Bài giảng tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng

2012-10-31 10:25 AM

Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình trám, nằm phía trước. Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ lam- đa () , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Thời gian: Thai nhi đủ tháng là một thai phát triển bình thường trong tử cung có thời gian từ tuần thứ 38 cho đến hết tuần thứ 41(trung bình là 40 tuần nghĩa là 280 ngày).

Hình thái học: Cấu trúcgiải phẫu gần giốngvà đầy đủ như người lớn. Cơ thể được chia làm ba phần : đầu, thân và chi. Thai nhi đủ tháng có trọng lượng từ 2500 gam trở lên. Trung bình, thai nhi Việt Nam khi đủ tháng có trọng lượng khi sinh là 3200 ± 200g, chiều dài khoảng 47-50 cm. Các chức năng sinh lý của các cơ quan của cơ thể cơ bản đã trưởng thành và có thể thích ứng với cuộc sống độc lập ngoài cơ thể mẹ sau khi sinh.

Cấu tạo giải phẫu

Cơ thể được chia làm ba phần là đầu, thân và chi trong đó đầu là bộ phận rắn nhất và quan trọng nhất khi đẻ bởi vì nếu đầu lọt qua tiểu khung và sổ ra ngoài qua eo dưới thì nói chung, vai (đại diện cho thân) và mông (đại diện cho chi) cũng sẽ qua được và sổ dễ dàng.

Cấu trúc của đầu

Đầu thai nhi có hai phần bao gồm hộp sọ và mặt. Hộp sọ lại được chia thành hai vùng :

Vùng đỉnh gồm các xương có các khớp và hội tụ của các khớp tạo nên các thóp (thóp trước và thóp sau), và các rãnh khớp cho phép các khớp xương vùng này trở thành bán động. Nhờ các đường khớp này và các thóp nên khi khó khăn, các rãnh khớp này giúp cho các xương chồng lên nhau, đầu thai thu nhỏ đường kính lại để lọt và sổ dễ dàng.

Vùng đáy sọ gồm các xương cứng, chắc không thể thu nhỏ lại được.

Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình trám, nằm phía trước. Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ  lam- đa (l) , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.

Kích thước của đầu thai nhi được thể hiện qua vòng đầu và các đường kính của đầu. Các đường kính của đầu bao gồm các đường kính ngang, đường kính trước sau và đường kính trên dưới. Kích thước của đầu  rất quan trong cơ chế đẻ.

Có 5 đường kính trước sau:

Hạ chẩm - thóp trước : 9,5cm, là đường kính lọt của ngôi chỏm cúi tốt.

Hạ chẩm - trán : 11 cm thể hiện đầu cúi vừa.

Chẩm - trán : 13 cm là đường kính của ngôi thóp trước.

Thượng chẩm - cằm : 13,5 cm là đường kính  của ngôi trán.

Có một đường kính trên - dưới:

Hạ cằm - thóp trước: 9,5 cm là đường kính lọt cho ngôi mặt, là một kiểu ngôi chỏm mà đầu ngửa tốt (ngửa tối đa).

Có hai đường kính ngang:

Lưỡng đỉnh: 9,5  cm.

Lưỡng thái dương 8 cm

Có hai vòng đầu:

Vòng đầu lớn: Qua thượng chẩm và cằm dài 34 cm.

Vòng đầu bé: Qua hạ cằm và thóp trước dài 33 cm.

Cổ của thai nhi giúp cho thai quay được dễ dàng để lựa chọn các đường kính lọt và sổ dễ dàng. Cổ thai nhi gồm các đốt sống nối tiếp nhau và chỉ chịu đựng được một lực kéo tối đa là 50 kg. Nếu bị kéo mạnh, các đốt sống cổ sẽ bị dãn, làm tổn thương đến thần kinh hoặc tuỷ, dẫn đến tử vong hoặc liệt.

Thân và chi

Đường kính lưỡng mỏm vai: 12 cm khi thu hẹp chỉ còn 9cm.

Đường kính lưỡng ụ đùi: 9 cm.

Đường kính cùng chầy : 11 cm khi thu hẹp chỉ còn 9cm, là đường kính lọt của ngôi mông.

Nói chung, phần thân và chi của thai ít quan trọng trong cơ chế đẻ, vì đầu đã xuôi (lọt và sổ) thì thân và chi cũng sẽ lọt và sổ dễ dàng.

Ứng dụng lâm sàng

Khi vòng đầu nằmg trong giới hạn bình thường thì đầu mới có thể qua được khung chậu bình thường.

Chỉ khi đầu cúi tốt, hoặc là ngửa tốt  (có đường kính lọt là 9,5cm) đầu mới lọt qua được eo trên.

Khi đường kính lưỡng đỉnh > 9,5 cm là đầu to, phải xem xét làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm hay là mổ lấy hai.

Khi đường kính lưỡng mỏm vai to, dễ gây mắc vai khi sổ vai phải dùng thủ thuật lấy vai sau.

