Tư vấn cho người nhiễm HIV

2014-11-27 11:28 PM

Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tư vấn cho người nhiễm HIV về mặt xã hội

Nhu cầu liên hệ với người thân quen: nhiều người nhiễm HIV muốn liên hệ, thông báo ngay cho người thân của họ nhưng lại chần chừ do mặc cảm, lo sợ. Người tư vấn nên hỏi đối tượng xem họ có muốn giúp đỡ không, cần liên hệ/ thông báo vói ai trước để tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Khi tiếp xúc vói những người này, người tư vấn cần tìm và khuyến khích sự hợp tác của họ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật cho đối tượng, chỉ thông báo cho người thân những thông tin mà người được tư vấn yêu cầu giúp đỡ thông báo.

Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế, cần động viên sự hỗ trợ của người thân trong gia đình họ ngay từ đầu bởi vì hầu như chắc chắn rằng họ sẽ suy sụp rất nhanh nếu không có sự hỗ trợ đó. Nhận thức của người nhiễm HIV về các hỗ trợ xã hội cho họ cũng là điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy, cần phải coi trọng việc giới thiệu họ đến vói các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xã hội, nhóm “Bạn giúp Bạn"... Tất cả những hỗ trợ này của gia đình và xã hội cần phải được tiến hành liên tục và kịp thời, không nên đế chậm trễ khi tình trạng khủng hoảng tinh thần đã xảy ra.

Người tư vấn cũng cần tuỳ theo chuyên môn của mình mà hướng dẫn và giúp đỡ cho những người thân của họ bằng cách cung cấp những thông tin thiết thực cho việc chăm sóc tại nhà và nhu càu đến với cơ sở y tế khi cần thiết.

Nhu cầu được tiếp tục làm việc: rất nhiều người nhiễm HIV lo sợ bị mất việc làm do cơ quan/xí nghiệp nơi họ làm việc biết được rằng họ bị nhiễm HIV. Do đó, người tư vấn cần giữ đúng nguyên tắc bí mật cho đối tượng đồng thời cần tư vấn cho họ tránh làm những công việc có thể dẫn đến lây nhiễm cho người khác.

Người nhiễm HIV là những người có nguy cơ cao bị phân biệt đối xử, kỳ thị trong xã hội cũng như trong gia đình. Người thân của họ cũng có nguy cơ bị phân biệt đối xử trong cộng đồng họ sinh sống vì có người trong gia đình nhiễm HIV. Do đó, người tư vấn cần chú ý chỉ thông báo cho người thân, khi được sự đồng ý của đối tượng và giữ bí mật kết quả xét nghiệm đối với những người không liên quan.

Việc thông báo cho vợ/chồng/bạn tình của đối tượng nhiễm là một phần thiết yếu của tư vấn nhiễm HIV. Người tư vấn cần phải giải thích cho đối tượng rằng họ có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm cho vợ/chồng/bạn tình của họ, khuyến khích những người này đi tư vấn và xét nghiệm cũng như áp dụng các biện pháp dự phòng cho tương lai. cần phải chuấn bị cho họ biết các biện pháp dự phòng có thể là nhiều biện pháp khác nhau, từ việc chấm dứt một phần hoặc tất cả các quan hệ thân mật từ trước cho đến việc tiếp tục những quan hệ này nhưng áp dụng những hành vi an toàn/nguy cơ thấp.

Trong nhiều trường hợp bị nhiễm, người ta sẽ thấy cả vợ và chồng đều có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Câu hỏi ai là người bị trước và làm lây cho ai có thể được đặt ra. Việc trả lời câu hỏi này dựa vào các kết quả xét nghiệm y tế là hết sức khó khăn, hầu như không thể được. Tuy nhiên, càn tư vấn cho cả hai vợ chồng hiểu rằng điều đó là không có ích gì cho hoàn cảnh hiện tại của họ và không nên tập trung suy nghĩ về vấn đề đó. Ngược lại, họ cần cùng nhau bàn bạc về kế hoạch trong tương lai.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người nhiễm HIV có thể cần quan tâm đến cả những người có nguy cơ nhiễm bệnh tính từ thời điểm người được tư vấn bị phơi nhiễm với HIV. Điều này đòi hỏi đối tượng nhớ lại những lần sinh hoạt tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm một thời gian dài từ vài tháng đến vài năm trước đây. Cần hỗ trợ cho đối tượng thông báo cho những người khác một cách phù hợp.

Trưòng hợp miễn cưỡng

Thông thường, khi đã được tư vấn tốt, có rất ít trường hợp đối tượng từ chối sử dụng những biện pháp dự phòng thích hợp để phòng tránh lây lan HIV cho người khác. Phần lớn trong số họ sẽ lo lắng về việc HIV có thể tiếp tục lây sang người. Theo luật hiện hành ở Việt Nam, nếu người bị nhiễm HIV từ chối trách nhiệm đề phòng lây lan cho người khác, người tư vấn có trách nhiệm thông báo cho các câp có thấm quyền theo quy định của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Tư vấn cho ngưòi nhiễm HIV về mặt sức khoẻ

Hướng dẫn cho người nhiễm sống lành mạnh

Tư vấn cho người nhiễm hiểu diễn biến của nhiễm HIV trong cơ thể. Khi cơ thể đã bị nhiễm HIV, có thể có ba xu hướng phát triển:

Hoặc đối tượng có thể mang HIV kéo dài (10 năm hoặc lâu hơn) mà vẫn sống khoẻ mạnh bình thường nếu họ thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt.

