Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

2014-11-26 08:02 AM

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ung thư tử cung

Ung thư tử cung bao gồm hai loại:

Ung thư nội mạc tử cung: thường gặp.

Ung thư thân tử cung: ít hơn.

Ung thư nội mạc do tổ chức ung thư phát triển từ niêm mạc của tử cung đã làm biến loạn cấu trúc vi thể của nội mạc tử cung, thay đổi môi trường của buồng tử cung, vì vậy thai không thể làm tổ và phát triển được.

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép, lấn chiếm buồng tử cung nên không có thai được.

Ung thư tử cung thường gặp ở người sau mãn kinh, vì vậy tỉ lệ gặp trong thai nghén là rất hiếm.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp, đứng thứ hai sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung được chia làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 0: tổ chức ung thư còn nằm trong tế bào (CIN III hoặc CIS).

Giai đoạn 1: ung thư khu trú ở cổ tử cung.

Giai đoạn 2: ung thư xâm lấn quá cổ tử cung nhưng chưa đến thành xương chậu hay chưa tới 1/3 âm đạo.

Giai đoạn 3: ung thư đã lan thành xương chậu hoặc một phần dưới âm đạo.

Giai đoạn 4: ung thư xâm lấn đến bàng quang hay trực tràng.

Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến thai nghén

Ở giai đoạn 0, do ung thư chỉ nằm trong tế bào, vì vậy không ảnh hưởng đến sự có thai. Nếu có thai vẫn có thể phát triển cho đến đủ tháng. Tuy nhiên, do phải cắt cụt hoặc khoét chóp cổ tử cung để điều trị nên có tác động đến thai nghén.

Cắt cụt hoặc khoét chóp cổ tử cung sẽ gây nên hở eo tử cung, dẫn đến sảy thai liên tiếp.

Khi khâu vòng để điều trị hở eo ở những trường hợp như vậy sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những trường hợp không phải cắt cụt hoặc khoét chóp cỗ tử cung do ung thư cỗ tử cung.

Khi thai lớn, nguy cơ đẻ non cao hơn.

Ung thư giai đoạn 1 vẫn có thể có thai được, nhưng do yêu cầu điều trị phải đình chỉ thai nghén.

Do ra máu kéo dài làm cho thai phụ thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi nhẹ cân, thiếu máu, gây đẻ non.

Ở những giai đoạn muộn hơn, do tổn thương rộng lớn ở cổ tử cung nên thường không thê có thai được. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp phát hiện ra ung thư khi thai đã lớn, nhưng vẫn phải đình chỉ thai nghén để điều trị ung thư cho nên gây sấy thai hay mo lấy thai làm trẻ sơ sinh nằm trong tình trạng non yếu và tỉ lệ tử vong cao.

Do tổn thương ở cổ tử cung ngăn cản sự tiến triển của ngôi thai và không thể đẻ qua đường âm đạo được hoặc gây chảy máu, vì vậy phải mổ lấy thai.

Thai nghén ảnh hưởng đến ung thư cổ tử cung

Khi có thai, thai phụ giảm miễn dịch làm cho bệnh phát triển nhanh hơn và nặng hơn.

Vì những lý do muốn giữ thai cho đến đủ tháng, vì vậy đã trì hoãn thời gian điều trị tích cực bằng phẫu thuật cũng như bổ sung bằng hoá chất hoặc xạ trị đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị.

Trong giai đoạn 1, phải phá thai trước khi phẫu thuật hay tia xạ, sự nong nạo đã làm tổn thương cổ tử cung, làm cho tổ chức ưng thư có điều kiện lan đi xa hơn.

Sau khi sinh, phải chờ hết thời kỳ hậu sản để tử cung trở về giải phẫu bình thường cũng như hồi phục sức khoẻ sau đẻ mới tiến hành điều trị ung thư đã làm chậm thời gian điều trị.

Điều trị

Giai đoạn 0: nếu bệnh nhân còn trẻ, có nguyện vọng muốn có con, chỉ định khoét chóp hoặc cắt cụt cố tử cung. Người ta nghiêng về khoét chóp nhiều hơn là cắt cụt co tử cung, vì hậu quả sản khoa ít nặng nề hơn. Nhưng thực hiện chỉ định này phải đảm bảo hai điều kiện bắt buộc:

Kết quả giải phẫu bệnh phải khẳng định đã lấy hết được tổ chức bệnh.