Khi đỡ đẻ, chú ý thì kéo đầu để tránh sang chấn do chấn thương tuỷ sống và thần kinh cổ.

Chức năng sinh lý của các cơ quan

Tuần hoàn thai nhi

Tim có 4 buồng nhưng hai tâm nhĩ thông với nhau qua lỗ Botal.

Ống động mạch là cầu nối (shunt) động mạch chủ và động mạch phổi.

Từ động mạch hạ vị có hai động mạch rốn đi đến bánh rau để trao đổi chất dinh dưỡng và oxy.

Tĩnh mạch rốn từ bánh rau đưa máu nhiều chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi.

Máu giàu chất dinh dưỡng và oxy từ bánh rau, qua ống Arantius đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, trộn lẫn với máu tĩnh mạch từ nửa dưới cơ thể đổ vào tâm nhĩ phải, qua lỗ Botal sang tâm nhĩ trái.

Máu từ tâm nhĩ đến tâm thất phải rồi vào động mạch phổi, qua ống động mạch sang động mạch chủ và đi khắp cơ thể.

Bộ máy hô hấp

Phổi hầu như chưa hoạt động mặc dù đã có những động tác thở. Các phế nang và tiểu phế quản chứa đầy nước, nhưng khi thai sinh ra, các chất dịch trong phế nang và tiểu phế quan nhanh chóng tiêu đi và  chất surfactant (chất căng bề mặt) làm cho các phế nang không bị xẹp lại khi có nhịp thở đầu tiên khi ra đời.

Sự trao đổi chất được thực hiện qua bánh rau.

Bộ máy tiêu hoá

Bộ máy tiêu hoá đã hoàn chỉnh nhưng chưa hoạt động, năng lượng cung cấp cho thai nhi phát triển đều được hấp thu qua bánh rau. Trong ruột thai nhi có một ít tế bào niêm mạc đường tiêu hoá bong ra, sắc tố mật và muối mật do gan bài tiết và các dịch nhầy do các tuyến đường tiêu hoá tiết ra, tạo nên một chất đặc quánh là phân su.

Bộ máy tiết niệu

Các cầu thận đã xuất hiện từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 35, khi đủ tháng đã phát triển  hoàn chỉnh, lưu lượng máu qua các cầu thận rất ít chỉ để duy trì mức lọc tối thiểu vì bánh rau đảm nhiệm chức năng bài tiết nên thai vẫn sống và phát triển bình thường.

Hệ nội tiết

Hình thành rất sớm, bài tiết một số hormon tham gia vào chuyển hoá của cơ thể. Cơ quan sinh dục đã hoàn chỉnh nhưng chưa hoạt động

Hệ thần kinh

Não đã hoàn chỉnh nhưng các nếp nhăn ở vỏ não ít chứng tỏ các tế bào não chưa phát triển nên thai nhi chịu đựng mức độ thiếu oxy cao hơn  Tuỷ sống  được giải phóng nên cử động tự do nhiều.

Trung tâm điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên khi sinh ra dễ bị biến loạn về thân nhiệt.

Phần phụ đủ tháng

Bánh rau

Cấu tạo giải phẫu: Bánh rau tròn giống như một cái đĩa, có hai mặt, một mặt úp vào lớp cơ tử cung còn mặt kia trông vào buồng ối có nội sản mạc bám vào. Bánh rau có đường kính khoảng 15-20 cm và được chia ra khoảng 15- 20 múi, mỗi múi được phân cách rõ ràng bằng các rãnh nhỏ. Bánh rau dầy từ trong trung tâm (khoảng 2-3 cm) và mỏng dần ra mép bánh rau (0,5cm).

Cấu tạo mô học:

Là sự kết hợp vùng ngoại sản mạc nơi rau bám dầy lên hình thành ba lớp : lớp đáy, lớp đặc và lớp xốp để tạo thành các sản bào và hồ huyết.

Là vùng trung sản mạc phát triển mạnh, dầy lên hình thành bánh rau.

Có hai loại gai rau:

Gai bám nóc có nhiệm vụ treo giữ  các múi rau.

Gai dinh dưỡng là những gai rau tự do nằm trong các hồ huyết. Trong lòng các gai rau này có các mạch máu làm nhiệm vụ dinh dưỡng.

Bề mặt những gai rau này có lớp hội bào thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất và oxy giữa thai với máu mẹ.

Chức năng của bánh rau:

Thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất chuyển hoá và oxy giữa thai với máu mẹ.

Chức năng nội tiết: Chế tiết hCG và một số steroid khác để tham gia vào quá trình duy trì và giúp thai phát triển.

Chức năng bảo vệ:

Ngăn cản một số mầm bệnh, không cho qua màng rau sang thai nhi để gây bệnh.

Ngăn cản một số thuốc có phân tử lượng lớn tránh gây độc cho thai.

Đưa kháng thể từ mẹ sang con để chống lại sự nhiễm khuẩn.

Các màng rau

Có ba màng rau là nội sản mạc, trung sản mạc và ngoại sản mạc.

