Bài giảng tia xạ và thai nghén

2014-11-24 08:06 PM

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ảnh hưởng của tia X lên thai nghén

Năm 1936, người ta sử dụng tia X để gây sẩy thai. Sau đó phương pháp này đã bị bỏ rơi vì hiệu quả không cao. Đã từ lâu người ta biết tia X gây ra các dị dạng cho thai.

Ảnh hưởng của tia X lên thai nghén có thể chia ra 3 loại:

Gây dị dạng ngay tức thì.

Gây ra các bệnh cho trẻ như ung thư, bệnh bạch cầu.

Gây đột biến thể nhiễm sắc.

Mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nghén phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

Tuổi thai khi bị tác động bởi tia X.

Liều lượng tia X mà thai nhận được.

Tác động của tia X tuỳ theo tuồi thai

Người ta chia ra 3 giai đoạn khác nhau: giai đoạn từ khi thụ thai đến lúc làm tổ, giai đoạn sắp xếp tổ chức và giai đoạn hoàn chỉnh tổ chức.

Giai đoạn từ lúc thụ thai đến khi làm tổ: tuyệt đại đa số trường hợp là thai bị chết. Rất hiếm khi tia X có thể gây ra các dị dạng lớn của hệ thần kinh trung ương. Không thể xác định được ngưỡng của liều gây bệnh.

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X, bởi vì các cơ quan đang được hình thành, các tế bào nhân lên rất nhanh chóng. Trong giai đoạn này, một liều lượng nhỏ tia X có thể gây ra nhiều dị dạng ở hệ thống thần kinh trung ương, ở mắt, ở bộ phận xương, ở cơ quan sinh dục, tim mạch. Thai có thể bị chết trong 1/3 số trường hợp.

Giai đoạn hoàn thành tổ chức: tia X không còn gây ra dị dạng lớn, nhưng có thể gây ra thiểu năng tinh thần, rối loạn hành vi, gây đột biến nhiễm sắc thể, nhất là ở tế bào mầm sinh dục gây ảnh hưởng cho thế hệ sau. Ngoài ra còn có thế gây ra các bệnh sau này cho trẻ như ung thư, leucemi.

Tác động của tia X tuỳ theo liều lượng

Nguy cơ gây dị dạng: trên 50 Rad chắc chắn gây dị dạng. Dưới 5 Rad hầu như không có nguy cơ gây dị dạng. Với cùng một liều tia X, nguy cơ dị dạng càng lớn khi tuối thai càng bé.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy với một liều thấp 0,2 Rad (hay 200 mRad) làm tỉ lệ ung thư sau này tăng lên 50%, với liều 3 Rad làm tỉ lệ ung thư máu tăng gấp đôi.

Lượng tia X thai nhận được khi áp dụng X quang chẩn đoán

Thai không nằm trong trường chiếu tia xạ

Trong trường hợp này, thai nhận một lượng tia X ít hơn khoảng 100 lần so với trường hợp thai nằm trong trường chiếu xạ.

Chụp Xquang ở vùng sọ, cột sống cổ, chi có tấm chắn bụng ước tính thai sẽ nhận dưới 10 mRad cho mỗi phim, trừ chụp đùi, thai có thể nhận 100 mRad cho mỗi phim. Chụp tim phổi, thai có thể nhận từ 5-25 mRad. Thai to sẽ nhận nhiều hơn vì khi đó thai đã nằm cao lên hơn.

Tóm lại khi thai không nằm trong trường chiếu xạ và bụng được bảo vệ bằng tấm chắn thì lượng tia X mà thai nhận được có thê bỏ qua.

Thai nằm trong trường chiếu tia xạ

Thai sẽ nhận một lượng tia X rất lớn, càng tăng lên nếu chụp càng nhiều phim. Mỗi phim chụp có thể làm cho thai nhận từ 100 - 400 mRad. Chụp tử cung vòi trứng làm cho thai nhận tia X nhiều nhất.

Nếu dùng đồng vị phóng xạ với mục đích chẩn đoán hay để điều trị, thai nhận 50 mRad với điều kiện thời gian bán huỷ dưới 10 ngày.

