Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén

2014-11-26 08:15 AM

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tỉ lệ gặp khoảng từ 5 - 20%.

Ảnh hưởng của u xơ tử cung với thai nghén

Vô sinh

Hiện nay không có tỉ lệ chính xác về vô sinh nguyên nhân do u xơ tử cung, nhưng u xơ tử cung chắc chắn gây vô sinh.

Khối nhân xơ to ở góc tử cung chèn ép vào vòi trứng, làm giãn căng và chèn ép vào vòi trứng gây nên hiện tượng "tắc cơ năng", không cho tinh trùng gặp noãn.

Khối nhân xơ to dưới niêm mạc, choán hết buồng tử cung, trứng không còn nơi làm tổ nên sẩy rất sớm.

Trong thời kỳ có thai

Sẩy thai sớm: khi khối nhân xơ chưa chiếm toàn bộ buồng tử cung, phôi thai vẫn làm tổ và phát triển được một thời gian. Khi thai đã lớn, tử cung bị kích thích, có những cơn co và thai bị tống ra ngoài, sẩy thai sớm thường xảy ra trong ba tháng đầu.

Sẩy thai muộn: thường xảy ra trong ba tháng giữa. Khối nhân xơ chỉ chiếm một phần buồng tử cung, khi thai to sẽ kích thích và đây thai ra ngoài.

Đẻ non: xảy ra ở tuổi thai từ 7 tháng trở lên, lúc này thai quá to, làm căng tử cung, kích thích gây đẻ nen. Cũng có khi khối u xơ to chèn ép vào tử cung gây sẩy thai hoặc đẻ non.

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng và thường bị chẩn đoán nhầm với u nang buồng trứng. Xoắn cuống nhân xơ cung có thể kích thích tử cung co bóp hoặc phải mổ cấp cứu dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.

Trong thời kỳ chuyển dạ

Rối loạn cơn co khi chuyển dạ: do nhân xơ ngăn cản sự dẫn truyền của cơn co, nhiều khi làm cho cơn co có chiều hưóng ngược trở lại, kết quả là chuyển dạ bị kéo dài dẫn đến suy thai.

Khối u tiền đạo: những khối u xơ nhỏ, nằm ở đoạn eo tử cung, hoặc khối nhân xơ có cuống dài, rơi xuống eo tử cung tạo thành khôi u tiên đạo, ngăn cản sự tiến triển của ngôi thai gây đẻ khó.

Cản trở bong rau do rối loạn cơn co nên rau bong không hoàn toàn, gây sót rau.

Cũng do rối loạn cơn co, làm tử cung co hồi không tốt, dẫn đến đờ tử cung gây chảy máu trong thòi kỳ bong rau hay sau sô rau.

Hoại tử nhiễm khuẩn xảy ra ỏ thời kỳ hậu sản, thường gặp những nhân xơ dưới niêm mạc.

Ảnh hưởng của thai nghén đối với u xơ

Khi có thai thường khó chẩn đoán ngoại trừ nhân xơ từ 6cm trở lên.

Thai nghén làm tăng nồng độ progesteron do rau thai bài tiết r'a làm cho nhân xơ thấm nước nên mềm ra, có thế gây hoại tử vô khuấn.

Hoại tử vô khuẩn là do thiểu năng tuần hoàn nên tổ chức khối u bị thiếu dinh dưỡng. Hoại tử bắt đầu từ trung tâm rồi lan rộng dần ra phía vỏ của khối u.

Tử cung bệnh nhân đau bụng và ngày càng tăng lên, nhưng không sốt. Đau khu trú tại tử cung. Neu nhân xơ nằm ở phía trước thì có thể thấy được vị trí nhân xơ là một khối mềm ấn đau. Neu nằm phía sau không thể thấy được.

Hình ảnh siêu âm là một khối thường nằm ở thành tử cung, có âm vang đậm, khác biệt với cơ tử cung hoặc vùng thưa âm vang, hoặc âm vang không đồng nhất ở vùng trung tâm khối u hoặc ở vị trí có nhân xơ bị hoại tử. Nếu có hiện tượng chảy máu thì vùng không có âm vang có hình dạng to nhỏ không đều, bờ của khối hoại tử không đều và có thể thoái hoá đỏ hay vàng.

