- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng vệ sinh kinh nguyệt
Bài giảng vệ sinh kinh nguyệt
Người ta thường nói, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ người phụ nữ, do đó khi có kinh nguyệt, cần phải giữ vệ sinh cần thiết để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý, trong đó mỗi tháng một lần người phụ nữ ra huyết từ tử cung qua âm đạo, âm hộ ra ngoài. Thời gian ra huyết kinh chừng 3 - 6 ngày, khối lượng chừng 100g, ra từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh.
Người ta thường nói, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ người phụ nữ, do đó khi có kinh nguyệt, cần phải giữ vệ sinh cần thiết để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục. Ngoài ra khi có kinh, người phụ nữ có thể thấy khó chịu, mệt mỏi. Máu từ tử cung ra ngoài âm hộ càng làm cho người phụ nữ khó chịu. Máu kinh lại là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi đó cổ tử cung lại hé mở nên viêm nhiễm đường sinh dục rất có thể xảy ra. Bởi vậy, vệ sinh kinh nguyệt là việc cần thiết giúp người phụ nữ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.
Vệ sinh kinh nguyệt
Phải giữ vệ sinh vùng âm hộ khi có kinh
Vì máu kinh ra suốt ngày và đêm, ra trong lúc làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Máu kinh là máu không đông, thường đọng trong âm đạo và ngay cả khi ra đến âm hộ vẫn còn có thể đọng lại ở vùng tiền đình, giữa các môi sinh dục, làm cho người phụ nữ cảm giác nhớp nháp, bẩn thỉu, đôi khi ngứa ngáy. Ngoài ra khi đi tiểu hay đi ngoài, phân và nước tiểu có thể đọng lại ở âm hộ, làm tăng thêm khả năng nhiễm khuẩn.
Bởi vậy, muốn sạch sẽ phải rửa âm hộ, đóng khố và thay khố luôn.
Phải thay rửa nhiều lần khi có kinh nguyệt
Mỗi ngày tuỳ huyết ra nhiều hay ít mà rửa vùng âm hộ, lau khô và thay khố. ít nhất cũng phải thay rửa 3 lần một ngày.
Nước rửa phải là nước sạch: Nước máy, nước giếng. Không được rửa bằng nước ao, nước sông. Mùa rét nên rửa bằng nước ấm.
Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước, hoặc cho nước vào một ấm đổ dội. Không được rửa bằng cách ngâm vào chậu.
Rửa cả vùng âm hộ và tầng sinh môn. Có thể rửa bằng xà phòng, tốt nhất bằng dung dịch vệ sinh chuyên dùng (dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương hoặc loại khác). Bao giờ cũng rửa từ âm hộ rồi mới rửa tới bẹn, dùi, cuối cùng mới rửa đến hậu môn và mông.
Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch lau khô vùng âm hô, tầng sinh môn.
Phải đóng khố sạch
Việc đóng khố là cần thiết để máu kinh thấm vào khố, không dây ra đùi, bẹn, mất vệ sinh. Bởi vậy khố nên làm bằng vải bông, vải xô hay gạc, bông, có bọc vải xung quanh. Nếu là vải xô sử dụng nhiều lần thì phải ngâm giặt bằng xà phòng, phơi ở nơi thoáng có nắng, khi khô nên dùng bàn là nóng là đi một lượt rồi gấp lại.
Hiện nay có những băng vệ sinh bán sẵn để đóng khố, dùng một lần không cần giặt. Khi dùng xong, gói vào giấy rồi bỏ vào thùng rác. Ngoài ra còn loại khố bán sẵn thành một cục, đút khố sâu vào trong âm đạo, khi thấm đầy máu kinh thì rút ra bằng đầu dây có sẩn, Loại khố này chỉ dành cho các diễn viên cần biểu diễn đúng ngày có kinh; đối với chị em phụ nữ đi làm, đi học bình thường không nên dùng vì dễ gây viêm nhiễm.
Các vấn đề cần chú ý khi có kinh nguyệt
Tắm: Có thể tắm bình thường, nhưng dội nước, không ngâm mình vào bể tắm. Trời rét nên tắm nước ấm và không tắm quá lâu. Tuyệt đối không tắm ở hồ, ao, bể bơi vì phải ngâm mình trong nước, dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng.
Thụt âm đạo: Không đươc thụt rửa âm đạo khi có kinh, chỉ cần rửa ngoài là đủ.
Giao hợp: Nên kiêng giao hợp khi đang có kinh vì bộ phận sinh dục đang bị xung huyết, và khi có kinh dễ bị lây bệnh từ nam sang nữ và ngược lại.