Bệnh nhân phải được xét nghiệm tế bào học cổ tử cung 6 tháng một lần để phát hiện sớm những tế bào bất thường.

Giai đoạn 1: đình chỉ thai nghén tiến hành điều trị ung thư sớm. Một số trường phải điều trị bằng tia xạ để khu trú tổn thương tại cổ tử cung, thai nhi sẽ chết, nạo hút thai xong tiến hành phẫu thuật và tia xạ.

Những giai đoạn muộn hơn, nếu muốn giữ thai, chờ đủ tháng, mổ lấy thai, cắt tử cung hoàn toàn, chờ ổn định, sau mổ sẽ xạ trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa

Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.

Bài giảng thai nghén có nguy cơ cao

Thông qua bệnh sử giúp các thầy thuốc phát hiện đ­ược các yếu tố nguy cơ và xử trí sớm đư­ợc các yếu tố nguy cơ. Việc khai thác bệnh sử một cách liên tục giúp cho thầy thuốc phát hiện đư­ợc những tình trạng bệnh tiến triển khi có thai mới bộc lộ ra.

Bài giảng sự dậy thì

Mặc dầu yếu tố quyết định chính tuổi dậy thì là di truyền, cũng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu dậy thì và sự phát triển dậy thì như địa dư nơi ở, sự tiếp xúc với ánh sáng, sức khoẻ chung, dinh dưỡng và yếu tố tâm lý.

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Bài giảng u tuyến vú và thai nghén

Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.

Bài giảng rong kinh rong huyết tiền mãn kinh

Nhiều khi gọi tắt là rong kinh tiền mãn kinh. Thực ra, có thể ban đầu là rong kinh, về sau huyết ra kéo dài, chảy máu không còn theo cơ chế kinh nguyệt nữa mà do thương tổn (viêm) ở niêm mạc tử cung và là rong huyết.

Bài giảng u nang buồng trứng

Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

Bài giảng ngôi mông trong sản khoa

Trong hai quý đầu của thai kỳ, đầu thai nhi to hơn mông nên đầu thai thường nằm phía đáy tử cung. Sang quý III, mông thai nhi phát triển nhanh và to hơn đầu.

Bài giảng ung thư âm hộ

Âm hộ và vùng bẹn bản chất tự nhiên ẩm ướt đó là điều kiện thuận lợi để hấp thu những chất ngoại lai qua da vùng âm hộ, mức độ hấp thu phụ thuộc vào tình trạng ẩm ướt.

Bài giảng dị dạng sinh dục

Sự biệt hoá cơ quan sinh dục củng là một phần biệt hoá của cơ quan tiêt niệu cho phép giải thích và phân loại các dị dạng sinh dục. Tuần thứ 3 - 17 thai nhi sau khi biệt hoá đường tiết niệu hoàn toàn sẽ bắt đầu biệt hoá đường sinh dục. Tính cả hai quá trình này có thể chia làm 4 giai đoạn:

Bài giảng phù phổi cấp trong sản khoa

Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tim trong đó điển hình nhất là hẹp van 2 lá với biến chứng chủ yếu của nó là phù phổi (70-90%). Hẹp càng khít bệnh càng nặng và biến chứng càng nhiều.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng sản giật

Sau cơn co giật toàn thân, bệnh nhân thở vào được một hơi dài, tình trạng thiếu oxy tạm thời chấm dứt. Nhưng sau đó lại có những cơn kích động, nét mặt lại nhăn nhúm.

Bài giảng vô sinh

Bình thường sau một năm chung sống khoảng 80 – 85% các cặp vợ chồng có thể có thai tự nhiên. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 – 15 % các cặp vợ chồng.

Bài giảng triệt sản nam nữ

Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.

Bài giảng đau bụng kinh (thống kinh)

Thống kinh là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.

Bài giảng ngôi trán trong sản khoa

Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.

Bài giảng sự chuyển dạ

Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân phát sinh những cơn co chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Nhiễm trùng da và niêm mạc sơ sinh

Nói chung hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối vói trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ.

Bài giảng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.

Bài giảng rong kinh rong huyết

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.

Bài giảng song thai (thai đôi)

Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.

Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.