Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh

2013-04-14 01:15 PM

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Tử vong mẹ là tử vong của người phụ nữ trong khi mang thai hoặc trong vòng 42 ngày sau khi kết thúc thai kỳ, không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm mang thai, do bất kỳ nguyên nhân nào có liên quan hoặc bị nặng lên bởi quá trình mang thai hoặc quản lý thai nghén. Các nguyên nhân tử vong mẹ trong trường hợp này không bao gồm các nguyên nhân do tai nạn hoặc sự cố bất ngờ" (Tổ chức Y tế Thế giới WHO 1990).

Tử vong của bà mẹ

Tình hình bệnh tật và tử vong mẹ

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển. Thống kê trên thế giới cho thấy một con số ước tính 529.000 phụ nữ chết hàng năm do các nguyên nhân liên quan tới thai nghén. Bên cạnh đó số trường hợp phụ nữ khác bị các ảnh hưởng sức khoẻ như tổn thương đường sinh dục, nhiễm khuẩn và tàn tật trong quá trình mang thai hoặc khi sinh đẻ cao gấp 20 lần so với tử vong mẹ. Điều này có nghĩa ít nhất 10 triệu phụ nữ mỗi năm bị ảnh hưởng đến sức khoẻ do sinh đẻ.

Những phụ nữ đã từng bị suy dinh dưỡng mãn tính trong quá trình phát triển dễ có nguy cơ đẻ khó khi chuyển dạ. Thiếu máu cũng là yếu tố chỉ báo nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng máu trong khi sinh nở và đã được xác định ít nhất trong 20% các trường hợp tử vong mẹ ở các nước đang phát triển.

Các yếu tố gây ra bệnh tật và tử vong ở mẹ cũng ảnh hưởng tới khả năng sống sót của bào thai và trẻ sơ sinh, dẫn tới khoảng 8 triệu tử vong sơ sinh hàng năm (khoảng một nửa số này là tử vong bào thai).

Bảng:  Tỉ lệ tử vong mẹ theo vùng

Vùng

Tỉ lệ tử vong( /100.000 trẻ sơ sinh sống)

Toàn Thế giới

400

Châu Phi

830

Châu A

330

Châu Âu

24

Tây Âu

17

Châu Mỹ La tinh

190

Bắc Mỹ

8

Úc và New Zealand

6

Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong mẹ năm 2000 được ước tính 130 ca tử vong trên 100.000 ca sinh sống. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các vùng sâu, vùng cao. Sự khác biệt giữa các vùng tử vong mẹ cũng rất cao: Tây Nguyên: 418/100.000, vùng núi phía Bắc 298/100.000, vùng ven biển phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long là 200/100.000. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do năm tai biến sản khoa, đứng đầu là băng huyết sau sinh (41%) và nhiễm trùng hậu sản (20%).

Nguyên nhân gây tử vong mẹ

Nguyên nhân trực tiếp:

Băng huyết:

Băng huyết trước khi sinh xảy ra vào khoảng giữa tuần thứ 28 và 40 của thời kỳ mang thai, có thể do rau bong non, rau tiền đạo... .

Băng huyết trong khi sinh: thường do vỡ tử cung và tổn thương đường sinh dục,  

Băng huyết sau sinh: thường xuất hiện trong những giờ đầu sau sinh. Đây thường là kết quả do chảy máu thời kỳ sổ rau, tổn thương đường sinh dục.

Băng huyết do thủng tử cung trong nạo phá thai.      

Nhiễm trùng:

Thường dẫn đến bệnh cảnh nặng nề gây tử vong do nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng hậu sản.

Nhiễm trùng sau nạo phá thai.

Tiền sản giật nặng - Sản giật:

Bệnh nhân có thể tử vong trong bệnh cảnh phù phổi cấp, hội chứng HELLP, sản giật, băng huyết sau sinh...

Bảng: Nguyên nhân tử vong của người mẹ.

Nguyên nhân

Tỷ lệ (%)

Số người chết/năm

Băng huyết

21

111.090

Nạo thai không an toàn

14

74.060

Tăng huyết áp (sản giật)

13

68.770

Đẻ khó

8

42.320

Nhiễm trùng huyết

8

42.320

Biến chứng phụ khoa

11

74.060

Nguyên nhân gián tiếp

25

132.250

Nguyên nhân gián tiếp:

Nguyên nhân gián tiếp gây ra tử vong cho người mẹ có thể từ trước và do có thai nên là trầm trọng thêm, chiếm khoảng 15 - 20 % tỷ lệ tử vong.

Ví dụ: Bệnh tim và thai nghén, Basedow và thai nghén, đái tháo đường và thai nghén, viêm gan siêu vi cấp, thiếu máu, bệnh sốt rét, HIV/AIDS.

Tỷ lệ tử vong các bà mẹ ở các nước đang phát triển:

Trước khi sinh: 23,9 %.

Trong khi sinh: 15,5 %.

Sau khi sinh:  60,6 %.

Tử vong của trẻ sơ sinh 

Hàng năm trên toàn thế giới có 7,3 triệu thai nhi và trẻ sơ sinh chết vào những tháng cuối thai kỳ, lúc sinh và trong vòng 4 tuần sau sinh, trong đó có khoảng 3,3 triệu trẻ em chết khi mới sinh và 4 triệu chết trong giai đoạn sơ sinh và 4 triệu trẻ em khác chết trong năm đầu tiên của cuộc đời (WHO, 2005). Nguyên nhân chủ yếu là do suy hô hấp, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng.

