Những nét cơ bản của môn sản phụ

2012-10-31 10:00 AM

Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Môn phụ sản là môn học về các bệnh của riêng người phụ nữ bao gồm các bệnh của bộ máy sinh dục và tất cả những gì liên quan đến bộ máy sinh dục nữ. Trước đây nội dung học tập của môn phụ sản chỉ gồm 2 phần:

Phụ khoa: Bệnh của bộ máy sinh dục ngoài thời kỳ thai nghén, sinh đẻ

Sản khoa: Là tình trạng thai nghén, sinh đẻ và các bệnh lý liên quan đến sinh đẻ.

Ngày nay khoa học đã phát triển hơn nhiều, nội dung của môn phụ sản mở rộng ra bao gồm có 4 phần:

Phụ khoa.

Sản khoa.

Sơ sinh sớm: Trong 7 ngày đầu sau khi đẻ.

Kế hoạch hóa gia đình: Các nội dung giúp cho cặp vợ chồng có thể chủ động về số con, thời gian sinh con bao gồm các biện phá tránh thai, các biện pháp đình chỉ thai trong trường hợp xảy ra thai nghén ngoài ý muốn và điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng bị vô sinh.

Phần sản khoa

Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.

Sản thường nghiên cứu về cơ chế thụ thai, sự phát triển của thai và phần phụ của thai, các biến đổi của cơ thể người mẹ trong thai kỳ, cơ chế chuyển dạ, cơ chế đẻ và những thay đổi để trở về bình thường của cơ quan sinh dục trong thời kỳ hậu sản.

Sản khó nghiên cứu các trường hợp đẻ khó vì các nguyên nhân khác nhau làm cho cuộc đẻ diễn ra không bình thường, phải có sự can thiệp tích cực của người cán bộ y tế. Nguyên nhân gây ra đẻ khó có thể là từ phía người mẹ, từ phía thai hay do các phần phụ của thai.

Sản bệnh lý nghiên cứu diễn biến thai nghén ở những phụ nữ bị mắc các bệnh lý sẵn có trước khi có thai hay một số bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ.

Trong sản khoa nổi bật lên là vấn đề cấp cứu như: cấp cứu băng huyết, cấp cứu sang chấn sản khoa, cấp cứu nhiễm khuẩn sản khoa. Băng huyết vẫn luôn là nguy cơ hàng đầu đe doạ tử vong của người mẹ. Hầu hết các cấp cứu trong sản khoa là vô cùng cấp thiết. Quyết định xử trí rất linh hoạt và thay đổi từng giờ, từng phút tuỳ theo diễn biến của chuyển dạ. Mục đích chính của sản khoa là “mẹ tròn, con vuông”, mẹ an toàn và con khỏe mạnh.

Phần phụ khoa

Bệnh lý bộ phận sinh dục nữ ngoài thời kỳ sinh đẻ kể cả bệnh lý tuyến vú. Tình trạng sinh lý và bệnh lý của phụ nữ trải qua nhiều thời kỳ: trẻ em, tuổi vị thành niên với biểu hiện dậy thì, tuổi hoạt động sinh sản, tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh,tuổi già. Trong từng giai đoạn bệnh lý có thể là các khối u bao gồm cả u lành tính và u ác tính, các bệnh lý do rối loạn nội tiết. Một số bộ phận của phụ khoa như:

Phụ khoa khối u lành tính mà phổ biến là khối u của tử cung, buồng trứng và tuyến vú.

Phụ khoa khối u ác tính (ung thư cơ quan sinh dục nữ) như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú. Có một loại khối u ác tính đặc biệt cũng được xếp vào đây đó là bệnh lý tế bào nuôi, khá phổ biến ở Việt Nam.

Phụ khoa nội tiết bao gồm các bệnh lý do nguyên rối loạn nội tiết gây ra mà chủ yếu hay gặp rối loạn kinh nguyệt và rối loạn chức năng phóng noãn của buồng trứng gây ra vô sinh

Phần sơ sinh

Nghiên cứu về sơ sinh bình thường và sơ sinh bệnh lý trong vòng 7 ngày đầu sau khi sinh. Bao gồm các nội dung:

Hồi sức thai và hồi sức sơ sinh.

Sơ sinh non tháng.

Sơ sinh bệnh lý.

Nội dung sơ sinh là vùng giáp danh giữa sản khoa và nhi khoa, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ của chuyên ngành sản và cán bộ chuyên ngành nhi.

Phần kế hoạch hóa gia đình

Nghiên cứu các phương pháp giúp cho các cặp vợ chồng có thể tự quyết định được số con và thời gian sinh con theo ý muốn. Cụ thể là sử dụng các biện pháp tránh thai cho các cặp vợ chồng dễ dàng có thai đồng thời điều trị cho các cặp vợ chồng bị vô sinh. Phần kế hoạch hóa gia đình gồm có những nội dung sau:

Dân số học để thấy được bức tranh về dân số của nước ta, tốc độ tăng dân số, qui mô và chất lượng dân số.

Các biện pháp tránh thai có thể áp dụng được ở Việt Nam

Các biện pháp đình chỉ thai nghén áp dụng trong trường hợp có thai ngoài ý muốn.

Chẩn đoán và điều trị vô sinh áp dụng cho các cặp vợ chồng bị vô sinh với mục đích đem lại hạnh phúc cho các gia đình còn chưa có con.