Hoặc nhiễm HIV có thể phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để diễn biến tự nhiên.

Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong thời gian vài năm nếu đối tượng tiếp tục các hành vi nguy cơ dùng chung bơm kim tiêm, sinh hoạt tình dục không an toàn với nhiều người. Những hành vi như vậy một mặt sẽ làm lây nhiễm cho người khác, mặt khác có thế làm họ bị nhiễm thêm, hoặc bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội một cách nhanh chóng hơn, hoặc bị các nhiễm trùng khác kích hoạt cho HIV phát triển nhanh trong cơ thể. Do đó, tiếp tục có hành vi không an toàn, nguy cơ cao có nghĩa là tự rút ngắn cuộc đời còn lại của mình.

Khi đã diễn biến thành AIDS, tuỳ theo điều kiện chăm sóc về y tế và xã hội, người bệnh còn có thế sống thêm 1-5 năm nữa. Các thuốc điều trị hiện nay chỉ nhằm chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm lại sự phát triến của HIV trong cơ thê.

Hướng dẫn cho người nhiễm áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho gia đình và cộng đồng

Không cho máu, tinh dịch, noãn, các cơ quan của cơ thể để dùng cho người khác.

Tránh lây truyền qua đường máu, sử dụng riêng các dụng cụ vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo râu...) cũng như bơm kim tiêm, xử lý các đồ vải và chất thải dính máu theo nguyên tắc vô trùng.

Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiêm sạch.

Thực hiện tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.

Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai, không nên cho con bú.

Tư vấn cho người nhiễm về chế độ ăn uống, sinh hoạt tập luyện để duy trì cuộc sống khoẻ mạnh

Cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, không ăn thực phẩm ôi thiu, sống. Các đồ dùng vật dụng chế biến thức ăn phải được rửa sạch bằng nước rửa chén bát, tốt nhất là ngâm trong nước sát khuẩn rồi tráng trước và sau khi sử dụng.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng.

Tránh buồn phiền lo lắng không cần thiết. Gặp gỡ bạn bè và gia đình thường xuyên.

Nghỉ ngơi khi mệt mỏi và đảm bảo ngủ đủ thời gian.

Tiếp tục lao động, làm việc nếu còn khả năng.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Chú ý đến các vấn đề giữ gìn sức khoẻ. Nghe theo lời khuyên của thầy thuốc để tránh các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: đánh răng, tắm rửa, thay quần áo. Đối vói phụ nữ, thực hiện tốt vệ sinh kinh nguyệt. Băng vệ sinh sau khi dùng phải cho vào túi nilon kín cho vào sọt rác đế vứt đi.

Cố gắng tránh các vết thương, sang chấn.

Không uống rượu, hút thuốc lá.

Không tự ý dùng thuốc không có chỉ định của thầy thuốc.

Đi khám bệnh ngay khi bị ốm.

Tâm trạng bất an

Đây là một phản ứng gần như tự nhiên của mỗi con người khi họ đột nhiên bị bắt buộc phải thay đổi hoàn cảnh sống và làm việc, thích ứng với hoàn cảnh mới. Sự thật về tình trạng nhiễm HIV của đối tượng cùng những thay đổi, đòi hỏi mới và đa dạng trong cuộc sống của bản thân, gia đình và những người xung quanh. Nếu không được trấn an, phản ứng này kéo dài có thể dẫn đến hoang mang lo sợ không cần thiết và ảnh hưởng đến đối tượng cũng như kết quả điều trị.

Ảnh hưởng của các bệnh khác

Trong quá trình phát triển bệnh, người nhiễm HIV sẽ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng, ung thư... có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của đối tượng. Điều này cũng có thể dẫn đến sự xa lánh của những người xung quanh, kể cả những người thân trong gia đình. Người tư vấn cần thông báo trước cho đối tượng về những bệnh này và giải thích đó là những hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là họ càn phải được báo trưốc để chuân bị đôi phó vói những bệnh đó và được điều trị kịp thời.

Lo sợ lây nhiễm HIV

Người nhiễm có thể lo sợ một cách quá mức về khả năng làm lây nhiễm HIV cho rìgười khác. Một số người có thể có khó khăn khi muốn quan hệ tình dục. Họ sẽ lo lắng không biết bạn tình của mình sẽ phản ứng như thế nào khi biết mình nhiễm HIV, đồng thời cũng lo lắng tìm cách bảo vệ cho bạn tình của mình không bị nhiễm. Người tư vấn cần động viên cả bạn tình của họ đi xét nghiệm HIV, đồng thòi động viên họ thực hiện những hành vi tình dục an toàn để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Điều quan trọng không phải là từ bỏ hoàn toàn, không có quan hệ tình dục mà là thực hiện tình dục an toàn.