Yếu tố ảnh hưởng 

Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong mẹ

Dân trí: thực hiện quản lý thai nghén trước sinh chưa đầy đủ; chăm sóc trước, trong và sau sinh chưa chặt chẽ; Sinh đẻ tại nhà…

Kinh tế:  Chất lượng cuộc sống không đảm bảo, dinh dưỡng kém

Mạng lưới y tế địa phương: Công tác tư vấn sức khỏe sinh sản, nạo phá thai không an toàn…

Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong trẻ sơ sinh

Bảng: Ảnh hưởng của một số bệnh của mẹ đối với trẻ sơ sinh.

Mẹ bị bệnh

Ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi và sơ sinh

Thiếu máu nghiêm trọng

Nhẹ cân, ngạt thở chết khi lọt lòng

Băng huyết

Ngạt thở, giảm lưu lượng máu, chết sau khi lọt lòng

Tăng huyết áp khi mang thai

Nhẹ cân, ngạt thở chết khi lọt lòng

Nhiễm trùng máu

Trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết

Đẻ khó

Ngạt thở, con chết khi lọt lòng, nhiễm trùng máu, thương tổn, khuyết tật

Nhiễm trùng trong khi mang thai (STDs; HIV)

 Đẻ non, sơ sinh nhiễm khuẩn mắt, mù mắt, viêm phổi. Chết ngay khi lọt lòng, nhiễm bệnh giang mai, lây truyền HIV trực tiếp từ mẹ sang con

Viêm gan

Viêm gan

Sốt rét

Nhẹ cân, đẻ non, chậm lớn

Có thai ngoài ý muốn

Phát triển nguy cơ tật bệnh do sự sỉ nhục ngược đãi và sự bất chấp

Sinh đẻ không đảm bảo vô khuẩn

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, uốn ván

Mô hình 3 chậm

Chậm quyết định tìm kiếm sự chăm sóc (nhân tố văn hoá/ kinh tế xã hội/ trình độ giáo dục).

Chậm xác định và đi đến cơ sở y tế (khả năng tiếp cận với cơ sở y tế).

Chậm tiếp nhận điều trị đầy đủ và thích hợp (chất lượng chăm sóc).

Biện pháp khắc phục 

Tăng cường quản lý thai nghén trước đẻ để tuyên truyền giáo dục vận động các bà mẹ mang thai phải được khám đầy đủ tối thiểu 3 lần.

Tăng cường chăm sóc trong khi đẻ, bắt buộc theo dõi chặt chẽ sản phụ từ khi chuyển dạ tới khi đẻ. Thực hiện vô khuẩn sản khoa nghiêm túc.

Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên khoa sản - nữ hộ sinh tại tuyến cơ sở. Tăng cường bổ sung trang thiết bị.

Giảm nạo phá thai không an toàn.

Nâng cao vị thế của phụ nữ.

Giảm tử vong mẹ có thể thực hiện được bằng cách ngăn ngừa thai nghén không mong muốn ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong khi mang thai, xử trí thích hợp với bất kỳ một biến chứng nào xảy ra.

Nâng cao kỹ năng cho nữ hộ sinh bao gồm nâng cao năng lực xử trí ban đầu các biến chứng sản khoa và cấp cứu sản khoa.

Dịch vụ cấp cứu sản khoa phải đảm bảo chất lượng phương tiện chuyển tuyến lâm sàng.

Cung cấp đầy đủ thuốc thiết yếu và trang thiết bị.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ngôi mặt trong sản khoa

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng vòng kinh không phóng noãn

Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn-RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng vô khuẩn trong sản khoa

Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn.

Bài giảng vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn đề.

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng hậu sản thường

Khi có thai, các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ sẽ trở lại tình trạng bình thường như khi không có thai. Thời gian trở về bình thường của cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời kỳ hậu sản.

Bài giảng sự chuyển dạ

Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân phát sinh những cơn co chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.

Bài giảng ung thư buồng trứng và khối u biểu bì

Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy vậy những yêu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất asbcstos, và bột talc là hai chất hoá học công nghiệp.

Bài giảng đa thai (nhiều thai)

Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.

Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai

Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.

Bài giảng đẻ khó cơ giới

Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.

Bài giảng tổn thương lành tính cổ tử cung

Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.

Bài giảng ung thư âm hộ

Âm hộ và vùng bẹn bản chất tự nhiên ẩm ướt đó là điều kiện thuận lợi để hấp thu những chất ngoại lai qua da vùng âm hộ, mức độ hấp thu phụ thuộc vào tình trạng ẩm ướt.

Bài giảng sẩy thai

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).

Bài giảng ung thư buồng trứng và thai nghén

Ung thư buồng trứng đối và thai nghén hiếm gặp do những tổn thương tại buồng trứng không gây có thai được. Sự chẩn đoán sớm thường khó khăn. Bệnh chỉ được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc có biến chứng phải mổ cấp cứu.

Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung

Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).

Bài giảng nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Đôi lúc nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Bài giảng suy thai cấp tính trong chuyển dạ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe doạ sinh mạng thai, sức khoẻ thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh.

Bài giảng sử dụng thuốc trong thời kỳ có thai

Nguy cơ của thuốc là khác nhau, tuỳ theo giai đoạn thai nghén. Nguy cơ gây dị dạng, gây độc cho thai và gây ung thư là những nguy cơ chủ yếu trong 3 tháng đầu.

Bài giảng ngôi mông trong sản khoa

Trong hai quý đầu của thai kỳ, đầu thai nhi to hơn mông nên đầu thai thường nằm phía đáy tử cung. Sang quý III, mông thai nhi phát triển nhanh và to hơn đầu.

Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa

Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.