Bài giảng tăng huyết áp trong thời kỳ có thai và tiền sản giật

2012-11-01 12:51 PM

Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: Dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây. Cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa tăng huyết áp trong thời kỳ có thai

Là tăng huyết áp xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và mất đi chậm nhất là 6 tuần sau đẻ, có thể kèm theo protein niệu hoặc phù hoặc cả hai. Bệnh được gọi là tiền sản giật hoặc sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật và kết thúc bằng hôn mê).

Cách xác định tăng huyết áp trong thời kỳ có thai

Đối với những thai phụ không biết trước con số huyết áp của mình

Nếu huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và đo 2 lần cách nhau 2 giờ mà con số huyết áp từ 140/90 trở lên, được gọi là tăng huyết áp.

Đối với những thai phụ biết trước con số huyết áp

Nếu huyết áp tâm thu tăng thêm 30 mmHg và huyết áp tâm trương tăng thêm 15 mmHg thì được coi là tăng huyết áp.

Tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có đặc điểm:

Có thể tăng cả con số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Có thể chỉ tăng huyết áp tâm thu hoặc chỉ tăng huyết áp tâm trương.

Con số huyết áp trở lại bình thường chậm nhất là 6 tuần sau khi sản phụ sinh con.

Huyết áp có thể tăng và thay đổi theo nhịp sinh học.

Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có 3 triệu chứng chính là:

Tăng huyết áp (cách tính như trên).

Phù: Có đặc điểm phù mềm, ấn lõm, trắng. Cần phải cân trọng lượng thai phụ khi thấy tăng trên 500 g/1tuần hoặc 2250 g/tháng.

Protein niệu: Khi Protein niệu được xem là (+) khi lượng Protein trong nước tiểu ³ 0,3 g/ lit /24giờ hoặc Protein niệu  ³ 0,5 g/lit ở mẫu thử nước tiểu ngẫu nhiên. Lượng Protein niệu càng cao thì phù càng nhiều và bệnh càng nặng.

Các dấu hiệu khác:

Bệnh nhân có thể có kèm theo các dấu hiệu khác như:

Dấu hiệu thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Đau vùng thượng vị: Trong trường hợp nặng, đó là do bao gan bị căng.

Thiếu máu.

Da xanh do thiếu máu.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Protêin niệu (đã trình bày phần trên).

Axit uric tăng cao trong thể nặng.

Urê và crêatinin huyết thanh có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.

Các enzyme của gan có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.

Số lượng tiểu cầu có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.

Bilirubin huyết thanh bình thường, nhưng tăng cao trong thể nặng.

Doppler động mạch rốn thai nhi biến đổi, trong trường hợp nặng, tốc độ dòng tâm trương trong máu động mạch rốn bằng 0.

Siêu âm: Lượng nước ối thường ít, thai kém phát triển.

Theo dõi nhịp tim thai bằng Monitoring sản khoa:  nhịp tim thai có thể bình thường hoặc “nhịp phẳng” trong trường hợp bệnh nặng. Để đánh giá tình trạng thai nhi trong tử cung có thể kết hợp với  “Test đả kích” như vê núm vú hoặc truyền oxytocin... sẽ thấy nhịp tim thai biến đổi, biểu hiện của suy thai mạn tính và đáp ứng của thai nhi rất kém đối với các kích thích được tạo ra từ các phương tiện thăm dò.

Tất cả những dấu hiệu trên là triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật nhẹ  (nếu như kèm theo các dấu hiệu  của tăng huyết áp từ 160/110 mmHg trở lên ; Protêin niệu từ 3 g/l trở lên kết hợp với phù và các xét nghiệm hoá sinh tăng cao biểu hiện của suy gan, suy thận, suy tim...Đặc biệt là khi bộ 3 các triệu chứng cận lâm sàng xuất hiện đó là: Bilirubin huyết thanh tăng cao trên 1,2 mg/DL; các enzyme của gan (SGOT, SGPT) tăng cao trên 70 UI/l và số lượng tiểu cầu dưới 100.000 / mm3 máu tạo nên bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng HELL (Hemolisio Eluated liver Low Platelets). Một thể tiền sản giật rất nặng mà đa số các tác giả cho rằng phải đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.

Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: Dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây. Cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén; Viêm thận mạn tính và thai nghén; Phù do các bệnh về tim mạch.

Những biến chứng do tiền sản giật gây ra

Biến chứng gây cho mẹ

Sản giật.

Rau bong non.

Suy gan.

Suy thận.

Phù phổi.

Chảy máu.

Viêm thận mạn tính.

Biến chứng cho con

Chết lưu trong tử cung.

Thai kém phát triển.

Đẻ non.

Chết ngay sau đẻ.

Thái độ xử trí

Điều dưỡng

Nghỉ ngơi, ăn đủ Prôtêin, hạn chế muối, đề phòng cơn sản giật.

Thuốc

Hạ áp: Aldomet, Hydralefin, Trandat...

Lợi tiểu: Chỉ dùng khi lượng nước tiểu < 800 ml/24 giờ.

An thần: Seduxen.

Kháng sinh:

Magie Sunphat: 2 - 4 g/ngày. Nếu tiền sản giật nặng có thể tăng lên 12 g/ngày. Phải theo dõi biến chứng của Magie sunphat:  Phản xạ đầu gối, nhịp thở...giải độc bằng canxi gluconat tiêm tĩnh mạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng Sarcoma tử cung

Sarcoma tử cung thì hiếm, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa.

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung

Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).

Bài giảng vô kinh (không hành kinh)

Theo định nghĩa, vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian quy định. Thời gian ấy là 18 tuổi đối với vô kinh nguyên phát, là 3 tháng nếu đã từng hành kinh đều, hoặc 6 tháng nếu đã từng hành kinh không đều trong tiền sử, đối với vô kinh thứ phát.

Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.

Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.

Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nam giới

Vai trò của nhân viên y tế là cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về những thuận lợi, bất lợi cũng như cách sử dụng của mỗi phương pháp

Bài giảng đau bụng kinh (thống kinh)

Thống kinh là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.

Bài giảng sinh lý phụ khoa

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu tất cả những vấn đổ có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ.

Bài giảng song thai (thai đôi)

Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.

Bài giảng u nang buồng trứng và thai nghén

Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu.

Bài giảng thai chết lưu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.

Bài giảng u nang buồng trứng

Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

Bài giảng rong kinh rong huyết tiền mãn kinh

Nhiều khi gọi tắt là rong kinh tiền mãn kinh. Thực ra, có thể ban đầu là rong kinh, về sau huyết ra kéo dài, chảy máu không còn theo cơ chế kinh nguyệt nữa mà do thương tổn (viêm) ở niêm mạc tử cung và là rong huyết.

Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa

Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng phù phổi cấp trong sản khoa

Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tim trong đó điển hình nhất là hẹp van 2 lá với biến chứng chủ yếu của nó là phù phổi (70-90%). Hẹp càng khít bệnh càng nặng và biến chứng càng nhiều.

Bài giảng HIV AIDS và thai nghén

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus - HIV) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (gọi tắt là hội chứng AIDS - Acquired Immuno Deficiency Syndrom) là một bệnh lây truyền.

Bài giảng chảy máu trong 6 tháng đầu của thời kỳ thai nghén

Chảy máu âm đạo trong thời gian này là triệu chứng thường hay gặp, do nhiều nguyên nhân dẫn đến, đòi hỏi các bác sỹ phải chẩn đoán được nguyên nhân để kịp thời xử trí, vì có những trường hợp chúng ta phải can thiệp để giữ thai.

Bài giảng u nguyên bào nuôi

Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Bài giảng vô sinh

Bình thường sau một năm chung sống khoảng 80 – 85% các cặp vợ chồng có thể có thai tự nhiên. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 – 15 % các cặp vợ chồng.

Bài giảng giác hút sản khoa

Trên thế giới việc đánh giá lợi ích và tác dụng của giác hút có nhiều điểm khác nhau, nên tình hình sử dụng cũng khác nhau. Ớ Bắc Mỹ giác hút ít được sử dụng.

Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa

Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.

Chăm sóc trẻ nhẹ cân non tháng

Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ nhẹ cân và thiếu tháng cũng không có cơ hội để sống, cái chết của trẻ thấp cân và đẻ non luôn là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ và gia đình.