Ngày nay nội dung học tập của môn phụ sản chính là nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ vì nó bao gồm việc chăm lo sức khỏe cho người phụ nữ từ thủa dậy thì qua thời kỳ hoạt động sinh sản đến thời kỳ mãn kinh và bước vào tuổi già nghĩa là suốt cuộc đời người phụ nữ từ khi sinh ra cho đến khi chết.

Một số đặc điểm của môn học

Đối tượng là nữ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vì thế cán bộ y tế trong chuyên ngành sản cũng như sinh viên khi học tập môn học này càng phải nâng cao ý thức thương yêu người bệnh, đối xử nhẹ nhàng, nâng niu, ân cần khi tiếp xúc với người bệnh. Chuyên ngành phụ sản đòi hỏi tính tế nhị trong khi tiếp xúc rất cao.

Nhiều câu chuyện trong chuyên ngành sản là những câu chuyện hết sức thầm kín, riêng tư. Trong nhiều trường hợp nếu để lộ ra thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. Chính vì thế bí mật nghề nghiệp lại càng trở lên hết sức quan trọng. Sự kín đáo từ khi hỏi bệnh cho tới khi thăm khám. Quá trình thăm khám của chuyên ngành sản là tiến hành thăm khám ở những nơi kín đáo nhất của người phụ nữ (vú và bộ phận sinh dục)

Sản khoa là hai tính mạng: Tính mạng người mẹ và tính mạng của bào thai nằm trong bụng mẹ. Quyền lợi của cả hai tính mạng đều được xem xét mỗi khi có quyết định thái độ xử trí. Trong từng trường hợp cụ thể có thể ưu tiên quyền lợi đến một chừng mực nào đó cho từng bên.

Mang thai và sinh đẻ trong phần lớn các trường hợp là hiện tượng sinh lý, được thai phụ và mọi người xung quanh mong ngóng, chờ đón. Chính vì vậy bất kỳ một biến cố hay rủi ro nào đều có thể gây ra những mất mát vô cùng lớn, dễ dàng dẫn đến đến thắc mắc của thai phụ và người thân trong gia đình.

Bài viết cùng chuyên mục

Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV

Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV.

Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô

Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ

Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nam giới

Vai trò của nhân viên y tế là cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về những thuận lợi, bất lợi cũng như cách sử dụng của mỗi phương pháp

Bài giảng sự dậy thì

Mặc dầu yếu tố quyết định chính tuổi dậy thì là di truyền, cũng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu dậy thì và sự phát triển dậy thì như địa dư nơi ở, sự tiếp xúc với ánh sáng, sức khoẻ chung, dinh dưỡng và yếu tố tâm lý.

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Nhiễm trùng da và niêm mạc sơ sinh

Nói chung hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối vói trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ.

Bài giảng chăm sóc và quản lý thai nghén

Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.

Bài giảng khối u đệm buồng trứng

Khối u đệm buồng trứng thường là lành tính, hoặc độ ác tính thấp. Khoảng 50% khối u đệm buồng trứng là không có hoạt động nội tiết và hàu hết khối u đệm buồng trứng là u tế bào hạt (granualosa cell tumors).

Bài giảng rong kinh rong huyết

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.

Bài giảng gây mê gây tê cho mổ lấy thai

Thai nghén làm cơ thể mẹ có những thay đổi quan trọng nhằm thích nghi với điều kiện sinh lý mới. Những thay đổi này liên quan đến các hormon, sự tiến triển của tử cung có thai và tăng nhu cầu của chuyển hoá.

Bài giảng ung thư buồng trứng và thai nghén

Ung thư buồng trứng đối và thai nghén hiếm gặp do những tổn thương tại buồng trứng không gây có thai được. Sự chẩn đoán sớm thường khó khăn. Bệnh chỉ được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc có biến chứng phải mổ cấp cứu.

Bài giảng nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) ba tháng đầu thai kỳ

Những thai phụ có những tổn thương cũ ở đường tiêu hoá như: viêm ruột thừa, bệnh đường mật, viêm loét dạ dày tá tráng, khi có thai dễ gây ra phản xạ nôn và nôn.

Bài giảng sa sinh dục

Sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.

Bài giảng ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là khối u ác tính đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, thường xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ của cổ tử cung.

Bài giảng sức khỏe sinh sản vị thành niên

Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người.

Bài giảng tia xạ và thai nghén

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X

Bài giảng dân số kế hoạch hóa gia đình

Dân số - kế hoạch hóa gia đình - Bảo vệ bà mẹ trẻ em có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Làm tốt công tác về dân số kế hoạch hóa gia đình.

Bài giảng đẻ khó do khung chậu

Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.

Bài giảng sốc trong sản khoa

Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng, mệt mỏi

Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.

Bài giảng vệ sinh thai nghén

Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.

Bài giảng thai nghén có nguy cơ cao

Thông qua bệnh sử giúp các thầy thuốc phát hiện đ­ược các yếu tố nguy cơ và xử trí sớm đư­ợc các yếu tố nguy cơ. Việc khai thác bệnh sử một cách liên tục giúp cho thầy thuốc phát hiện đư­ợc những tình trạng bệnh tiến triển khi có thai mới bộc lộ ra.

Bài giảng nôn do thai nghén

Nguyên nhân gây nôn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó có liên quan đến nồng độ hormon tăng cao trong 3 tháng đầu của thai nghén mà chủ yếu là nồng độ estrogen, progesteron và HCG.

Bài giảng sản giật

Sau cơn co giật toàn thân, bệnh nhân thở vào được một hơi dài, tình trạng thiếu oxy tạm thời chấm dứt. Nhưng sau đó lại có những cơn kích động, nét mặt lại nhăn nhúm.