Điều trị

Trong thời kỳ thai nghén

Xoắn cuống nhân xơ: mổ cấp cứu, cắt bỏ nhân xơ bị xoắn. Khi mổ phải cho thuôc giảm co tử cung trước và sau mổ ít nhất một tuần, tránh chạm vào tử cung đê tứ cung không bị kích thích gây cơn co.

Hoại tử vô khuẩn: nghỉ ngơi, giảm đau loại không ảnh hưởng đến thai nghén. Nếu có sốt phải điều trị bằng kháng sinh.

Những trường hợp mổ lấy thai

Chỉ nên cắt tử cung bán phần nếu khối nhân xơ to, hoặc cắt khối nhân xơ có cuống.

Chỉ được bóc nhân xơ nhỏ, đường kính 2-3cm, không bóc những nhân xơ to vì nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn sau mổ.

Trong khi có thai, chỉ mổ khi hoại tử vô khuẩn đã điều trị nội khoa tích cực mà không có kết quả. xử trí đối với thai nhi phụ thuộc vào tình trạng và yêu cầu của từng bệnh nhân.

Sau mổ bao giò cũng phải dùng kháng sinh liều cao để chống nhiễm khuẩn.

Trong thời kỳ sổ rau

Nên bóc rau, kiểm soát tử cung, tiêm oxytocin để chống đờ tử cung gây chảy máu, nếu cần thiết phải truyền máu tươi.

Nếu đã điều trị tích cực sau 20 - 30 phút vẫn không cầm máu, phải mổ cắt tử cung, không nên chần chừ, mất máu nhiều sẽ gây rối loạn đông máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.

Bài giảng chửa ngoài tử cung

Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.

Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.

Bài giảng gây mê gây tê cho mổ lấy thai

Thai nghén làm cơ thể mẹ có những thay đổi quan trọng nhằm thích nghi với điều kiện sinh lý mới. Những thay đổi này liên quan đến các hormon, sự tiến triển của tử cung có thai và tăng nhu cầu của chuyển hoá.

Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Bài giảng chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ bao gồm tất cả các trường hợp sản phụ bị chảy máu âm đạo vì bất kỳ nguyên nhân gì khi chuyển dạ, trước và sau khi thai ra khỏi tử cung trong vòng 6 giờ đầu sau khi đẻ.

Bài giảng sinh lý kinh nguyệt

Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc.

Bài giảng ngôi trán trong sản khoa

Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng viêm âm đạo cổ tử cung

Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng dân số kế hoạch hóa gia đình

Dân số - kế hoạch hóa gia đình - Bảo vệ bà mẹ trẻ em có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Làm tốt công tác về dân số kế hoạch hóa gia đình.

Bài giảng biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo, đưa hai ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa hai ngón tay cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt.

Bài giảng sản giật

Sau cơn co giật toàn thân, bệnh nhân thở vào được một hơi dài, tình trạng thiếu oxy tạm thời chấm dứt. Nhưng sau đó lại có những cơn kích động, nét mặt lại nhăn nhúm.

Bài giảng rong kinh rong huyết

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng thăm dò trong phụ khoa

Trong dịch âm đạo có các tế bào biếu mô của âm đạo đã bong, có trực khuẩn Doderlein giúp cho sự chuyển glycogen thành acid lactic có tác dụng bảo vệ âm đạo.

Bài giảng vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn đề.

Bài giảng đa thai (nhiều thai)

Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Bài giảng viêm ruột thừa khi mang thai

Chẩn đoán viêm ruột thừa trong lúc mang thai thường khó khăn hơn bình thường vì điểm đau không điển hình; đặc biệt nếu viêm ruột thừa xảy ra trong chuyển dạ.

Bài giảng thiếu máu và thai nghén

Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).

Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Bài giảng tổn thương lành tính cổ tử cung

Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.

Bài giảng nôn do thai nghén

Nguyên nhân gây nôn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó có liên quan đến nồng độ hormon tăng cao trong 3 tháng đầu của thai nghén mà chủ yếu là nồng độ estrogen, progesteron và HCG.