Phương pháp chẩn đoán Xquang

Trung bình

Tối thiểu

Tối đa

Chụp tử cung - vòi trứng

Chụp đo khung chậu

Chụp bụng không chuẩn bị

UIV

Chụp khung đại tràng

Chụp háng, đầu trên xương đùi

Chụp cột sống thắt lưng

Chụp vú

Chụp cẳt lớp bụng và khung chậu

1270

620

300

590

870

240

410

< 20

1670

200

160

110

50

20

53

20

6700

4000

1600

4000

9200

1000

2900

Chú thích:     1 Gy = 1 Gray = 100Rad

        1 cóy = 0,01 Gy = 1 Rad

        1 Rad = 100mRad

Thái độ xử trí đối vối một thai phụ bị chiếu xạ

Nếu thai phụ đã có con, chúng ta nên khuyên đình chỉ thai nghén.

Nếu thai phụ chưa có con, rất mong con, thì chúng ta phải căn cứ vào nhiều yếu tố đế có quyết định:

Tuổi thai khi đến khám.

Tuổi thai khi bị chiếu tia xạ.

Liều lượng tia xạ bị chiếu.

Đối với thai dưới 12 tuần, thủ thuật đình chỉ thai nghén tương đối dễ dùng. Nếu liêu chiêu tia xạ từ 1,5 Rad trở lên, chỉ định đình chỉ thai nghén là bắt buộc.

Đôi với thai trên 12 tuân, liêu chiếu tia xạ từ 5 Rad trở lên thì bắt buộc phải đình chỉ thai nghén.

Đê đê phòng nguy cơ chiếu xạ cho thai, tất cả các thăm khám Xquang đều phải thực hiện trong 10 ngày đầu của vòng kinh cho tất cả phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh đẻ, trừ trường hợp cấp cứu.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng sinh lý kinh nguyệt

Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc.

Bài giảng nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Đôi lúc nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Bài giảng sốt rét và thai nghén

Sốt rét là một bệnh nguy hiểm đặc biệt là sốt rét ác tính, vì nó đe dọa tính mạng của sản phụ và thai nhi. Người ta nhận thấy tiên lượng thường xấu đối với người có thai con so bị bệnh sốt rét ác tính.

Bài giảng vỡ tử cung

Vỡ tử cung không hoàn toàn (còn gọi vỡ tử cung dưới phúc mạc): Tổn thương từ niêm mạc đến rách cơ tử cung nhưng phúc mạc còn nguyên, thường gặp vỡ ở đoạn dưới.

Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.

Bài giảng chăm sóc và quản lý thai nghén

Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô

Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ

Những nét cơ bản của môn sản phụ

Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.

Bài giảng Sarcoma tử cung

Sarcoma tử cung thì hiếm, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa.

Bài giảng ung thư vú

Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

Bài giảng rong kinh rong huyết tuổi sinh đẻ

Kinh nhiều so với kinh nguyệt bình thường, hay kèm theo với rong kinh. Nếu huyết ra nhiều quá, trên 200ml/ngày, ảnh hưởng tới toàn trạng, mạch nhanh, huyết áp tụt thì gọi là băng kinh.

Bài giảng u xơ tử cung

Ở ngay khối u, niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng nhất là đối với polyp thò ra ngoài cổ tử cung bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng, toàn thân suy sụp.

Bài giảng bệnh tim và thai nghén

Sau đẻ lưu lượng tim trở lại bình thường trong thời kỳ hậu sản. Lưu lượng tim tăng do nhu cầu tiêu thụ oxy cho mẹ (vú, tử cung), cho thai và phần phụ của thai. Khối lượng máu tăng, nên lưu lượng máu phải tăng theo.

Bài giảng đau bụng kinh (thống kinh)

Thống kinh là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.

Bài giảng rong kinh rong huyết

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.

Bài giảng suy thai cấp tính trong chuyển dạ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe doạ sinh mạng thai, sức khoẻ thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh.

Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai

Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.

Bài giảng chửa ngoài tử cung

Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.

Bài giảng sốc trong sản khoa

Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng, mệt mỏi

Bài giảng chẩn đoán ngôi thế kiểu thế

Thai được bao bọc bởi một khối lượng nước ối lớn. Thai nằm trong buồng tử cung theo tư thế  đầu cúi gập, lưng cong, chi trên gấp trước ngực, chi dưới gấp trước bụng.

Bài giảng ngôi trán trong sản khoa

Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.

Bài giảng đẻ khó cơ giới

Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.