĩa đã nêu rõ; đi từ những hiện tượng bệnh lý cụ thể, tìm cách khái quát hóa thành những quy luật.

Thận: vai trò trong cân bằng acid base

Thận điều chỉnh nồng độ H+ của dịch ngoại bào qua 3 cơ chế chính. Bài tiết H+, Tái hấp thu và lọc HCO3-, sản xuất HCO3- mới. Tất cả các quá trình này, được hoàn thành bởi cơ chế bài tiết cơ bản.

Đại cương sinh lý bệnh cân bằng nước điện giải

Kích thích chủ yếu của sự nhập nước là khát, xuất hiện khi áp lực thẩm thấu hiệu quả tăng hoặc thể tích ngoại bào hay huyết áp giảm.

Đại cương rối loạn cân bằng acid base

Hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể luôn đòi hỏi một pH thích hơp, trong khi đó phần lớn các sản phẩm chuyển hóa của nó.

Hệ thống bổ thể và hoạt động của kháng thể

Khi một kháng thể liên kết với một kháng nguyên, một vị trí phản ứng đặc hiệu trên của kháng thể bị phát hiện, hoặc hoạt hóa, và gắn trực tiếp với phân tử C1 của hệ thống bổ thể.

Sự hình thành bạch cầu: quá trình hình thành trong tủy xương

Bạch cầu được hình thành trong tủy xương được dự trữ trong tủy xương đến khi chúng cần thiết phải đi vào hệ tuần hoàn. Sau đó, khi có nhu cầu, các yếu tố khác nhau làm cho chúng được giải phóng.

Phương pháp nghiên cứu trong sinh lý bệnh

Các thực nghiệm khoa học thường xây dựng các mô hình thực nghiệm trên súc vật từ những quan sát lâm sàng để chứng minh cho các giả thuyết đề ra.

Sinh lý bệnh viêm cấp

Các tế bào và tiểu cầu thực hiện các chức năng với sự hỗ trợ của 3 hệ thống protein huyết tương đó là hệ thống bổ thể, hệ thống đông máu, hệ thống kinin.

Miễn dịch thu được (thích ứng): đề kháng của cơ thể trong nhiễm khuẩn

Miễn dịch thu được là do một hệ thống miễn dịch đặc biệt hình thành kháng thể và hoặc hoạt hóa tế bào lympho tấn công và tiêu diệt các vi sinh vật xâm lấn cụ thể hoặc độc tố.

Thận bài tiết kali: bởi tế bào chính của ống lượn xa và ống góp

Việc bài tiết kali từ máu vào lòng ống là một quá trình gồm hai bước, bắt đầu bằng sự hấp thu từ các kẽ vào trong tế bào nhờ bơm natri-kali ATPase ở màng tế bào bên.

Mức lọc cầu thận bằng hai mươi phần trăm lưu lượng máu qua thận

Mức lọc cầu thận được quyết định bởi cân bằng thủy tĩnh và áp suất keo qua màng mao mạch hệ số lọc cầu thận, phụ thuộc tính thấm mao mạch cầu thận và diện tích.

Thay đổi trong quá trình lão hoá

Tuyến ức liên tục giảm kích thước và chức năng ngay từ khi cơ thể còn trẻ, đến tuổi trung niên thì thoái hoá hẳn

Phù não do tăng áp lực hoặc tổn thương thành mao mạch

Nguyên nhân thường gặp của phù não là do tăng áp lực trong mao mạch hoặc tổn thương thành mao mạch khiến dịch thấm qua thành mạch. Một nguyên nhân phổ biến là do chấn thương não, tình trạng tổn thương nhu mô não và các mao mạch.

Độ chính xác của thể tích máu và điều chỉnh dịch ngoại bào

Sự thay đổi nhỏ trong huyết áp gây ra sự thay đổi lớn về lượng nước tiểu. Những yếu tố này kết hợp với nhau để cung cấp phản hồi kiểm soát lượng máu hiệu quả.