Ăn uống: Ăn uống bình thường, tránh các chất gia vị kích thích có thể gây xung huyết vùng tiểu khung.
Làm việc, học tập: Có thể làm việc và đi học bình thường. Nên tránh các công việc quá nặng nhọc, tránh việc phải ngâm mình trong nước.
Tóm lại, vệ sinh khi có kinh nguyệt là việc cần thiết để tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do vi khuẩn từ âm hộ, âm đạo đi ngược lên tử cung, vòi trứng, gây ra các bệnh tật ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự sinh đẻ của phụ nữ. Bởi vậy, tại các trường học, các cơ quan, công trường, nhà máy cần có phòng vệ sinh kinh nguyệt để chị em có thể rửa và thay khăn vệ sinh trong những ngày hành kinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng sốt rét và thai nghén
Sốt rét là một bệnh nguy hiểm đặc biệt là sốt rét ác tính, vì nó đe dọa tính mạng của sản phụ và thai nhi. Người ta nhận thấy tiên lượng thường xấu đối với người có thai con so bị bệnh sốt rét ác tính.
Bài giảng ngôi trán trong sản khoa
Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.
Bài giảng vệ sinh thai nghén
Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.
Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai
Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.
Bài giảng vô khuẩn trong sản khoa
Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn.
Sử dụng progestin trong sản phụ khoa
Đế giúp phát triển và tăng hoạt động sinh lý của tử cung cũng như của niêm mạc tử cung, người ta hay dùng các progestin tự nhiên như progesteron, hoặc gần giống tự nhiên như 17-hydroxyprogesteron.
Bài giảng sự dậy thì
Mặc dầu yếu tố quyết định chính tuổi dậy thì là di truyền, cũng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu dậy thì và sự phát triển dậy thì như địa dư nơi ở, sự tiếp xúc với ánh sáng, sức khoẻ chung, dinh dưỡng và yếu tố tâm lý.
Bài giảng tổn thương lành tính cổ tử cung
Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.
Bài giảng Sarcoma tử cung
Sarcoma tử cung thì hiếm, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa.
Bài giảng đẻ khó cơ giới
Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.
Bài giảng thăm dò trong phụ khoa
Trong dịch âm đạo có các tế bào biếu mô của âm đạo đã bong, có trực khuẩn Doderlein giúp cho sự chuyển glycogen thành acid lactic có tác dụng bảo vệ âm đạo.
Bài giảng đẻ non
Tất cả những thuốc này chỉ có thể kéo dài thời gian mang thai trong một khoảng thời gian hạn chế từ 2 đến 7 ngày, đây là khoảng thời gian để sử dụng steroid.
Bài giảng biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo, đưa hai ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa hai ngón tay cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt.
Bài giảng vỡ tử cung
Vỡ tử cung không hoàn toàn (còn gọi vỡ tử cung dưới phúc mạc): Tổn thương từ niêm mạc đến rách cơ tử cung nhưng phúc mạc còn nguyên, thường gặp vỡ ở đoạn dưới.
Bài giảng vô kinh (không hành kinh)
Theo định nghĩa, vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian quy định. Thời gian ấy là 18 tuổi đối với vô kinh nguyên phát, là 3 tháng nếu đã từng hành kinh đều, hoặc 6 tháng nếu đã từng hành kinh không đều trong tiền sử, đối với vô kinh thứ phát.
Bài giảng chẩn đoán dị dạng trước sinh
Trong gia đình có người bị mắc bệnh di truyền, đặc biệt lưu ý các bệnh di truyền liên quan đến giới tính, bệnh lý chuyển hoá và một số tình trạng thiếu hụt miễn dịch di truyền.
Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai
Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.
Bài giảng nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) ba tháng đầu thai kỳ
Những thai phụ có những tổn thương cũ ở đường tiêu hoá như: viêm ruột thừa, bệnh đường mật, viêm loét dạ dày tá tráng, khi có thai dễ gây ra phản xạ nôn và nôn.
Tư vấn cho người nhiễm HIV
Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.
Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú
Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.
Bài giảng u nguyên bào nuôi
Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.
Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung
Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).
Bài giảng sử dụng thuốc trong thời kỳ có thai
Nguy cơ của thuốc là khác nhau, tuỳ theo giai đoạn thai nghén. Nguy cơ gây dị dạng, gây độc cho thai và gây ung thư là những nguy cơ chủ yếu trong 3 tháng đầu.
Bài giảng u tuyến vú và thai nghén
Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.
Bài giảng tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng
Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình trám, nằm phía trước. Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ lam- đa () , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.