Sử dụng progestin trong sản phụ khoa

2014-12-11 06:59 PM

Đế giúp phát triển và tăng hoạt động sinh lý của tử cung cũng như của niêm mạc tử cung, người ta hay dùng các progestin tự nhiên như progesteron, hoặc gần giống tự nhiên như 17-hydroxyprogesteron.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tác dụng của progestin (trong đó có progesteron)

Hạn chế phát triển của cơ tử cung, nhất là của tổ chức xơ của tử cung nên có thổ sử dụng để điều trị hoặc làm chậm phát triển u xơ tử cung trong những trường hợp u xơ nhỏ.

Làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung đối với các nhân tố gây co, do đố có thể dùng trong giữ thai.

Làm teo niêm mạc tử cung và có thể dùng để điều trị ung thư niêm mạc tử cung hoặc những di căn ung thư niêm mạc tử cung mà phẫu thuật không thể với tới được.

Kết hợp với estrogen trong trường hợp đã được chuẩn bị trước bằng estrogen làm niêm mạc tử cung chế tiết nên có thể sử dụng để điều trị vô sinh, giúp niêm mạc tứ cung chuẩn bị làm tổ cho trứng. Đồng thời có thể dùng trong vòng kinh nhân tạo ở nửa sau của vòng kinh nhân tạo.

Ức chế chế tiết chát nhầy của cổ tử cung, có thể áp dụng trong tránh thai.

Làm teo tuyến vú, có thể áp dụng trong điều trị u xơ tuyến vú hoặc phì đại tuyến vú.

Có tính chất lợi niệu, giảm phù, áp dụng được trong điều trị phù căng trước kinh.

Đế giúp phát triển và tăng hoạt động sinh lý của tử cung cũng như của niêm mạc tử cung, người ta hay dùng các progestin tự nhiên như progesteron, hoặc gần giống tự nhiên như 17-hydroxyprogesteron. Còn muốn dùng với tính chất ức chế, người ta hay dùng những chất progestin bán tổng hợp có nguồn gốc 19-nortestosteron. Những chất có nguồn gốc progesteron gồm progesteron (Lutogyl, Utrogestan, progesteron retard), Chlormadinon acetat (Luteran), dydrogesteron (Duphaston), mcdroxyprogesteron acctat (Dcpo- provera megestron), nomegestrol acctat (Lutenyl). Những chất có nguồn gốc 19-nor- testosteron hay được dùng gồm lynestrenol (Orgamctril), norgestrel (Postinor), allylestrenol (turinal), etynodiol diacetat (Lutometrodiol).

Góp phần gây vòng kinh nhân tạo

Sau khi cho estrogcn trong nửa đầu của vòng kinh dự kiến, dùng progestin tiếp trong nửa sau cùng với estrogen.

Có thể cho estrogen từ ngày 1 - 24, rồi từ ngày 13 - 24 cho thêm một trong các progestin sau đây:

Duphaston 10mg mỗi ngày 1 viên.

Lutometrodriol 2mg mỗi ngày 2 viên.

Orgametril 5mg mỗi ngày 2 viên Lutenyl 5mg mỗi ngày nống 1 viên.

Giúp niêm mạc tử cung chế tiết, điều trị vô sinh

Có thể tiến hành theo cách cho vòng kinh nhân tạo trong trường hợp vô kinh.

Nếu vẫn có vòng kinh bình thường, chỉ có tình trạng thiểu năng hoàng thể:

Progesteron-Retard 250mg tiêm hắp thịt 1 ống vào ngày thứ 16 của vòng kinh.

Duphaston 10mg uống 1 - 2 viên mỗi ngày từ ngày thứ 16 - 25 của vòng kinh.

Utrogestan 100mg x 2 - 3 viên mỗi ngày đặt âm đạo trong 10 ngày từ ngày thứ 16 cùa vòng kinh.

Điều trị quá sản niêm mạc tử cung

Lutenyl 5mg mỗi ngày 1 viên trong 10 ngày, từ ngày thứ 16 của vòng kinh.

Điều trị chứng căng nặng trước kinh

Utrogestan l100mg mỗi ngày uống 2 - 3 viên trong 10 ngày, từ ngày thứ 17 của vòng kinh.

Điều trị thống kinh cơ năng

Từ ngày thứ 16 của vòng kinh, dùng một trong những thuốc sau đây:

Lutenyl 5mg mỗi ngày uống 1 viên.

Duphaston 10mg mỗi ngày uống 1 viên.

Điều trị đau vú

Từ ngày 16 - 25 của vòng kinh dùng 1 trong các phưctng án sau:

Lutenyl 5mg mỗi ngày uống 1 viên.

Orgametril 5mg mỗi ngày uống 1- 2 viên.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Uống liên tục hàng ngày trong 6 - 12 vòng kinh theo 1 trong những phương án:

Duphaston 10mg mỗi ngày 2 - 3 viên.

Luteran 2mg mỗi ngày 1 - 5 viên.