Khủng hoảng

Người nhiễm HIV, kể cả sau khi đã vượt qua được cơn sốc ban đầu, là người dễ bị tôn thương hơn hăn những người bình thường và có thể chịu ảnh hưởng nặng nề của ngay cả những yếu tố như:

Đổ vỡ trong mối quan hệ nào đó.

Thay đổi trong công việc.

Rắc rối, mất mát trong gia đình...

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến tình trạng nhiễm HIV cũng có thể gây ra khủng hoảng như:

Khi mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Khi được khuyên bắt đầu điều trị bằng thuốc.

Khi nghe về những sự kiện xã hội, những thông điệp liên quan đến HIV/AIDS.

Bị phân biệt đối xử...

Người tư vấn cần phải cố gắng chuẩn bị trước cho đối tượng về những vấn đề có thể xảy ra. Khi đối tượng đã bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, người tư vấn cần khuyến khích họ giãi bày những nỗi sợ hãi, lo lắng, nghi vấn của chính họ và giải đáp thắc mắc nếu cần. cần giúp đỡ và động viên họ tự giúp đỡ bản thân cũng như tìm sự giúp đỡ của các tố chức xã hội, bạn giúp bạn... Việc bản thân họ tích cực tham gia các công tác xã hội cũng là một biện pháp phòng tránh khủng hoảng tinh thần, củng cố sự tự tin.

Đau buồn, mất mát, chán nản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác mất mát ỏ người nhiễm HIV, một số liên quan đến những mất mát (thực sự hoặc lo mặc cảm) trong các quan hệ trong gia đình, bạn bè, xã hội, địa vị xã hội, dự kiến trong tương lai, tham vọng' (có thể không thực hiện được nữa) cũng như sức khoẻ. Nhiều người bắt buộc phải thay đổi lối sống cũ, phải phụ thuộc mất tính độc lập, khả năng và thói quen sinh hoạt, kể cả sinh hoạt tình dục. Một mặt, cần tư vấn cho gia đình họ về các khía cạnh này để chăm sóc cho người thân bị nhiễm, tránh cho họ cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi. Mặt khác, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi và động viên bản thân đối tượng rằng đây là những biện pháp họ có thể làm để góp phần tích cực cho sự an toàn của bản thân họ và để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Người bị nhiễm HIV cũng có thể có cảm giác chán nản, vô vọng, thậm chí dẫn đến tự vẫn. Người tư vấn cần an ủi họ, hướng dẫn tham gia những hoạt động tích cực để tự thấy mình vẫn còn có ích cho bản thân, gia đình, con cái và xã hội như lấy đó làm niềm an ủi cho bản thân.

Cảm giác tội lỗi, hổ thẹn

Khi đã bị nhiễm, nhiều người sẽ có thể có cảm giác hổ thẹn vì những gì mình đã làm trước đây, nay không thể che giấu gia đình được nữa. Nhiều người cũng có thể cảm thấy mình có tội vì có thể đã làm lây sang người khác, hoặc làm phiền đến người khác khi bị bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng dân số kế hoạch hóa gia đình

Dân số - kế hoạch hóa gia đình - Bảo vệ bà mẹ trẻ em có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Làm tốt công tác về dân số kế hoạch hóa gia đình.

Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.

Bài giảng thiếu máu và thai nghén

Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).

Bài giảng HIV AIDS và thai nghén

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus - HIV) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (gọi tắt là hội chứng AIDS - Acquired Immuno Deficiency Syndrom) là một bệnh lây truyền.

Bài giảng rau tiền đạo

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.

Bài giảng ngôi mông sản khoa

Ngôi mông là một ngôi bất thường. Là một ngôi có khả năng đẻ đường dưới nhưng dễ mắc đầu hậu vì vậy nếu không được chẩn đoán sớm, tiên lượng tốt và xử lý thích hợp thì nguy cơ cho mẹ và thai sẽ rất cao.

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng sa sinh dục

Sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.

Bài giảng uốn ván rốn

Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, gram (+) gây ra, là loại bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, có tỉ lệ tử vong cao (34-50%) tuỳ từng thông báo của từng nước.

Bài giảng triệt sản nam nữ

Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.

Bài giảng sự chuyển dạ

Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân phát sinh những cơn co chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.

Sử dụng Estrogen trong phụ khoa

Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.

Bài giảng ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là khối u ác tính đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, thường xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ của cổ tử cung.

Bài giảng đẻ khó do khung chậu

Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung

Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).

Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.

Bài giảng tiền sản giật

Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.

Bài giảng ung thư vú

Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

Bài giảng bệnh tim và thai nghén

Sau đẻ lưu lượng tim trở lại bình thường trong thời kỳ hậu sản. Lưu lượng tim tăng do nhu cầu tiêu thụ oxy cho mẹ (vú, tử cung), cho thai và phần phụ của thai. Khối lượng máu tăng, nên lưu lượng máu phải tăng theo.

Bài giảng u nang buồng trứng và thai nghén

Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu.

Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai

Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.