Ngoại sản mạc: Phát triển không đều, phần ngoài mỏng. Phần rau bám phát triển rất mạnh tạo thành lớp đáy, lớp đặc và lớp xốp (là ranh giới bánh rau bong ra).

Trung sản mạc bao bọc và dính chặt với nội sản mạc. Phần phát triển mạnh nhất trở thành bánh rau.

Nội sản mạc là màng trong cùng bao bọc buồng ối.

Dây rốn

Dây rốn (còn gọi là cuống rốn), dài từ 45-60 cm, một đầu bám vào rốn thai nhi, còn đầu kia bám vào bánh rau (thường là ở giữa), giống như một ống thông nối hai đầu giữa bánh rau và bụng thai nhi.

Trong dây rốn có hai động mạch rốn (mang máu các chất đã chuyển hoá từ thai đến bánh rau) và một tĩnh mạch rốn (mang máu giàu oxy và năng lượng từ bánh rau) đến nuôi dưỡng thai nhi.

Trong cuống rốn có thạch Wharton, một chất nhầy trong, nuôi dưỡng các mạch máu của dây rốn.

Nước ối

Thể tích bình thường từ 500 –1000ml.

Thành phần: 95% là nước, muối khoáng , glxit, lipit, hormon, các men vàcó pH kiềm.

Nước ối đựơc sinh ra từ nước tiểu của thai nhi, qua da, phế quản, từ màng rụng của người mẹ. Nước ối cũng được tiêu đi do thai nuốt hoặc thấm qua các màng nên nước ối luôn được đổi mới, cứ ba giơ nước ối lại được đổi mới một lần.

Chức năng của nước ối là bảo vệ thai nhi khôngbị sang chấn, đẽ cử động nên dễ bình chỉnh tốt trong tử cung. Khi thành lập đầu ôí sẽ nong và góp phần làm mở cổ tử cung.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng ung thư buồng trứng và thai nghén

Ung thư buồng trứng đối và thai nghén hiếm gặp do những tổn thương tại buồng trứng không gây có thai được. Sự chẩn đoán sớm thường khó khăn. Bệnh chỉ được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc có biến chứng phải mổ cấp cứu.

Bài giảng vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn đề.

Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.

Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa

Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.

Bài giảng rau tiền đạo

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.

Bài giảng biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo, đưa hai ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa hai ngón tay cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt.

Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Bài giảng các phương pháp đình chỉ thai nghén

Đình chỉ thai là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện trong điều kiện đảm bảo và do cán bộ y tế đủ trình độ đảm trách. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp đình chỉ thai nghén nên thực hiện ở các tuyến y tế có đủ điều kiện, nhằm giảm các tai biến có thể xảy ra.

Bài giảng đẻ non

Tất cả những thuốc này chỉ có thể kéo dài thời gian mang thai trong một khoảng thời gian hạn chế từ 2 đến 7 ngày, đây là khoảng thời gian để sử dụng steroid.

Bài giảng song thai (thai đôi)

Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng ung thư vú

Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

Bài giảng ngôi mặt trong sản khoa

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Bài giảng triệt sản nam nữ

Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.

Bài giảng rong kinh rong huyết tiền mãn kinh

Nhiều khi gọi tắt là rong kinh tiền mãn kinh. Thực ra, có thể ban đầu là rong kinh, về sau huyết ra kéo dài, chảy máu không còn theo cơ chế kinh nguyệt nữa mà do thương tổn (viêm) ở niêm mạc tử cung và là rong huyết.

Bài giảng sử dụng thuốc trong thời kỳ có thai

Nguy cơ của thuốc là khác nhau, tuỳ theo giai đoạn thai nghén. Nguy cơ gây dị dạng, gây độc cho thai và gây ung thư là những nguy cơ chủ yếu trong 3 tháng đầu.

Bài giảng sa sinh dục

Sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.

Bài giảng tư vấn đình chỉ thai nghén

Duy trì tư vấn bằng giao tiếp bằng lời và không lời một cách tích cực và hiệu quả. Luôn có thái độ nhẹ nhàng, cảm thông và động viên để tăng cường sự hợp tác của khách hàng khi tiến hành thủ thuật.

Bài giảng chẩn đoán thai nghén

Nghén: Là sự thay đổi của người phụ nữ do tình trạng có thai gây nên. Nghén được biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiết nước bọt, thay đổi về khứu giác, vị giác, tiết niệu, thần kinh và tâm lý.

Bài giảng đa thai (nhiều thai)

Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Bài giảng bệnh lành tính của vú

Các bệnh về vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám chữa bệnh thường muộn. Nêu người phụ nữ tự phát hiện được và điều trị sớm thì kết quả tốt.

Bài giảng chẩn đoán dị dạng trước sinh

Trong gia đình có người bị mắc bệnh di truyền, đặc biệt lưu ý các bệnh di truyền liên quan đến giới tính, bệnh lý chuyển hoá và một số tình trạng thiếu hụt miễn dịch di truyền.

Bài giảng sẩy thai

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).