Lutometrodiol 2mg mỗi ngày 2 viên.

Điều trị rong kinh rong huyết

Khi đang rong kinh, có thể dùng 1 trong các cách:

Progesteron 25mg mỗi ngày tiêm bắp thịt 1 ống cho đến khi cầm máu.

Duphaston 10mg mỗi ngày uống 2 - 3 viên cho đến khi cầm máu.

Nếu quá 6 ngày dùng như trên mà không cấm máu thì phái đổi phương pháp khác, dùng estrogen hoặc estrogen kết hợp với progcstin.

Đề phòng rong kinh trong vòng kinh sau, dùng từ ngày 16 - 25 của vòng kinh một trong các cách:

Lutenyl 5mg mỗi ngày 1 viên.

Luteran 2mg mỗi ngày 2 - 5 viên.

Lutometrodiol 2mg mỗi ngày 2 - 4 viên.

Cũng có thể dùng thuốc uống tránh thai viên kết hợp.

Sử dụng trong tránh thai

Depo-provera 150mg tiêm sâu bắp thịt tác dụng tránh thai 3 tháng.

Noristerat 200mg tiêm bắp thịt có tác dụng tránh thai 2 tháng.

Lynestrenol (Exluton là biệt dược hiện có ở Việt Nam) 0,5mg uống hàng ngày liên tục kể cả khi hành kinh.

Điều trị doạ sẩy thai, dọa đẻ non

Có thể dùng 1 trong các phương án sau dây:

Progesteron liều tối thiểu 25mg/ngày tiêm bắp thịt. Theo dõi lâm sàng và tế bào âm đạo nội tiết, chừng nào còn chưa ổn đinh còn chưa ngừng tiêm.

Progesteron-Retard (hydroxyprogesteron) 250 - 500mg mỗi ngày tiêm bắp thịt 1 ống cho đến khi hết đe doạ, giảm liều xuống mỗi tuần tiêm 1 hoặc 2 lần.

Utrogestan 100mg mỗi ngày 2 - 4 viên, uống rải đều trong ngày.

Duphaston 10mg mỗi ngày uống 3 viên chia đều trong ngày.

Turinal 5mg uống mỗi ngày 1 - 3 viên cho đến khi hết triệu chứng.

Điều trị sẩy thai liên tiếp

Progesteron-Retard 500mg mỗi tuần tiêm bắp thịt ngay từ khi phát hiện có thai.

Điều trị ung thư niêm mạc tử cung

Sử dụng progestin trong điều trị những ung thư niêm mạc tử cung không có khả năng phẫu thuật:

Depo-provera 150mg mỗi tuấn tiêm một ống vào báp thịt.

Chống chỉ định progestin

Không được sử dụng progestin trong những trường hợp:

Bệnh tắc mạch (viêm tắc tĩnh mạch, viêm tác động mạch).

Bệnh tim mạch (bệnh van tim, bệnh tảng huyết áp, bệnh mạch vành...).

Tai hiến mạch máu não. Ung Ihư vú và ung thu tử cung.

U tuyến yên.

Bài viết cùng chuyên mục

Tư vấn xét nghiệm HIV, AIDS ở phụ nữ có thai

Về nguyên tắc, tư vấn HIV/AIDS là tư vấn riêng biệt. Tuy nhiên, riêng tư vấn trước xét nghiệm có thế được lồng ghép một phần với giáo dục - truyền thông cho từng nhóm nhỏ.

Bài giảng thiếu máu và thai nghén

Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).

Những nét cơ bản của môn sản phụ

Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.

Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nam giới

Vai trò của nhân viên y tế là cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về những thuận lợi, bất lợi cũng như cách sử dụng của mỗi phương pháp

Bài giảng suy thai cấp tính trong chuyển dạ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe doạ sinh mạng thai, sức khoẻ thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh.

Bài giảng giác hút sản khoa

Trên thế giới việc đánh giá lợi ích và tác dụng của giác hút có nhiều điểm khác nhau, nên tình hình sử dụng cũng khác nhau. Ớ Bắc Mỹ giác hút ít được sử dụng.

Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng vệ sinh thai nghén

Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.

Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản

Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa

Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.

Bài giảng tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng

Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình trám, nằm phía trước. Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ lam- đa () , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.

Bài giảng thai già tháng

Khoảng 3- 12% thai nghén vượt quá tuần 42, nhưng thực tế thì tỷ lệ thai già tháng không vượt quá 4% (do không nhớ ngày kinh cuối cùng chính xác, hoặc thời gian phóng noãn chậm).

Bài giảng cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước

Ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng còn chắc (đẻ ít), bộ phận sinh dục không có dị dạng, còn thai nhi, ối, rau cũng bình thường.

Bài giảng u nguyên bào nuôi

Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.

Bài giảng sẩy thai

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).

Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng vòng kinh không phóng noãn

Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn-RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH.

Bài giảng ngôi trán trong sản khoa

Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.

Bài giảng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.

Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV

Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV.